0
Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Các giải pháp xử lý nước sinh hoạt

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỐT NGHIỆP NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC MỎ THAN PHẤN MỄ TỚI MÔI TRƯỜNG (Trang 26 -29 )

Hình 4.13 : Hàm lượng DO trong mẫu nước mặt giữa các năm

2.3. Cơ sở thực tiễn

2.3.4. Các giải pháp xử lý nước sinh hoạt

Hiện nay người ta đã khẳng định nước là nguồn truyền bệnh rộng nhất, nhanh nhất và nguy hiểm nhất. Hơn nữa tất cả các nguồn nước tự nhiên (nuớc giếng, nước mưa, nước sơng, suối, ao hồ,..) là những nơi có thể chứa mầm bệnh. Do vậy mọi nguồn nước dùng cho sinh hoạt đều phải xử lý nhằm loại bỏ các chất độc hại.

2.3.4.1. Các nghiên cứu về xử lý nguồn nước dùng cho sinh hoạt

Bảng 2.1: Các biện pháp xử lý nước sinh hoạt tại hộ gia đình (%) STT Nguồn nước

Phuơng pháp xử lý

Lọc lắngĐể Đánhphèn hố chấtSử dụng Khác Khơngxử lý

1 Nước mưa 27,6 35,2 0,0 0,0 0,0 37,2

2 Nước máy 1,6 20,3 0,0 0,0 0,0 78,1

3 Nước giếng khoan 36,4 17,0 0,3 0,3 0,1 45,9

4 Nước giếng khơi 6,6 7,9 0,3 0,0 0,1 85,1

5 Suối đầu nguồn 5,3 6,7 0,0 0,0 0,1 87,9

6 Sông, ao,hồ 1,5 36,6 42,7 3,8 0,1 15,3

(Nguồn: Nguyễn Huy Nga và cs, 2007)

Tính chung, biện pháp xử lý nước được các hộ gia đình sử dụng nhiều nhất là để lắng (trung bình 18.8%), lọc (trung bình 12,08%) cịn lại là đánh phèn hoặc sử dụng hố chất với tỷ lệ thấp.

Hầu hết giếng khơi không được xử lý trước khi đưa vào sử dụng, tuy đây là nguồn nuớc được coi sạch nhưng vẫn có nguy cơ ơ nhiễm vi sinh đặc biệt là những giếng được xây gần nhà tiêu, chuồng gia súc, hoặc khơng có thành chắn hoặc có vũng nước đọng quanh giếng [1].

2.3.4.2. Giải pháp xử lý cụ thể cho nguồn nước sinh hoạt

Làm mềm nước (khử độ cứng của nước)

Độ cứng của nước đa số do hàm lượng các cation kim loại Ca2+ và Mg2+

có trong nước. Độ cứng tồn phần là tổng hàm lượng các cation kim loại Ca2+

và Mg2+ tính cho 1 lít nước, bao gồm:

Độ cứng tạm thời hay độ cứng carbonat: Tạo bởi các muối Ca và Mg

carbonat và bicarbonat, trong đó chủ yếu là bicarbonat vì muối carbobat Ca và Mg hầu như không tan trong nước. . Trong tự nhiên, độ cứng tạm thời của nước cũng thay đổi thường xuyên dưới tác dụng của nhiều yếu tố, ví dụ như nhiệt độ, pH ...

Độ cứng vĩnh viễn: Tạo bởi các muối khác của Ca và Mg như sulphat,

clorua... chỉ có thể thay đổi bằng các phương pháp phức tạp và đắt tiền.

Có nhiều phương pháp làm mềm nước như phương pháp hóa học, phương pháp nhiệt, phương pháp trao đổi ion và phương pháp tổng hợp. Sau đây là một số phương pháp đang được áp dụng:

Cơ sở của phương pháp là dựa vào nước các hố chất có khả năng kết hợp các ion Ca2+ và Mg2+ tạo ra các hợp chất không tan và loại trừ bằng biện pháp lắng lọc.

- Làm mềm nước bằng vôi.

- Làm mềm nước bằng vôi và sôđa. - Làm mềm nước bằng phốt phát.

Làm mềm nước bằng phương pháp nhiệt

Nguyên lý cơ bản của phương pháp là khi đun nóng nước, khí cabonic hồ tan sẽ bị khử hết thông qua sự bốc hơi.

Làm mềm nước bằng trao đổi ion

Hạt trao đổi ion (Ionit) và phương pháp sử dụng:

Ngành cơng nghiệp hố học đã chế tạo ra loại hạt nhựa hữu cơ tổng hợp khơng tan trong nước nhưng có bề mặt hoạt tính hố học, có thể cấy lên bề mặt các hạt này (ionit) một loại cation hay anion chọn trứơc như Na+, H+, NH4+, OH-, Cl-. Khi ngâm các hạt ionit vào nước, các ion đã được cấy trên bề mặt sẽ tham gia vào phản ứng trao đổi với các ion của muối hoà tan trong nước[17].

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỐT NGHIỆP NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC MỎ THAN PHẤN MỄ TỚI MÔI TRƯỜNG (Trang 26 -29 )

×