(Nguồn: Ảnh chụp từ Google Earth Pro)
- Tổ chức các hoạt động: nghiệm thu, đánh giá sản phẩm của học sinh sau trải nghiệm; rút kinh nghiệm đối với giáo viên về phương pháp dạy học và năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục.
- Chuẩn bịcơ sở vật chất: Phương tiện đi lại, thực phẩm, nước uống, thuốc men,... - Đoàn thanh niên
+ Phối hợp với BTC trong công tác chuẩn bị.
+ Kết hợp cùng chuyên môn, phân công cán bộ đoàn viên tham gia phụ trách các nhóm.
+ Tiền trạm khu di tích.
+ Chuẩn bị khu vực trưng bày gian hàng.
*. Chuẩn bị của học sinh
- Tìm hiểu trước về khu di tích lịch sử Bạch Đằng, các điều kiện về tự nhiên, KT-XH, văn hóa, lịch sử khu di tích Bạch Đằng, thị xã Quảng Yên,... qua các Website, Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh,...
- Tìm hiểu địa hình, giao thông, thủy văn, điểm di tích qua: + Bản đồ tự nhiên, kinh tế tỉnh Quảng Ninh.
+ Bản đồ thị xã Quảng Yên.
+ Lược đồ khu di tích lịch sử Bạch Đằng. + Phần mềm Google Earth.
- Hoạt động theo nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. - Chủđộng và tích cực tham gia hoạt động theo kế hoạch.
- Thu thập tư liệu để làm báo cáo chung và hoàn thành bài thu hoạch nộp cho giáo viên theo yêu cầu.
- Quan sát tìm hiểu phương pháp lao động. - Chuẩn bịtư trang cá nhân.
4) Tiến trình thực hiện dự án
Hình 2.10. Tiến trình thực hiện dựán “xuôi dòng Bạch Đằng giang”
5) Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu các chiến thắng lịch sử trên dòng sông Bạch Đằng
(Tiết 1, 2 - trước khi HS đi trải nghiệm) a) Mục tiêu
- HS hệ thống hóa được kiến thức về cụm di tích Bạch Đằng gắn với các chiến công lẫy lừng trong lịch sử.
- Thành lập được các nhóm theo sở thích. - Phổ biến nhiệm vụ cho các nhóm.
- Rèn cho HS kĩ năng làm việc nhóm. Các nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ thảo luận về chủ đề được giao, xây dựng đề cương nghiên cứu cũng như kế hoạch cho việc thực hiện dự án:
+ Xác định được những việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, phương pháp tiến hành,…
+ Phân công tìm hiểu, nghiên cứu, sưu tầm tranh ảnh, video về các nội dung được phân công.
- Góp phần hình thành kĩ năng thu thập thông tin, phỏng vấn, điều tra thực tế... - Kỹ năng trình bày vấn đề và viết báo cáo.
b) Cách tổ chức hoạt động
- Bước 1: Giáo viên và học sinh cùng thảo luận để xác định các chủ đề của hoạt động trải nghiệm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm nhỏ học sinh theo chủ đề.
+ Chủ đề 1: Điều kiện địa lí. + Chủ đề 2: Các di tích lịch sử. + Chủ đề 3. Bảo vệ môi trường.
- Bước 2: Phát phiếu học tập định hướng và gợi ý cho HS một số nguồn tài liệu có thể tham khảo giúp hoàn thành nhiệm vụ.
- Bước 3: HS thu thập, hoàn thiện phiếu học tập. GV quan sát, điều chỉnh. - Bước 4. Tập luyện trả lời phỏng vấn về các dấu ấn lịch sử.
- Bước 5. GV thông báo lịch trình trải nghiệm, nội qui, một số vấn đề cần quan tâm (trang phục, sức khỏe, vệ sinh...).
c) Sản phẩm
- Bản phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên và thời gian cho việc hoàn thành nhiệm vụ.
- Đề cương chi tiết cho từng chủ đề: Lịch sử và địa lí.
- Bản phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên và thời gian cho việc hoàn thành nhiệm vụ.
Hoạt động 2:Trải nghiệm tham quan thực tế cụm di tích Bạch Đằng
(Tiết 3, 4, 5, 6) a) Mục tiêu
- Giúp học sinh hiểu nét đẹp văn hóa, khu di tích lịch sử, lễ hội, phong tục tập quán của cộng đồng địa phương. Những di tích lịch sử này không chỉ phản ánh chứng nhân lịch sử mà còn phản ánh đời sống tâm linh của con người, mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, hướng con người vươn tới cái chân, thiện, mỹ, mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp.
- Giáo dục cho các em tính nhân văn hướng thiện, lòng yêu quê hương đất nước. Ý thức giữ gìn và bảo vệ các danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường. Tạo mối quan hệ giữa GV - HS, HS.
- HS hình thành các năng lực:
+ Hợp tác, tìm tòi, thu thập phân tích dữ liệu, giao tiếp, ra quyết định,…
+ Xử lý thông tin, tổng hợp kết quả nghiên cứu của các thành viên trong nhóm. Trong quá trình xử lý thông tin, các nhóm phải hướng đến việc làm rõ các vấn đề đặt ra trong đề cương nghiên cứu
+ Tạo sản phẩm báo cáo kết quả nghiên cứu của nhóm.
b) Cách thức tổ chức hoạt động
- Bước 1: Tập trung đoàn, giới thiệu tổng quan khu di tích. - Bước 2: Lễ dâng hương tạiđền Trần Hưng Đạo.
- Bước 3:Nghe các nhóm học sinh thuyết minh về di tích: + Đền Trần Hưng Đạo.
+ Miếu Vua Bà.
- Bước 4: Tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường: + GV chia lớp thành 6 nhóm (mỗi nhóm 6 HS). + Nhiệm vụ: Tưới cây, vệ sinh khu di tích.
+ Phân công: 2 nhóm tưới cây, 4 nhóm dọn vệ sinh tại khu di tích theo hướng dẫn của Ban tổ chức.
+ GV tiến hành nghiệm thu, đánh giá, ghi phiếu kết quả.
- Bước 5: Cuộc thi làm tranh bằng lá cây, cành cây khô (sử dụng lá, cành cây khô vừa thu được ở bước 4)
+ Chia lớp thành 6 nhóm (như trên).
+ Nhiệm vụ: Thiết kế tranh chủ đề “ Chiến thắng Bạch Đằng” bằng nguyên liệu lá, cành cây khô, màu nước, giấy Ao.
+ Thời gian thực hiện: 45 phút.
+ Hết thời gian thực hiện GV nghiệm thu, đánh giá, ghi phiếu kết quả của các nhóm. + Sản phẩm được lưu giữ và sẽ trưng bày tại cuộc triển lãm.
- Bước 6: Ghi nhận dấu ấn học sinh
+ HS tiếp tục tham quan, chụp ảnh, quay phim làm tư liệu:Dấu ấn ngày xưa (di tích, tư liệu xưa); công trình tôn tạo ngày nay.
+ Hoạt động tri ân: Trồng cây lưu niệm 6 cây/6 nhóm, hiện vật cá nhân tự nguyện đóng góp.
Hoạt động 3:Triển lãm trưng bày sản phẩm của học sinh
(Tiết 7, 8, 9) a) Mục tiêu
- Học sinh báo cáo được kết quả làm việc của các nhóm.
- Biết tự đánh giá sản phẩm của nhóm và đánh giá sản phẩmcủa các nhóm khác. - Hình thành được kĩ năng: lắng nghe, thảo luận, nêu vấn đề và thương thuyết. - Góp phần rèn luyện các kĩ năng bộ môn.
- Bồi dưỡng tình yêu, lòng tự hào về truyền thống và quá trình phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của quê hương, đất nước.
b) Thời gian, địa điểm, thành phần tham gia
- Thời gian: 03 tiết (buổi chiều). - Địa điểm: Nhà đa năng.
- Thành phần:
+ Ban giám hiệu, tổ trưởng tổ Xã hội. + HS lớp 12A1.
+ GVCN.
+ GVBM Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân.
c) Cách thức tổ chức hoạt động
- Bước 1: Xây dựng gian hàng sản phẩm của nhóm
+ Học sinh: Trưng bày sản phẩm theo chủ đề, hình thức trình bày đa dạng
Tập san, báo tường, Poster, sách ảnh, hình ảnh có ghi chú rõ ràng.
Tranh lá cây của nhóm.
Video theo chủ đề nhóm xây dựng (Ví dụ: hành trình chuyến đi, môi trường, giới thiệu khu di tích...).
+ Giáo viên: Quan sát, tháo gỡ khó khăn cho HS trong quá trình chuẩn bị gian hàng - Bước 2: Chấm gian hàng sản phẩm của các nhóm
+ HS thuyết trình về gian hàng của nhóm.
+ Giáo viên nhận xét vàđánh giá các sản phẩm của học sinh.
+ GV đưa ra những nhận xét đối với sản phẩm của các nhóm tại các gian hàng. + HS trả lời phỏng vấn các nội dung chủ đề đã tìm hiểu.
+ Tự đánh giá sản phẩm của nhómmình và tham gia đánh giá sản phẩm của các nhóm khác.
6) Tổng kết và hướng dẫn học sinh học tập
- Yêu cầu học sinh chia sẻ về những thu hoạch của mình về kiến thức, kỹ năng thái độ thu được sau những hoạt động của dự án.
- GV chốt lại các kiến thức liên quan mà học sinh đã huy động và vận dụng. - Hướng dẫn HS xây dựng ý tưởng để phát huy và bảo tồn các giá trị của khu di tích Bạch Đằng.
7) Đánh giá kết quả hoạt động
7.1) Các bước tiến hành đánh giá
- HS tựđánh giá, xếp loại. - Nhóm HS đánh giá lẫn nhau. - GV đánh giá xếp loại.
7.2) Đánh giá xếp loại chung
*. Đánh giá cá nhân khi làm việc nhóm [Phụ lục 3] *. Đánh giá gian hàng trải nghiệm của nhóm[Phụ lục 3]
2.2.3. Dự án 3
VỊNH HẠ LONG - DI SẢN THIÊN NHIÊN, DẤU ẤN LỊCH SỬ
Hình 2.11. Poster giới thiệu dựán “Vịnh Hạ Long - Di sản thiên nhiên dấu ấn lịch sử”
1) Lí do chọn dự án
Vịnh Hạ Long đã 2 lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Với việc thu hút khoảng 2,5 - 2,7 triệu lượt khách/năm, Vịnh Hạ Long trở thành một trong những địa điểm du lịch hàng đầu ở Việt Nam, đóng góp lớn trong việc thu hút khách du lịch đến với tỉnh Quảng Ninh, góp phần phát triển KT - XH, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.
Giáo dục di sản trong dạy học có vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là giáo dục di sản địa phương. Dự án góp phần giúp cho các em học sinh đang sống bên bờ di sản hiểu được vai trò của vịnh Hạ Long đối với môi trường sống và sự phát triển kinh tế của địa phương mình. Từ đó, mỗi bản thân các bạn phải có ý thức bảo vệ di sản và biết lan tỏa ý thức bảo vệ ấy ra toàn thể cộng đồng để mỗi học sinh là một tuyên truyền viên tích cực trong công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản quý giá này.
2) Mục tiêu *. Về kiến thức
- Môn địa lí
+ HS biết được các đặc điểm về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, điều kiện dân cư - xã hội của tỉnh Quảng Ninh.
+ Trình bày được vịtrí địa lí, những giá trị của Vịnh Hạ Long.
+ Trình bày và phân tích được tiềm năng, hiện trạng và biện pháp phát triển bền vững Vịnh Hạ Long.
*. Vềkĩ năng
- Biết cách thu thập và xử lý tài liệu, xử lý các thông tin.
- Phát triển kĩ năng phân tích biểu đồ, số liệu thống kê, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ việc học tập.
- Nhận ra các tình huống cần trình bày một vấn đề trước tập thể. - Lập đề cương và trình bày một vấn đề trước tập thể.
- Biết chuẩn bị nội dung, xây dựng đềcương để trình bày vấn đề theo chủđề có sức thuyết phục.
- Biết trình bày vấn đề với thái độ, cử chỉ đúng mực, lịch sự, biết điều chỉnh giọng nói phù hợp với nội dung và cảm xúc.
- Các kĩ năng sống cơ bản: Giao tiếp, tư duy, làm chủ bản thân, giải quyết vấn đề.
*. Vềthái độ
- Có động cơ, thái độ hứng thú, ham học hỏi, hứng thú tìm hiểu các vấn đề về địa lí, các sự kiện lịch sử.
- Nâng cao trách nhiệm với cộng đồng, có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và di tích lịch sử...
- Có hành động cụ thểtham gia “bảo vệmôi trường”, nâng cao ý thức của học sinh về việc làm sạch môi trường, đặc biệt môi trường vùng ven bờ vịnh Hạ Long
- Học sinh tuyên truyền, lan tỏa các hoạt động tích cực nhằm bảo vệ môi trường khu vực ven bờ vịnh.
- Hình thành ý thức tự giác trong học tập, bước đầu hình thành các thao tác sử dụng, nghiên cứu khoa học: kĩ năng quan sát, phân tích, điều tra, giải quyết một số vấn đề,...
*. Định hướng các năng lực được hình thành
- Các năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực đặc thù của HS: Năng lực ngôn ngữ, năng lực khoa học, năng lực tính toán, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, …
3) Công tác chuẩn bị
3.1. Thành phần tham gia
- Học sinh lớp 12A4 (36 HS).
- GV môn Lịch Sử, Địa lí, Ngữvăn, Giáo dục công dân. - Giáo viên chủ nhiệm lớp.
- Ban đại diện Hội cha mẹ HS.
*. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Thiết bị, tư liệu, học liệu Giáo viên Học sinh
Công nghệ -
phần cứng Máy tính, máy quay, máy in, máy chiếu x x
Công nghệ - phần mềm
- Phần mềm Power Point, Word
- Một số phần mềm khác: : Powtoon; FlipBook Lite (làm phim hoạt hình)
x x x x x x Tư liệu in
- Sách giáo khoa Địa lí 12 (NXB Giáo dục)
- Sách giáo khoa GDCD 10, 11, 12 (NXB Giáo dục) - Sách giáo khoa Lịch Sử 12 (NXB Giáo dục)
- Non nước Việt Nam 63 tỉnh thành (Nhà xuất bản thời đại)
- Địa lí các tỉnh, thành phố Việt Nam - Lê Thông - Di sản thế giới tập 2 (Nhà xuất bản Trẻ) x x x x x x x x x
Đồ dùng - Tranh ảnh, phim tư liệu.
- Các sản phẩm mẫu của học sinh.
x x Nguồn
internet
- www.wipikedia Bách khoa toàn thư Việt Nam
- http://www.google.com.vn - http://www.youtube.com - http://www.mp3.zing.vn x x x x x x x x Khác - Thông báo với nhà trường và giáo viên vềchương
trình này.
4) Tiến trình thực hiện dự án
Hình 2.12. Tiến trình thực hiện dựán “Vịnh Hạ Long - Di sản thiên nhiên, dấu ấn lịch sử”
(Tác giả thiết kế)
5) Hoạt động của giáo viên và học sinh Hoạt động 1:Khởi động và giao nhiệm vụ
(Tiết 1 - Tuần 1 theo kế hoạch của dự án) a) Mục tiêu
- Xây dựng được các nội dung cần tìm hiểu. - Thành lập được các nhóm theo sở thích. - Phổ biến nhiệm vụ cho các nhóm. - Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm.
b) Cách thức tổ chức hoạt động
Giáo viên giới thiệu dự án cho học sinh: GV nêu một tình huống
Có một đoàn khách du lịch quốc tế đến thăm quan tại Hạ Long, em hãy giới thiệu với du khách quốc tế về di sản thiên nhiên thế giới - vịnh Hạ long.