Chọn đối tượng thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục di sản trong dạy học địa lí lớp 12 ở tỉnh quảng ninh (Trang 94 - 95)

7. Cấu trúc của đề tài

3.3.2. Chọn đối tượng thực nghiệm

- Chọn trường thực nghiệm: Nhằm đảm bảo cho quá trình thực nghiệm mang tính khách quan, trung thực tác giả đã chọn thực nghiệm ở 03 trường THPT khác nhau trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là trường THPT Đông Thành (Thị xã Quảng Yên) và trường Tiểu học, THCS, THPT Văn Lang (thành phố Hạ Long), trường TH< THCS & THPT Lê Thánh Tông. Đây là các trường có đối tượng HS khác nhau (trường công lập và ngoài công lập), mức độ nhận thức của các em HS không đều, trường Tiểu học, THCS, THPT Văn Lang có chất lượng học tập tốt hơn.

- Chọn lớp: Ở mỗi trường thực nghiệm tác giả chọn ra 2 lớp, một lớp thực nghiệm dạy theo giáo án mà tác giảthiết kếvề việc giáo dục giá trị di sản cho HS và một lớp đối chứng sử dụng các giáo án truyền thống ít lồng ghép giáo dục về giá trị di sản cho HS. Lớp đối chứng và lớp thực nghiệm có trình độ ngang nhau.

Bảng 3.1. Danh sách các trường, lớp thực nghiệm sư phạm

STT Trường Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Tên lớp Sĩ số Tên lớp Sĩ số

1 THPT Đông Thành 12A3 36 12A4 35 2 Tiểu học - Trung học cơ sở

và THPT Văn Lang 12D 38 12B 37 3 TH, THCS & THPT Lê

Thánh Tông 12A1 38 12A2 36

- Chọn giáo viên

Để đảm bảo cho quá trình thực nghiệm mang tính khách quan tác giảđã chọn giáo viên dạy thực nghiệm ở3 trường như sau:

Bảng 3.2. Danh sách giáo viên dạy thực nghiệm

STT Họ và tên giáo viên Trường Trình độ Sốnăm

công tác

1 Ngô Thu Hương Tiểu học - Trung học cơ

sởvà THPT Văn Lang Đại học 17 2 Đào Thị Thành THPT Đông Thành Đại học 12 3 Lê Thị Thẩm TH, THCS & THPT Lê

Để kết hợp với GV thực nghiệm, tác giảđã đến trường thực nghiệm đểtrao đổi với BGH, giáo viên thực nghiệm về nội dung, mục tiêu, phương pháp, cách thức tổ chức các dự án. Thực hiện được tiến hành cùng 1 dự án, được cùng một GV dạy 1 tiết ở lớp thực nghiệm theo thiết kế của đề tài và 1 tiết ở lớp đối chứng theo giáo án dạy thông thường. Sau khi dạy xong, để kiểm tra tính khả thi của bài giảng, tác giả tiến hành phát bài kiểm tra trắc nghiệm cho HS 6 lớp trên, các HS có 15 phút để làm bài kiểm tra [Phụ lục 5].

Tác giả cũng tiến hành khảo sát ý kiến của GV phụ trách giảng dạy môn Địa lí, trao đổi một cách cụ thể về mục tiêu, nội dung và cách thức thực hiện bài giảng sao cho đạt hiệu quả cao.

Sau đó, tác giả tiến hành chấm điểm, xử lí số liệu thực nghiệm. So sánh kết quả của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để rút ra nhận xét cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục di sản trong dạy học địa lí lớp 12 ở tỉnh quảng ninh (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)