2.2.2. Dự án 2
XUÔI DÒNG BẠCH ĐẰNG GIANG
Hình 2.8. Poster giới thiệu dựán “xuôi dòng Bạch Đằng giang”
(Tác giả thiết kế)
1) Lí do chọn dự án
Việc khai thác các di sản văn hóa trên địa bàn nhà trường đóng vai trò như là nguồn tri thức, là phương tiện dạy học, giáo dục đáp ứng nhu cầu nâng cao hiệu biết về di sản văn hóa cho HS.
Cụm di tích Bạch Đằng là một trong những di sản đặc biệt cấp quốc gia nằm trên địa bàn thị xã Quảng Yên - Quảng Ninh. Giáo dục truyền thống lịch sử, ý thức tự hào, tự tôn dân tộc có ý nghĩa đặc biệt trong đó tích cực, dễ thực hiện trong nội dung giáo dục địa lí địa phương.
Việc xây dựng dự án “ Bạch Đằng - Dòng sông lịch sử” sẽ giúp HS nắm được vị trí địa lí của di tích trên bản đồ, nơi thực địa; nắm được những sự kiện lịch sử diễn ra trên dòng sông Bạch Đằng, thấy được mối liên hệ giữa đặc điểm địa hình với sự kiện lịch sử, nắm được tiểu sử, con người, sự nghiệp của những danh nhân lịch sử gắn với dòng sông, sưu tầm được những câu chuyện kể về những danh nhân được thờ phụng trong quần thể di tích Bạch Đằng; Nhận xét sự phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Quảng Yên - Quảng Ninh.
HS có cơ hội trải nghiệm thông qua các hoạt động tìm hiểu kiến thức về đặc điểm địa lí, đặc điểm lịch sử, bảo vệ môi trường, thiết kế tranh bằng lá cây, qua đó hình thành cho HS hệ thống các năng lực và phẩm chất cơ bản.
2) Mục tiêu
Thông qua các hoạt động của dựán HS có được:
*. Về kiến thức
- Môn Địa lí
+ HS xác định được vị trí địa lí của di tích trên bản đồ, nơi thực địa, nắm được các sự kiện lịch sử diễn ra trên dòng sông Bạch Đằng.
+ HS trình bày được các sự kiện lịch sử, các di sản, phân tích được mối quan hệ giữa địa hình với sự kiện lịch sử.
- Môn Lịch Sử
+ HS trình bày được về nguồn gốc, giá trị văn hóa, du lịch của các di tích lịch sử Bạch Đằng: hai cây lim, cụm di tích đền Trần - Miếu Vua Bà…
+ HS biết đề xuất các giải pháp bảo tồn di tích lịch sử.
*. Kĩ năng
- Giúp học sinh rèn luyện một số kĩ năng được học trong chương trình, cụ thể là: Kĩ năng đọc và tích lũy tài liệu; kĩ năng trình bày vấn đề theo chủđề; kĩ năng thuyết trình, mô tả; Kĩ năng phỏng vấn và trả lời phỏng vấn; Kĩ năng xử lí thông tin, định hướng trong giao tiếp; Từ đó nâng cao trình độ giao tiếp, tự tin và có văn hóa trong ứng xử với mọi người.
- Kĩ năng phân tích, đánh giá, so sánh, nhận định, quan sát, nắm bắt hiện thực cuộc sống, biết cách tìm hiểu một số vấn đề xã hội thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau.
- Kĩ năng thiết kế các hoạt động của cá nhân hoặc theo nhóm, khảnăng tổ chức sự kiện; kĩ năng xử lí và trình bày một vấn đề: xây dựng ý tưởng, lên kế hoạch thực hiện, xây dựng nội dung, lựa chọn hình thức thể hiện; rèn tác phong, phong thái khi nói trước tập thể, tạo tình huống lôi cuốn, thuyết phục người tham gia giao tiếp.
- Rèn một số kĩ năng sống cơ bản: Làm việc hợp tác giữa các thành viên (làm việc nhóm); phát huy thế mạnh của các thành viên, tôn trọng cá tính đồng thời đảm bảo đề cao lợi ích tập thể; biết khắc phục khó khăn, thử thách trong công việc, biết bảo vệ bản thân và cộng đồng, thực hiện nguyên tắc đúng thời hạn, thời gian khi làm việc và hoàn thành công việc; Mở rộng giao lưu học tập và đời sống giữa các tập thể lớp trong nhà trường để xây dựng mối đoàn kết thân ái; biết đấu tranh với những hiện tượng sai, xấu trong xã hội...
*. Vềthái độ
- Di tích lịch sử, di sản văn hóa là nơi hội tụ, là sự kết tinh những nỗ lực và sự khó nhọc, hi sinh của cha ông trong lịch sử dựng nước và giữnước.
- Di tích lịch sử, di sản văn hóa là nơi hội tụ, là sự kết tinh những nỗ lực và sự khó nhọc, hi sinh của cha ông trong lịch sử dựng nước và giữ nước.
- Nhận thức được những nỗ lực của mỗi địa phương trong việc giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa của di sản trong đời sống.
- HS biết tôn trọng di tích, di sản.
- Có ý thức bảo vệ duy trì, tôn tạo phát huy một cách hiệu quả các di sản văn hóa vật chất và tinh thần vào đời sống hiện đại ngày nay:
- Có mong muốn được cống hiến cho quê hương thông qua những hành động cụ thể và những nỗ lực trong cải tiến và sáng tạo để phát huy giá trị của di tích lịch sử Bạch Đằng tại thị xã Quảng Yên.
- Hình thành ý thức tự giác, tích cực, chủđộng trong học tập; khuyến khích hoạt động tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo; biết cách tạo động cơ, hứng thú, thái độ tích cực và phương pháp mới trong học tập bộmôn Địa lí.
2.4. Định hướng các năng lực được hình thành
- Các năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực đặc thù của HS: Năng lực ngôn ngữ, năng lực khoa học, năng lực tính toán, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, …
3) Công tác chuẩn bị *. Thành phần tham gia
- GV môn Lịch Sử, Địa lí, Giáo dục công dân. - BGH, ban đại diện Hội cha mẹ HS.
- Đoàn thanh niên.
- Học sinh lớp 12A2 (36 HS). - BQL di tích Bạch Đằng.
*. Chuẩn bị của giáo viên
- Bước 1: Huy động các lực lượng tham gia. Mời và triệu tập lực lượng tham gia bao gồm: Các giáo viên bộ môn: Địa lý, Lịch sử, Giáo dục công dân, Giáo dục ngoài giờ lên lớp, cán bộđoàn, Hiệu phó phụ trách chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm vàđại diện phụ huynh học sinh...
- Bước 2: Xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể hóa lịch trình buổi trải nghiệm. Các chặng hoạt động Thời gian Nội dung hoạt động Chặng 1: TH, THCS & THPT Lê Thánh Tông - TP. Hạ Long => Miếu Vua Bà, Đền thờ Trần Hưng Đạo - TX Quảng Yên
7h00’phút Đón HS tại trường, di chuyển tới khu di tích miếu Vua Bà
8h30’ - 11h’00’ Thực hiện các hoạt động theo kế hoạch 11h15’ Giải lao, ăn trưa.
13h30 - 15h30 Thực hiện các hoạt động theo kế hoạch 15h35’ Cảđoàn lên xe di chuyển vềtrường Chặng 2: Tại trường (nhà
đa năng)
Từ 6/5 - 10/5 Hoàn thiện sản phẩm 1400’ ngày 10
tháng 5 năm 2018
- Xây dựng gian hàng trưng bày sản phẩm. - Thuyết minh sản phẩm.
- Đánh giá kết quả trải nghiệm. - Tổng kết, khen thưởng. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị các nội dung liên quan:
+ Tài liệu: Bài viết, bản đồ tỉnh Quảng Ninh, lược đồ khu di tích lịch sử bạch Đằng.
+ Sử dụng phần mềm Google Earth.Cách cài đặt, sử dụng phần mềm (GV có thểhướng dẫn trực tiếp hoặc quay Video hướng dẫn).
+ Tìm hiểu lịch trình trải nghiệm trên phần mềm Google Earth.