Phân tích tình hình công nợ đối với khách hàng và nhà cung cấp

Một phần của tài liệu Kế toán thanh toán tại công ty cổ phần tập đoàn định giá DATC, phú thọ (Trang 32 - 35)

B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.3.1. Phân tích tình hình công nợ đối với khách hàng và nhà cung cấp

Tình hình công nợ của doanh nghiệp thể hiện qua việc thu hồi các khoản nợ phải thu và việc chi trả các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp. Do các khoản nợ phải thu và nợ phải trả trong doanh nghiệp chủ yếu là các khoản nợ đối với người mua, người bán nên khi phân tích, các nhà phân tích chủ yếu đi sâu xem xét các khoản nợ phải thu người mua (tiền bán hàng hóa, dịch vụ...); khoản nợ phải trả người bán (tiền mua hàng hóa, vật tư, dịch vụ ...). Đối với các doanh nghiệp thường xuyên phát sinh các khoản nợ với Ngân sách, với đơn vị nội bộ, khi phân tích cũng cần xem xét các mối quan hệ thanh toán này. Về mặt tổng thể, khi phân tích tình hình công nợ, các nhà

phân tích phải lựa chọn, tính toán và so sánh các chỉ tiêu sau đây và dựa vào sự biến động của các chỉ tiêu để nhận xét:

Có 2 nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ của doanh nghiệp bao gồm: + Các chỉ tiêu phản ánh quy mô công nợ: bao gồm các chỉ tiêu phản ánh “nợ phải thu” và “nợ phải trả” trên bảng cân đối kế toán.

- Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả (%):

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh nghiệp bị chiếm dụng so với các khoản đi chiếm dụng và được tính theo công thức sau:

Tỉ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả =

Nợ phải thu

x 100% Nợ phải trả

Nếu tỷ lệ này trả lớn hơn 100%, chứng tỏ số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng lớn hơn số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 100%, chứng tỏ số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng nhỏ hơn số vốn đi chiếm dụng.

+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu công nợ và trình độ quản lý công nợ, gồm có: Tỷ lệ nợ phải thu so với nợ phải trả, hệ số các khoản phải thu, hệ số các khoản phải trả, hệ số thu hồi nợ, kỳ thu hồi nợ bình quân, hệ số hoàn trả nợ, kỳ trả nợ bình quân.

Hệ số nợ phải thu khách hàng

Nợ phải thu khách hàng Hệ số nợ phải thu khách hàng =

Doanh thu bán hàng

Tỉ số này càng cao phản ánh tình trạng bán chịu quá mức, dễ xảy ra rủi ro khi thu hồi nợ. vốn bị ứ đọng trong khâu thanh toán, luân chuyển chậm. Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp chưa có chính sách hợp lý trong bán hàng hoặc chưa có giải pháp phù hợp trong thu hồi tiền nợ bán hàng.

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả công tác thu hồi nợ của DN. Nói cách khác, chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Chỉ tiêu này càng cao, thể hiện khả năng thu hồi các khoản nợ càng

nhanh, vốn của DN ít bị chiếm dụng. Điều này giúp DN tiết kiệm được một số vốn nhất định, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn điều lệ. Nếu số vòng quay các khoản phải thu thấp chứng tỏ tốc độ thu hồi vốn của DN chậm, vốn thường xuyên bị chiếm dụng. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào chính sách bán chịu và mức cố gắng áp dụng các giải pháp tích cực thu hồi nợ của DN. Chính sách bán chịu hợp lý, chế độ chiết khấu phù hợp và DN có biện pháp thu hồi nợ tốt sẽ hạn chế được sự chiếm dụng của khách hàng, dẫn đến vòng quay các khoản phải thu nhanh hơn, sử dụng vốn có hiệu quả hơn

- Hệ số vòng quay khoản phải thu

Hệ số vòng quay khoản phải thu là một cách tính trong kế toán để kiểm tra độ hiệu quả của công ty trong việc thu hồi khoản phải thu và tiền nợ của khách hàng. Tỉ lệ này cho thấy mức độ hiệu quả của một công ty trong việc cấp tín dụng cho khách hàng của họ và khả năng thu hồi nợ ngắn hạn.

Công thức và cách tính hệ số vòng quay khoản phải thu

Hệ số vòng quay khoản phải thu = Doanh thu bán chịu ròng Trung bình khoản phải thu Trong đó:

Trung bình khoản phải thu được tính bằng cách tính trung bình cộng của khoản phải thu đầu kì và khoản phải thu cuối kì.

Doanh thu bán chịu ròng được tính bằng cách lấy tổng doanh thu bán chịu trong kì trừ đi khoản doanh thu bán chịu đã được khách hàng thanh toán bằng tiền mặt,

Ý nghĩa của hệ số vòng quay khoản phải thu

Công ty có nhiều khoản phải thu cũng giống như cho khách hàng vay tiền mà không lấy lợi nhuận. Thường khi một công ty bán hàng cho một khách hàng, có thể kèm theo một điều khoản yêu cầu khách hàng thanh toán trong vòng 30 đến 60 ngày.

Hệ số vòng quay khoản phải thu giúp đánh giá khả năng thu hồi khoản phải thu của một công ty hay hiệu quả của việc cấp tín dụng hiện tại

của công ty đó. Hệ số này cũng cho thấy số lần khoản phải thu được chuyển thành tiền mặt của một công ty. Hệ số khoản phải thu có thể được tính hàng năm, hàng quý hay hàng tháng.

Hệ số nợ trên tài sản = Tổng số nợ/Tổng số tài sản.

Chỉ tiêu này nói lên rằng, trong tổng tài sản hiện có của DN thì có bao nhiêu đồng do vay nợ mà có. Do vậy, hệ số này càng lớn và có xu hướng tăng, chứng tỏ rủi ro tài chính càng tăng và ngược lại.

- Hệ số nợ trên tài sản ngắn hạn = Nợ ngắn hạn/Tài sản ngắn hạn. Ý nghĩa của chỉ tiêu này cũng gần giống với ý nghĩa của chỉ tiêu trên, nhưng từ quan điểm của quản lý, nó cần được chú ý và quan tâm nhiều hơn do phạm vi của nó tạo ra.

- Hệ số thu hồi nợ = (Doanh thu Thuần/Số dư bình quân các khoản phải thu) x 100.

Chỉ tiêu này nói lên rằng, nếu doanh thu bán chịu. bán chậm càng giảm số dư nợ phải thu giảm đi thì hệ số thu nợ càng tăng và rủi ro tài chính càng giảm và ngược lại.

- Kỳ thu hồi nợ bình quân = (Thời gian trong kỳ báo cáo/Hệ số thu hồi nợ) x 100.

Thời hạn trong kỳ báo cáo là đại lượng cố định do vậy thời hạn thu hồi nợ tùy thuộc vào hệ số thu hồi nợ. Như vậy, khi hệ số thu hồi nợ tăng, thời hạn thu hồi nợ sẽ giảm, rủi ro tài chính giảm và ngược lại.

Một phần của tài liệu Kế toán thanh toán tại công ty cổ phần tập đoàn định giá DATC, phú thọ (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)