Hình 4.13 : Hàm lượng DO trong mẫu nước mặt giữa các năm
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp
Tiến hành thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu sau:
- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội (Dân số, việc làm, cơ sở hạ tầng…) của Thị trấn Giang Tiên - Tỉnh Thái Nguyên.
- Tài liệu về các báo cáo hiện trạng môi trường của địa phương và kết quả quan trắc môi trường hàng năm tại địa bàn nghiên cứu.
- Tài liệu về công tác quản lý chất lượng môi trường tại địa bàn nghiên cứu - Tài liệu về các văn bản pháp quy về khai thác khoáng sản, về bảo vệ môi trường, về quản lý tài nguyên nước, các tiêu chuẩn Việt Nam… và các tài liệu có liên quan.
3.3.2. Phương pháp phỏng vấn người dân về hiện trạng môi trường nước
- Nội dung phỏng vấn: Phỏng vấn người dân về mục đích sử dụng nước ngầm và đánh giá của người dân về chất lượng nước ngầm. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác tới môi trường nước và đời sống của hộ gia đình, địa phương.
- Đối tượng phỏng vấn: Hộ gia đình, phỏng vấn 30 hộ gia đình chịu ảnh hưởng của hoạt động khai thác và xung quanh khu vực mỏ than Phấn Mễ.
- Hình thức phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp bằng các câu hỏi trong phiếu điều tra.
3.3.3. Phương pháp khảo sát thực địa
- Khảo sát thực địa về đặc điểm địa hình khu vực nghiên cứu.
- Điều tra về nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt của người dân khu vực nghiên cứu
3.3.4. Phương pháp tổng hợp so sánh và dự báo dựa trên số liệu thu thập được
Dựa vào số liệu, báo cáo, thông tin thu thập được tiến hành tổng hợp số liệu, lập bảng so sánh giữa các năm để có thể thấy được tổng quan hiện trạng mơi trường ở khu vực, và có những dự báo dựa vào kết quả đó.
3.3.5. Phương pháp kế thừa
Dựa trên những kết quả của các đề tài nghiên cứu trước về vấn đề chung đang tìm hiểu để có thể tận dụng, tham khảo, và so sánh với các kết quả đó.
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN