Đánh giá hàm lƣợng Catalpol ở3 vùng sinh thái

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh trưởng, năng suất và chất lượng giống địa hoàng (rehmannia glutinosa) trồng tại hà giang, phú thọ, vĩnh phúc (Trang 87 - 91)

Bảng 3. 13. Đánh giá hàm lƣợng Catalpol ở 3 vùng sinh thái

Đơn vị tính: (%)

Vĩnh Phúc Phú Thọ Hà Giang

Hình 3. 13. Củ Địa hoàng tại 3 vùng sinh thái để nghiên cứu hàm lƣợng Catalpol hàm lƣợng Catalpol

- Tóm lại:

Qua bảng số liệu phân tích có thể thấy giống có hàm lƣợng catapol cao. Bên cạnh đó giống ở Hà Giang có tiềm năng sinh trƣởng mạnh, thích ứng tốt với các vùng sinh thái, năng suất cao và ổn định. Căn cứ kết quả nghiên cứu, giống Địa hoàng có thể mở rộng sản xuất ở các tỉnh nhƣ Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Hà Giang. Qua bảng số liệu phân tích có thể thấy giống Địa hoàng tại Hà Giang có hàm lƣợng catapol cao hơn hẳn. Bên cạnh đó giống Địa hoàng tại Hà Giang có hàm lƣợng catalpol cao nhất do sinh trƣởng và năng suất cao hơn so với Phú Thọ và Vĩnh Phúc.

3.5. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất giống Địa hoàng

3.5.1. Ảnh hưởng của thời gian sinh trưởng của cây Địa hoàng tới chất lượng của củ giống

Thời gian sinh trƣởng của ảnh hƣởng tới năng suất cây trồng nói chung và cây Địa hoàng nói riêng. Kết quả đánh giá ảnh hƣởng của thời gian sinh trƣởng đến năng suất củ Địa hoàng (nhất là Địa hoàng làm giống) thu đƣợc kết quả thể hiện ở bảng 3.14:

Bảng 3. 14. Ảnh hƣởng của thời gian sinh trƣởng của cây Địa hoàng tới năng suất củ Địa hoàng thu giống tới năng suất củ Địa hoàng thu giống

Công thức Năng suất cá thể (g/cây) Năng suất thực thu (tấn khô/ha) CT1 473,5 18,36 CT2 480,3 19,31 CT3 483,1 19,69 CT4 490,8 19,88 CT5 509,9 21,0 CT6 (Đ/C) 537,8 23,6 CV% 6,8 LSD05 1,93

Kết quả nghiên cứu cho thấy, thời gian sinh trƣởng của cây địa hoàng (từ trồng đến khi thu hoạch củ giống) có ảnh hƣởng rất lớn đến năng suất cá thể và năng suất thực thu của củ. Trong đó thời gian càng dài năng suất cá thể và năng suất thực thu càng cao. Thời điểm thu hoạch là 150 ngày sau trồng đạt cao nhất, lần lƣợt là 537,8 gam/cây và 23,6 tấn/ha. Tuy nhiên, đối tƣợng củ lấy giống cần đánh giá chất lƣợng củ và ảnh hƣởng cụ thể của củ đến sinh trƣởng, năng suất của cây trồng vụ sau.

Để đánh giá ảnh hƣởng của thời gian sinh trƣởng đến chất lƣợng củ giống vụ sau, nhóm nghiên cứu theo dõi và đánh giá sinh trƣởng của cây Địa hoàng trong vụ tiếp theo thu đƣợc kết quả thể hiện ở bảng 3.15:

Bảng 3. 15. Ảnh hƣởng của thời gian sinh trƣởng của cây Địa hoàng vụ trƣớc đến sinh trƣởng của cây Địa hoàng vụ sau

Công thức Chiều cao cây (cm) Số lá/cây

CT1 29,7 25,11 CT2 30,3 24,59 CT3 29,5 25,41 CT4 30,1 26,15 CT5 30,6 25,62 CT6 (Đ/C) 29,3 25,50

CV% 6,1 6,9

LSD05 1,78 1,93

Kết quả số liệu cho thấy, thời gian sinh trƣởng của củ không ảnh hƣởng đến chiều cao cây và số lá/cây Địa hoàng và không có sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm.

Tiếp tục đánh giá ảnh hƣởng của thời gian sinh trƣởng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất củ Địa hoàng, thu đƣợc kết quả thể hiện ở bảng 3.16

Bảng 3. 16. Ảnh hƣởng của thời gian sinh trƣởng của cây Địa hoàng vụ trƣớc đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

của cây Địa hoàng vụ sau

Công thức Đƣờng kính củ

(cm) Chiều dài củ (cm)

Năng suất thực thu (tấn/ha) CT1 2,11 14,0 17,95 CT2 2,40 15,9 18,13 CT3 3,66 21,1 23,61 CT4 3,75 21,3 24,75 CT5 3,38 20,1 22,37 CT6 (Đ/C) 3,14 19,7 22,18 CV% 5,1 7,3 LSD05 1,08 2,33

Kết quả bảng số liệu cho thấy, thời gian sinh trƣởng của củ giống có ảnh hƣởng lớn đến năng suất cũng nhƣ các yếu tố cấu thành năng suất củ Địa hoàng vụ sau. Nếu củ quá non (tổng thời gian sinh trƣởng dƣới 90 ngày) đƣờng kính củ và chiều dài củ thấp hơn hẳn so với với các công thức còn lại. Điều này ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất củ vụ sau. Tuy nhiên khi củ càng

già (tổng thời gian sinh trƣởng trên 130 ngày) thì đƣờng kính củ và năng suất củ vụ sau lại có chiều hƣớng giảm, điều này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trƣớc đây. Vì vậy trong thực tế để lấy củ giống không cần thiết để cây sinh trƣởng quá lâu, thích hợp từ 90 – 120 ngày, vừa rút ngắn đƣợc thời gian sinh trƣởng của cây, tận dụng tối đa nguồn đất và tăng giá trị trên một đơn vị diện tích.

3.5.2. Ảnh hưởng của vị trí lát cắt hom củ đến chất lượng củ giống Địa hoàng

Để đánh giá ảnh hƣởng của vị trí lát cắt hom củ đến chất lƣợng củ giống Địa hoàng, nhóm thực hiện đề tài đã tiến hảnh đánh giá ảnh hƣởng của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh trưởng, năng suất và chất lượng giống địa hoàng (rehmannia glutinosa) trồng tại hà giang, phú thọ, vĩnh phúc (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)