thác than tại Thái Nguyên và địa bàn nghiên cứu
- Quá trình phát triển theo thời gian - Công nghệ khai thác
- Công nghệ chế biến
3.2.4. Chất lượng môi trường nước của mỏ than Phấn Mễ năm 2012
- Đánh giá hiện trạng nước mặt - Đánh giá hiện trạng nước ngầm - Đánh giá hiện trạng nước thải
3.2.5. Hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường nước của mỏ than PhấnMễ qua các năm 2009, 2010, 2011 Mễ qua các năm 2009, 2010, 2011
3.2.6. Tình hình sử dụng nguồn nước của người dân xung quanh mỏ thanPhấn Mễ Phấn Mễ
3.2.7. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường vàđời sống gia đình, địa phương tại thị trấn Giang Tiên đời sống gia đình, địa phương tại thị trấn Giang Tiên
3.2.8. Đề xuất các giải pháp xử lý
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp
Tiến hành thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu sau:
- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội (Dân số, việc làm, cơ sở hạ tầng…) của Thị trấn Giang Tiên - Tỉnh Thái Nguyên.
- Tài liệu về các báo cáo hiện trạng môi trường của địa phương và kết quả quan trắc môi trường hàng năm tại địa bàn nghiên cứu.
- Tài liệu về công tác quản lý chất lượng môi trường tại địa bàn nghiên cứu - Tài liệu về các văn bản pháp quy về khai thác khoáng sản, về bảo vệ môi trường, về quản lý tài nguyên nước, các tiêu chuẩn Việt Nam… và các tài liệu có liên quan.
3.3.2. Phương pháp phỏng vấn người dân về hiện trạng môi trường nước
- Nội dung phỏng vấn: Phỏng vấn người dân về mục đích sử dụng nước ngầm và đánh giá của người dân về chất lượng nước ngầm. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác tới môi trường nước và đời sống của hộ gia đình, địa phương.
- Đối tượng phỏng vấn: Hộ gia đình, phỏng vấn 30 hộ gia đình chịu ảnh hưởng của hoạt động khai thác và xung quanh khu vực mỏ than Phấn Mễ.
- Hình thức phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp bằng các câu hỏi trong phiếu điều tra.
3.3.3. Phương pháp khảo sát thực địa
- Khảo sát thực địa về đặc điểm địa hình khu vực nghiên cứu.
- Điều tra về nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt của người dân khu vực nghiên cứu
3.3.4. Phương pháp tổng hợp so sánh và dự báo dựa trên số liệu thu thập được
Dựa vào số liệu, báo cáo, thông tin thu thập được tiến hành tổng hợp số liệu, lập bảng so sánh giữa các năm để có thể thấy được tổng quan hiện trạng môi trường ở khu vực, và có những dự báo dựa vào kết quả đó.
3.3.5. Phương pháp kế thừa
Dựa trên những kết quả của các đề tài nghiên cứu trước về vấn đề chung đang tìm hiểu để có thể tận dụng, tham khảo, và so sánh với các kết quả đó.
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên của Mỏ than Phấn Mễ, thị trấn Giang Tiên, huyệnPhú Lương, tỉnh Thái Nguyên Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
4.1.1. Vị trí địa lý
Mỏ than Phấn Mễ thuộc Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên. Khu vực mỏ than Phấn Mễ thuộc thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Khu vực mỏ thuộc vùng đồi núi thấp, gồm những dãy đồi kéo dài từ Tây Bắc sang Đông Nam. Diện tích khai trường mỏ là 3,5ha, mỏ than Phấn Mễ nằm sát Quốc lộ 3, cách thành phố Thái Nguyên 15 km về phía Tây Bắc. Các phía tiếp giáp như sau:
Phía Nam và Đông Nam: Giáp với hệ thống sông suối bao gồm sông Đu, suối Cát, suối Cẩm.
Phía Bắc và Đông Bắc giáp với khai trường khu làng Cẩm.
Khu vực khai thác cách hộ dân gần nhất là 100m về phía Tây Bắc, xung quanh không có các công trình văn hóa, di tích lịch sử, tôn giáo[3].
4.1.2. Địa hình
Mỏ than Phấn Mễ thuộc vùng có địa hình đồi núi thấp, gồm những dãy đồi kéo dài từ Tây Bắc sang Đông Nam, đặc trưng cho phong cảnh thung lũng thấp dần từ phía Bắc xuống Phía Nam và hình thành 2 dạng địa hình:
Cao nhất là đỉnh núi Pháo (434m) về phía Đông Nam làng Cẩm. Địa hình thấp nhất trùng với thung lũng sông, suối thay đổi độ cao từ 15 – 25m so với mặt nước biển[3].
4.1.3. Điều kiện khí tượng thủy văn
Khí tượng
Mỏ than Phấn Mễ thuộc vùng núi phía Bắc của tỉnh, chịu ảnh hưởng chế độ gió mùa, khí hậu được phân thành 2 mùa rõ rệt. Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau với hướng gió chủ đạo là Đông – Bắc, Bắc. Mùa này thường khô hanh lạnh giá, nhiệt độ trung bình từ 140C – 260C. Mùa mưa kéo
dài từ tháng 3 đến tháng 9 trong năm, hướng gió chủ đạo Nam và Đông Nam, mùa này nóng ẩm mưa nhiều, nhiệt độ thay đổi từ 170C – 360C[3].
• Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng đến sự lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong không khí. Tại khu vực có:
+ Nhiệt độ trung bình của năm: 23,60C
+ Nhiệt độ cao nhất trung bình của tháng nóng nhất: 28,90C (tháng 6) + Nhiệt độ thấp nhất trung bình của tháng lạnh nhất:170C(tháng 2)
Bảng 4.1: Nhiệt độ trung bình tháng trong năm 2011 tại Thái Nguyên Nhiệt độ trung bình tháng (0C)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
17.5 17 20.3 14.1 27.3 28.9 27.9 28.2 25.3 25.6 22.8 18.6
• Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí là một trong những yếu tố cần thiết khi đánh giá mức độ tác đông tới môi trường không khí của dự án. Đây là tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến độ phát tán, lan truyền các chất gây ô nhiễm môi trường.
Tại khu vực có:
+ Độ ẩm tương đối trung bình năm của không khí: 82%
+ Độ ẩm tương đối trung bình tháng lớn nhất (tháng 3, 7): 88% + Độ ẩm tương đối trung bình tháng thấp nhất (tháng 2, 11): 77%
Bảng 4.2: Độ ẩm không khí trung bình tháng trong năm 2011 tại Thái Nguyên
Độ ẩm không khí trung bình tháng (%)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
79 73 94 86 81 81 94 86 85 83 73 78
• Lượng mưa
Lượng mưa trên toàn khu vực được phân bố theo 2 mùa: Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tăng dần từ đầu mùa đến giữa mùa đạt
tới cực đại vào tháng 7, tháng 8 (tháng nhiều bão nhất trong vùng), mùa khô ít mưa từ tháng 4 đến tháng 11 năm sau.
- Lượng mưa trung bình hàng tháng trong năm: 2000 – 2500 mm - Số ngày mưa trong năm: 150 – 160 ngày
- Lượng mưa tháng lớn nhất: 489 mm (tháng 8) - Lượng mưa tháng lớn nhất: 22 mm (tháng 12) - Số ngày mưa lớn hơn 50 mm: 12 ngày
- Số ngày mưa lớn hơn 100 mm: 2 - 3 ngày - Lượng mưa ngày lớn nhất: 353 mm
• Tốc độ gió và hướng gió
Tại khu vực nghiên cứu, trong năm có 2 mùa chính, mùa đông gió có hướng Bắc và Đông Bắc, mùa hè gió có hướng Nam và Đông Nam.
Tốc độ gió trung bình trong năm: 1,9 m/s Tốc độ gió lớn nhất: 24 m/s
• Nắng và bức xạ
- Số giờ nắng trung bình trong năm: 1588 giờ
- Số giờ năng trung bình lớn nhất trong tháng: 187 giờ - Số giờ năng trung bình thấp nhất trong tháng: 46 giờ - Bức xạ trung bình năm: 122 kcal/cm2/năm.
Hệ thống sông suối
Mạng lưới sông suối của mỏ than Phấn Mễ bao gồm sông Đu, suối Máng, suối Cát, suối Cầm là những phụ lưu bên phải sông Cầu. Các sông và suối này thu hút nhiều suối nhỏ trên phạm vi phấn bố các trầm tích chứa than.
Sông Đu, suối Máng chảy qua phía Nam khu mỏ, là nơi thoát nước chủ yếu của mỏ. Sông uốn khúc, thềm bậc thẳng đứng, lòng sông sâu từ 3 – 6 m, rộng 10 – 20 m.
Phía Đông Nam khu mỏ có suối bắt nguồn từ núi đá, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam cung cấp nước cho ngòi Gia Khánh. Chiều dài khoảng
800m, lòng sông không dốc, nước chảy chậm, là nơi thoát nước mưa của vùng phía Đông Bắc khu mỏ và các mặt nước dưới đất sườn núi đá[3].
4.1.4. Các nguồn tài nguyên
Tài nguyên đất
Khu vực này khá đa dạng về loại đất có 6 loại đất chính là: Đất phù sa không được bồi đắp, đất phù sa ngòi sông, đất bạc màu, đất dốc tụ, đất đỏ vàng trên phiến thạch sét và đất vàng nhạt trên đá cát. Đất đai của thị trấn Giang tiên thích hợp cho cây trồng hàng năm, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và cây lâm nghiệp. Nhưng chỉ có khoảng 77,60 ha đất tốt là thích hợp cho cây trồng hàng năm, còn lại là đất xấu, dốc chỉ thích hợp với trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và cây lâm nghiệp. Đây vừa là khó khăn nhưng cũng là thế mạnh của thi trấn để đảm bảo an ninh lương thực và phát triển cây công nghiệp dài ngày. HIện trạng đất đai tại thị trấn Giang Tiên được thể hiện tại bảng 4.3.
Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất tại thị trấn Giang Tiên
STT Mục đích sử dụng Mã đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
1 Đất nông nghiệp NNP 205,03 53,7
2 Đất phi nông nghiệp PNN 163,20 42,8
3 Đất chưa sử dụng CSD 13,00 3,5
Tổng 381,23 100
(Phòng Tài Nguyên và Môi trường, 2012)
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất tại thị trấn Giang Tiên năm 2012
Qua bảng 4.3 và hình 4.1 ta thấy, tổng diện tích tự nhiên của thị trấn Giang Tiên là 381,23 ha . Trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 53,7 % tổng diện tích tự nhiên, điều này cho thấy sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm vị trí chủ đạo trong hoạt động phát triển kinh tế của thị trấn. Bên cạnh đó cũng phải nói đến một diện tích đáng kể đất phi nông nghiệp (chiếm 42,8 % tổng diện tích tự nhiên), đất phi nông nghiệp trên địa bàn chủ yếu là đất khai thác khoáng sản, đất giao thông và đất ở. Đất khai thác khoáng sản có diện tích 44 ha, chiếm 26,96 % tổng diện tích đất phi nông nghiệp. Đất giao thông có diện tích 32,12 ha, chiếm 19,68 % tổng diện tích đất phi nông nghiệp.
Tài nguyên nuớc
Thị trấn Giang Tiên có nguồn nuớc mặt tương đối phong phú. Trên địa bàn thị trấn có sông Đu chảy qua phía Nam thị trấn và sông Giang Tiên chảy ở phía Đông thị trấn. Đây là nguồn nước mặt chính cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong thị trấn. Ngoài ra, với lượng mưa trung bình năm khoảng 2020 mm, luợng nước mưa trên được đổ vào sông, suối, kênh, muơng, hồ, ao tạo nên nguồn nước mặt ngày càng phong phú.
Tóm lại, tài nguyên nước của thị trấn Giang Tiên tương đối dồi dào, nhưng do điểu kiện địa hình, địa thế dốc, phân cắt mặt, mặt khác hiện nay thảm thực vật rừng che phủ thấp nên vào mùa mưa dòng chảy tăng gây ra khả năng lũ lụt lớn, ngược lại vào mùa khô dòng chảy lại cạn kiệt gây ra thiếu nước [10].
4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
4.2.1. Thực trạng phát triển các ngành
Ngành nông – lâm nghiệp
• Ngành nông nghiệp
Trong những năm qua thị trấn đã tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, tăng cường việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tích cực chuyền giao khoa học kỹ thuật và chọn giống cây trồng có năng suất cao. Năm 2011, tổng sản lượng lương thực là 367 tấn. Ngoài ra người dân còn trồng chè, ngô, lạc, đậu tương và cây rau màu. Diện tích chè
cho sản luợng năm 2011 là 15,5 tấn, sản lượng ngô là 33 tấn, sản lượng lạc là 4,5 tấn, sản lượng đỗ tương là 2,5 tấn và cây rau màu là 9,5 tấn. Đây là nhân tố thích hợp nhằm phá thế độc canh cây lúa, tạo sản phẩm hàng hoá, tăng thu nhập cho bà con nông dân.
Về chăn nuôi, ngay từ đầu năm thị trấn đã chỉ đạo làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh nên không có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Công tác tiêm phòng cho đàn gia súc cũng được thị trấn quan tâm, chỉ đạo cán bộ thú y thống kê và tổ chức tiêm phòng đảm bảo kế hoạch. Cụ thể : Tiêm phòng cho đàn chó được 486 con/500 con = 97% kế hoạch giao; Đàn trâu tiêm phòng được 25/36 c0m = 69% KH giao; Đàn lợn tiêm phòng được 1.650 con/1700 con = 97% KH; Đàn gia cầm tiêm phòng được 3000 con đạt 100% KH. Tổ chức phun thuốc khử trùng trên địa bàn tập trung chủ yếu vào 2 chợ và bãi rác của thị trấn là các khu vực có nguy cơ dịch bệnh cao (UBND Thị trấn Giang Tiên, 2012)[9].
• Ngành lâm nghiệp
Tính đến tháng 3 năm 2012 diện tích đất lâm nghiệp của thị trấn là 103 ha và hiện nay thị trấn đang chuẩn bị trồng thêm 3ha diện tích mới, chủ yếu diện tích tăng thêm là do tận dụng các bãi thải của mỏ khoáng sản(UBND Thị trấn Giang Tiên, 2011)[10].
Sản xuất công nghiệp, ngành tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ thương mại
Địa phương luôn quan tâm duy trì và phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại trên địa bàn, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh các mặt hàng có thế mạnh của địa phương như sản xuất đá, than, cơ khí, gò hàn và dịch vụ chế biến chè, nhà hàng ăn uống, chế biến thực phẩm, kinh doanh vật liệu xây dựng, xăng dầu, tôn sắt thép.... để đưa ra thị trường những sản phẩm đảm bảo chất lượng, giá thành hợp lý góp phần làm ổn định kinh tế, kiềm chế lạm phát trên địa bàn. Bên cạnh đó địa phương cũng luôn quan tâm đầu tư xây dựng, sửa chữa nâng cấp, hoàn thiện mặt bằng 2 chợ chợ Giang Tiên và chợ chiều Giang Sơn để tạo điều kiện và môi trường kinh doanh thuận lợi cho nhân dân địa phương và
khách đến giao lưu thương mại nhằm phát triển kinh tế, dịch vụ thương mại của địa phương và kinh tế hộ gia đình[10].
Tính đến 15/03/2012 trên địa bàn có 11 công ty, doanh nghiệp trung ương và địa phương đóng trên địa bàn. Thu hút 4 doanh nghiệp đến đầu tư và xây dựng trên địa bàn. Số hộ kinh doanh trên địa bàn là 158 hộ tăng 14 hộ so với cùng kỳ.
Hoạt động của các công ty, doanh nghiệp, các hộ kinh doanh trên địa bàn đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thành thu ngân sách nhà nước tại địa phương và công tác xã hội hoá trên các lĩnh vực, là nhân tố quan trọng quyết định việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế xã hội năm 2012 của địa phương.
4.2.2. Dân số, lao động và việc làm
Dân số
Thị trấn Giang Tiên nằm ở phía Nam huyện Phú Lương, có tổng diện tích tự nhiên là 381,23 ha. Toàn thị trấn có 8 phố và tiểu khu là Giang Bình, Giang Khánh, Giang Tân, Giang Sơn, Giang Trung, Giang Nam, Giang Long và Giang Tiên. Dân số của thị trấn Giang Tiên được thể hiện ở bảng 4.4.
Bảng 4.4: Dân số của thị trấn Giang Tiên
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng
1 Tổng số hộ Hộ 1005
2
Tổng số dân Người 4068
Nam Người 2104
Nữ Người 1964
(Nguồn: UBND thị trấn Giang Tiên, 2011)
Theo thống kê trên thì, dân số năm 2011 của thị trấn Giang Tiên là 4068 người, trong đó có 2104 nam và 1964 nữ. Mật độ dân số là 952 người/km2 [10].
Thị trấn Giang Tiên là một địa phương có nguồn lao động dồi dào cả về chất lượng và số lượng đáp ứng được các nhu cầu lao động trong các ngành kinh tế nói chung và trong hoạt động kinh tế của mỏ than nói riêng. Dưới đây là kết quả tổng hợp độ tuổi lao động trong thị trấn Giang Tiên cuối năm 2011.
Bảng 4.5: Lao động và phân bố lao động trong thị trấn Giang Tiên.