Hình 4.13 : Hàm lượng DO trong mẫu nước mặt giữa các năm
4.5. xuất giải pháp
Từ các tìm hiểu trong q trình thực hiện đề tài, tơi có đề xuất các nhóm giải pháp như sau:
4.5.1. Giải pháp về thể chế, chính sách
Cụ thể hóa các chính sách
- Chính sách chuyển ngành kinh tế tăng trưởng theo chiều rộng sang tăng trưởng theo chiều sâu: sử dụng công nghệ - thiết bị tiên tiến, để sản xuất
sạch hơn, nâng cao năng suất lao động, giá thành hạ nâng cao sức cạnh trang trên thị trường thương mại.
- Các chính sách, pháp luật để ngăn chặn dịng nhập khẩu những cơng nghệ, thiết bị không thân thiện với môi trường được du nhập vào Việt Nam.
Hoàn thiện hệ thống tổ chức
- Cần hoàn thiện cơ quan QLMT cấp huyện, hiện nay còn kiêm nhiệm nhiều việc. Phịng TNMT huyện Phú Lương có 09 cán bộ, trong đó chỉ có 1 cán bộ phụ trách trực tiếp về mảng môi trường. Hoạt động chủ yếu mới dừng lại ở quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác, chế biến vận tải tài nguyên.
- Nên tổ chức hội đồng BVMT khu vực làm cơ quan tư vấn cho các doanh nghiệp và địa phương về vấn đề mơi trường, góp ý xử lý kỹ thuật mơi trường. Hội đồng gồm các nhà quản lý môi trường địa phương, doanh nghiệp và các nhà khoa học về môi trường
4.5.2. Giải pháp quản lý
4.5.2.1. QLMT đối với cơ quan Quản lý Nhà nước về môi trường
- Hỗ trợ các đơn vị tổ chức hoạt động khai thác hiểu các điều luật về BVMT để thực thi luật một cách hiệu quả.
- Có biện pháp thanh kiểm tra tại cơ sở để chấm dứt các hoạt động khai thác than thổ phỉ trên địa bàn.
- Giám sát các hoạt động BVMT của doanh nghiệp tổ chức khai thác: Tức là xem trong quá trình hoạt đơng của mình, doanh nghiệp có tn theo đúng các qui định về việc bảo vệ môi trường không.
- Tư vấn cho các đơn vị tôt chức khai thác các việc làm cụ thể: xây dựng các đương bao chắn bụi, các hệ thống thu gom nước mưa chảy qua khu vực khai thác, các qui định về Thuế phí Mơi trường.
4.5.2.2. Quản lý mơi trường đối với đơn vị tổ chức hoạt động khai thác than
Đơn vị khai thác than cần xây dựng và nâng cấp hoàn thiện hệ thống quản lý môi trường
Hệ thống quản lý môi trường ở các doanh nghiệp cần phải tổ chức thành đơn vị sản xuất làm việc liên tục hàng ngày, làm việc với các chức năng cụ thể tránh kiêm nhiệm, mỗi xí nghiệp tổ chức một cách.
Phối hợp với các cơ quan quản lý môi trường địa phương làm tôt cơng tác đảm bảo vệ sinh mơi trường; có các chương trình, kế hoạch bổ sung nguồn quỹ hàng năm hỗ trợ cộng đồng, phối hợp với cộng đồng trong cơng tác xã hội hóa mơi trường.
4.5.3. Giải pháp cơng nghệ kỹ thuật
Giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của nước thải
Sử lí nước thải hầm lị
Để xử lý nước thải hầm lị thì phương pháp lắng cơ học và phương pháp trung hịa bởi nước thải tháo khơ mỏ và nước trong các moong khai thác của mỏ có độ PH trung bình và độ TSS khá cao – là 2 phương pháp vừa đơn giản lại vừa đảm bảo chất lượng nước thải mỏ thải ra môi trường nước xung quanh đồng thời phù hợp với điều kiện của mỏ.
Nước thải từ sàng tuyển
Sử dụng phương pháp sàng tách cám khô trước khi tuyển lắng để giảm bớt qui mơ xử lí bùn – nước. Đổi mới thiết bị, cải tiến hiệu suất của dây truyền tuyển, nâng cao hiệu suất thu hồi than sạch.
4.5.4. Giải pháp tuyên truyền giáo dục
- Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức từ bộ máy lãnh đạo cho tới cơng nhân về BVMT, đảm bảo ATLĐ, phịng chống sự cố cháy nổ, có các biện pháp để ứng phó các sự cố mơi trường bất ngờ.
- Tuyên truyền giáo dục đối với đối tượng là người dân để họ hiểu biết và thực hiện quyền giám sát và quyền được biết thơng tin về mơi trường sống của chính mình.
- Cộng đồng dân cư cần có các phản ánh kịp thời, chính xác về thực tế nếu thấy có vi phạm để giúp cơ quan quản lý nhà nước có căn cứ thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ