Biên bản lấy mẫu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh trưởng, năng suất và chất lượng giống địa hoàng (rehmannia glutinosa) trồng tại hà giang, phú thọ, vĩnh phúc (Trang 53 - 55)

STT Tên mẫu Số lƣợng mẫu Ngƣời thu mẫu Địa điểm 1

2 3

- Xử lý và bảo quản mẫu:

Hàng ngày, các mẫu thu cần đƣợc đeo nhãn ngay. Trên mỗi nhãn cần ghi chép:

– Số hiệu mẫu.

– Địa điểm và nơi lấy (tỉnh, huyện, xã, mọc ven suối, thung lũng, sƣờn hay đỉnh núi hoặc đồi,…).

– Ngày lấy mẫu.

– Đặc điểm quan trọng: cây gỗ hay dây leo, độ cao, màu sắc lá, hoa, quả, lông, gai, mùi vị,…

– Ngƣời lấy mẫu.

Khi ghi phải dùng bút chì mềm, tuyệt đối không dùng bút bi, bút mực để tránh bị mất khi ngâm tẩm về sau.

Sau khi đã đeo nhãn, các mẫu cần đƣợc xử lý. Sử dụng phƣơng pháp xử lý mẫu ƣớt nhƣ sau:

Khi không có thời gian và điều kiện làm mẫu ngay trong ngày, sau khi đã xử lý mẫu xong, không dùng cặp mắt cáo để ép mẫu hoặc chỉ ép trong một thời gian ngắn sao cho chúng đủ thời gian ổn định vị trí và sau đó bỏ cặp, dùng giấy báo bọc ngoài rồi bó chặt lại và cho các bó mẫu đó vào túi polyetylen cỡ lớn. Mỗi túi lớn có thể chứa nhiều bó mẫu. Dùng cồn đổ cho thấm ƣớt các tờ báo và buộc chặt lại để chuyển về nơi có điều kiện sấy khô.

Tiếp theo là làm nhãn mẫu:

Nhãn là ghi lại một cách ngắn gọn hồ sơ của mẫu để làm cơ sở cho các nhà nghiên cứu phân loại, sinh thái, địa lý thực vật, sinh hóa phân loại, di truyền phân loại… trong quá trình nghiên cứu. Một công trình đầy đủ, chính xác và nghiêm túc về sinh học nhƣ trên đã nói phải thông báo đầy đủ những thông tin đƣợc ghi trong nhãn. Đây là một bộ phận quan trọng của mẫu lƣu giữ vĩnh viễn nó có giá trị nhƣ các tập hồ sơ của các phòng tổ chức.

Nhãn thƣờng có hình chữ nhật kích thƣớc khoảng 7 x 10 cm giấy trắng dai, viết bằng tay hay đánh máy thƣờng đƣợc in sẵn và dán ở góc dƣới, bên phải:

+ Số hiệu mẫu (No):

+ Tên phổ thông (Common name): + Tên Khoa học (Scientific name): + Tên họ (Family name):

+ Ngƣời thu mẫu (Leg. = Legit): + Ngày thu mẫu:

+ Địa điểm thu mẫu:

Ngoài ra một số nhãn khác thƣờng bé hơn độ 3 x 10cm đƣợc dán kèm theo ở phía trên hay bên cạnh ghi những thay đổi do các chuyên gia viết về sau, khi kiểm tra mẫu, có thể sửa đổi tên khoa học cho cập nhật hoặc thay lại tên khoa học cũ bằng một tên mới sau khi kiểm tra lại đã có sẵn trong đó ghi cả họ và tên ngƣời kiểm tra và ngày kiểm tra. Nếu mẫu đã có tên đúng thì

chuyên gia kiểm tra cần dán thêm một nhãn con ghi đủ tên và ngày tháng và ở giữa ghi dấu “!” để khẳng định tên trong mẫu là đúng. Trên bìa mẫu cũng có những nhãn chỉ ra ngƣời đã lấy hạt phấn hay các bộ phận khác để nghiên cứu tế bào hay sinh hóa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh trưởng, năng suất và chất lượng giống địa hoàng (rehmannia glutinosa) trồng tại hà giang, phú thọ, vĩnh phúc (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)