Nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học bướm ngày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng bướm ngày (rhopalocera) tại xã cổ lũng, huyện bá thước thuộc khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, thanh hóa​ (Trang 67 - 69)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.5.2. Nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học bướm ngày

Tính đa dạng sinh học bị suy thoái do 2 nguyên nhân chính là các hiểm họa tự nhiên và do con người. Những ảnh hưởng do con người gây ra chủ yếu làm suy giảm hoặc làm suy thoái và hủy hoại cảnh quan trên diện tích rộng. Việc khai thác quá mức các loài phục vụ cho nhu cầu của con người.

* Phá hủy nơi sống: rừng nguyên sinh, rừng nhiệt đới bị phá hoại. Phá

hủy nơi sống hay sinh cảnh sống của loài là mối đe dọa chính với mất mát đa dạng sinh học. Mất nơi cư trú được coi là nguy cơ đầu tiên làm cho các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng, phần lớn cư trú nguyên thủy là rừng, nạn phá rừng đã xảy ra mạnh mẽ ở tất cả các nơi và tốc độ mất rừng diễn ra quá nhanh. Đới với các loài bướm, việc sinh cảnh rừng tự nhiên bị phá hủy làm mất môi trường thích hợp của một số loài trong họ bướm rừng, các loài thực vật khai thác hoặc suy giảm số lượng cũng làm thiếu nguồn thức ăn, nơi cư trú, nơi sinh sản của loài bướm

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông có nhiều người dân bản địa sinh sống, tập tục phá rừng làm nương hay săn bắn trong rừng vẫn còn tồn tại. Tuy đã thành lập ban quản lý rừng để bảo vệ nhưng khó có thể ngăn chặn được hoàn toàn các hành vi khai thác trái phép trong khu bảo tồn.

* Các sinh cảnh bị chia cắt và bị cách ly

Khu Bảo tồn thiên nhiên Phù luông là một phần của của dãy núi đá vôi Pù Luông – Cúc Phương, thung lũng ở giũa chia cách (đường 15C chạy xuyên

suốt khu Bảo tồn). Dãy núi đá vôi lớn chính là chướng ngại vật tự nhiên chia cắt sinh cảnh của các loài bướm.

Hiện nay, nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế xãnh và sạch, khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông đã xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái – môi trường. Tuy đem lại hiệu quả kinh tế tốt nhưng gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của sinh vật trong rừng.

- Ngoài việc đe dọa trực tiếp các hoạt động của con người gây sự phân cách, các sinh cảnh hoạt động này đã gây ảnh hưởng đến tính đa dạng sinh học. Khi các sinh cảnh bị chia nhỏ, các loài trong đó cũng bị chia nhỏ và cách ly với các nhóm cá thể khác. Sự chia cắt này đã tạo nên những nhóm quần thể sinh vật có số lượng sinh vật quá nhỏ và tạo ra các mô hình địa lý sinh hoạt đảo. Mảng sinh cảnh bị tách ra giống như một hòn đảo giữa biển và hiểm họa tuyệt chủng của các loài diễn ra với xác xuất cao do ức chế sinh sản và tác động bìa.

- Việc chia cắt các sinh cảnh bởi sự xen lẫn về nơi ở của con người làm tăng khả năng tiếp xúc của các loài hoang dại vốn thường có khả năng miễn dịch đối với các mầm bệnh mới rất thấp.

* Ô nhiễm: suy thoái đa dạng sinh học còn bị đe dọa bởi sự ô nhiễm

môi trường sống. Nguyên nhân của sự ô nhiễm môi trường sống rất khác nhau: rác thải sinh hoạt hoặc từ khu du lịch, rác thải từ thuốc bảo vệ thực vật do người dân làm nương rẫy,..

- Thuốc trừ sâu là nhân tố gây ô nhiễm nặng nề và được khuyến cáo tử năm 1962. Việc sử dụng thuốc trừ sâu để diệt các loài côn trùng gây hại cho cây trồng đã gây nhiều tổn hại với các quần thể sinh vật khác cùng sống trong môi trường. Việc sử dụng thuốc trừ sâu thường phải tăng nồng độ theo thời gian do các sinh vật gây hại bị nhờn hóa chất và giết hại nhiều loại sinh vật có

ích mà còn gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm các yếu tố khác trong môi trýờng sống của con ngýời.

Rác thải gây ô nhiễm chủ yếu là rác thải hữu cơ do chăn nuôi và rác thải nhựa do các hoạt động du lịch trong khu Bảo tồn. Các hành vi gây ô nhiễm này hoàn toàn có thể được dừng lại nhờ vào việc nâng cao ý thức của người dân cũng như khách du lịch.

* Khai thác quá mức: đây là nguyên nhân xếp thứ 2 trong sự suy thoái

đa dạng sinh học sau nguyên nhân nơi sống bị phá hủy. Để thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống con người đã thường xuyên khai thác kiệt quệ các nguồn tài nguyên. Việc khai thác quá mức của con người ước tính đã gây nguy cơ tuyệt chủng cho 1/3 những loài động vật có xương sống. Đặc biệt trong những năm gần đây khi thị trường thương mại được mở rộng nhu cầu con người tăng lên.

Bên cạnh việc khai thác rừng làm nương, săn bắn thú rừng theo tập tục sinh hoạt của người dân bản địa. Tại khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, nạn phá rừng, khai thác rừng trái phép vẫn xảy ra, do lực lượng kiểm lâm mỏng và thưa. Vì vậy, cầng nâng cao kinh tế, giảm thiểu áp lực vào rừng, tăng cường công tác bảo vệ và bảo tồn.

* Biến đổi khí hậu: là vấn đề hot trên toàn thế giới, do nó tác động đến

hệ sinh quyển của cả trái đất, cần có sự chung tay kết hợp của tất cả các quốc gia để khắc phục điều này. Đối với khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Mát, biến đổi khí hậu sẽ làm ảnh hưởng đến đời sống sinh vật, đặc biệt là côn trùng. Vì vậy, cần nâng cao cảnh giác đối với các hiện tượng thời tiết cực đoan, cũng như xây dựng phương án thích nghi, giảm thiểu hậu quả do biến đổi khí hậu gây nên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng bướm ngày (rhopalocera) tại xã cổ lũng, huyện bá thước thuộc khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, thanh hóa​ (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)