Lưu hành viruscú mA tại các chợ lấy mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sự lưu hành của virus cúm a h5n6 trên đàn gia cầm sống tại một số chợ của tỉnh quảng ninh và ứng dụng phương pháp real time RT PCR trong chẩn đoán bệnh​ (Trang 72 - 84)

Kết quả ở hình 3.11 cho thấy: trong tổng số 399 mẫu xét nghiệm có 134 mẫu dương tính với virus cúm A (dương tính với gen M), chiếm tỷ lệ 33,58%. Trong đó, chợ Rừng có tỷ lệ cao nhất chiếm 50% trên tổng số mẫu bệnh phẩm đã lấy; chợ trung tâm TP Cẩm Phả, chợ KaLong TP Móng Cái và điểm thu gom phường Minh Thành có tỷ lệ gia cầm nhiễm virus cúm A khá tương đương nhau giao động từ 30,25% - 33,77%.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về tỷ lệ mẫu dương tính với virus cúm gia cầm type A tại các chợ. Nguyên nhân chủ quan là phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu trong quá trình vận chuyển về phòng thí nghiệm không đúng kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn . Bên cạnh nguyên nhân chủ quan là những nguyên nhân khách quan cũng ảnh hưởng tới sụ khác nhau này.

Chợ Rừng có tỷ lệ nhiễm virus cúm type A nhiều nhất là do gia cầm ở chợ này được buôn bán nhiều, ngoài nguồn gốc được các tư thương thu gom từ Bắc Giang còn có cả của các hộ chăn nuôi tại ở nhiều nơi khác nhau sau đó tập trung đưa về chợ. Bên cạnh đó còn có cả các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ mang đến chợ, gia cầm tại địa phương quanh khu chợ này không thực hiện việc tiêm phòng vacxin triệt để.

Từ đây gia cầm lại được giết mổ, mua bán đem đi nơi khác dẫn đến tỷ lệ nhiễm virus cúm A cao nhất. Hai chợ và điểm thu gom còn lại có tỷ lệ gia cầm nhiễm cúm type A thấp hơn, do số lượng gia cầm được giết mổ, buôn bán tại đây ít hơn; nguồn gốc được kiểm định rõ ràng và công tác vệ sinh khử trùng cũng được thực hiện tốt hơn.

Sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với virus cúm type A (dương tính với gen M), chúng tôi tiếp tục tiến hành phản ứng Real Time RT – PCR để xác định xem có sự lưu hành gen H5 trong các mẫu dương tính với gen M (gen cúm A) mà chúng tôi đã xác định được. Kết quả xét nghiệm virus cúm H5 được chúng tôi trình bày ở bảng 3.15

Bảng 3.15. Tỷ lệ nhiễm virus cúm Subtype H5 giữa các chợ lấy mẫu

STT Chợ (điểm) Số mẫu XN Kết quả XN cúm A Kết quả XN cúm subtype H5 Số mẫu (+) Tỷ lệ (%) Số mẫu (+) Tỷ lệ (%) 1 P. Minh Thành 119 39 32,77 0 0 2 TT TP. Cẩm Phả 119 36 30,25 0 0 3 Ka Long Móng Cái 119 38 31,93 0 0 4 Chợ Rừng 42 21 50,00 0 0 Tổng 399 134 33,58 0 0,00 32,77 0 30,25 0 31,93 0 50,00 0 P. Minh Thành TT TP. Cẩm Phả Ka Long Móng Cái Chợ Rừng Chợ Tỷ lệ % cúm A Tỷ lệ % cúm subtype H5

Hình 3.12. Lưu hành virus cúm A/H5N6 tại các chợ lấy mẫu

Theo kết quả bảng 3.15 và hình 3.12 chúng tôi xác định được không có mẫu nào dương tính với virus cúm subtype H5. Mặc dù cả 3 chợ và 1 điểm thu gom có tỷ lệ dương tính với cúm type A khá cao giao động từ ( 30,25% - 50%) nhưng không có mẫu dương tính với virus cúm subtype H5.

Không có sự lưu hành của virus cúm subtype H5 là do công tác kiểm soát, kiểm dịch số lượng gia cầm nhập lậu và gia cầm từ nơi khác chuyển đến đã được thực hiện quyết liệt, triệt để. Cùng với khâu kiểm dịch tại các chợ đã được thực hiện đầy đủ, đúng quy định. Khâu vệ sinh và sát trùng triệt để, các khu chợ đã được tiêu độc khử trùng, quá trình vận chuyển gà vào chợ cũng đã được tiêu độc khử trùng. Bên cạnh đó, khi gia cầm được gom lên các xe tư thương cán bộ thú y đã kiểm tra cẩn thận rồi mới cấp phép.

Không sự lưu hành của subtype H5 nên không có sự lưu hành subtype N6 ở 3 chợ và điểm thu gom. Như vậy qua kết quả điều tra tôi nhân thấy, tỷ lệ nhiễm virus cúm type A khá cao trong năm 2019 – 6/2020, tuy nhiên không có sự lưu hành của sutype A/H5N6.

3.4. Đề xuất biện pháp khống chế dịch cúm gia cầm

Để chủ động ngăn chặn dịch cúm gia cầm, hạn chế thấp nhất virus cúm lây nhiễm và gây tử vong cho người, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng, giảm thiểu thiệt hại cho ngành chăn nuôi, cần tập trung chỉ đạo các biện pháp cụ thể sau:

- Các bộ, ban, ngành Trung ương hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai thực hiện “Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp đối với các chủng virus cúm gia cầm nguy hiểm có khả năng lây sang người”.

- Cần tập trung triển khai thực hiện các biện pháp để ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của virus A/H5N1, A/H5N6 và các chủng virus cúm gia cầm khác vào Việt Nam.

- Tăng cường lấy mẫu giám sát trên gia cầm và môi trường nhằm phát hiện virus cúm A/H7N9 và các chủng virus khác trên gia cầm nhập lậu, tại các chợ buôn bán gia cầm sống nhằm phát hiện sớm và có biện pháp xử lý kịp thời.

- Tuyên truyền cho người chăn nuôi, buôn bán gia cầm thực hiện tốt công tác vệ sinh, khử trùng tiêu độc, khuyến khích áp dụng các mô hình chăn nuôi an toàn dịch bệnh, nâng cao hơn nữa tỷ lệ tiêm phòng vacxin cúm trên đàn gia cầm nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm và phát tán virus.

- Khi có gia cầm bị bệnh và chết, hộ chăn nuôi phải báo ngay cho trưởng thôn để báo cáo Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm của xã và cấp trên. Căn cứ vào kết quả xét nghiệm và tình hình phát triển của dịch, các cơ sở chăn nuôi, nơi buôn bán gia cầm sống, cơ sở giết mổ, chế biến gia cầm phải thực hiện theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm cấp tỉnh quyết định việc mở rộng phạm vi tiêu hủy gia cầm trong vùng có dịch. Phải tiêu hủy tất cả các đàn gia cầm phát hiện có virus mặc dù không có dấu hiệu mắc bệnh.

- Tiến hành vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường trong vòng bán kính 3 km từ điểm có dịch; phun thuốc khử trùng các phương tiện ra vào khu vực có dịch.

- Tiêm phòng bao vây cho toàn bộ gia cầm trong vùng vành đai 3-5 km tính từ điểm có dịch. Khoanh vùng bán kính 3 km kể từ điểm có dịch; tổ chức giám sát đàn gia cầm trong vùng dịch; bố trí lực lượng canh gác không để vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm ra khỏi vùng dịch.

- Cần thông tin kịp thời, chính xác cho người dân về diễn biến tình hình dịch cúm gia cầm và các biện pháp phòng chống dịch .

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận

Từ các kết quả nghiên cứu tại tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi rút ra kết luận như sau: 1. Trong giai đoạn từ 2015 – 2020 tỉnh Quảng Ninh xảy ra 23 ổ dịch làm chết và tiêu hủy 40.895 con gia cầm các loại, có sự lưu hành cả 2 chủng vius H5N1 và H5N6.

- Từ năm 2015 đến 6/2020 dịch cúm gia cầm xảy ra rải rác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tỷ lệ mắc bệnh và tiêu hủy là 0,30 % biến động từ 0,07 – 0,31%.

- Các mùa khác nhau thì tỷ lệ mắc bệnh khác nhau, cao nhất vào mùa đông (37,07%), tiếp đến là mùa hè (32,84)%, mùa xuân (30,08%) và thấp nhất là mùa thu (0%).

- Gà có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là 64,36%, tiếp là vịt 33,96% và các loại gia cầm khác là 1,66%.

- Chăn thả gia cầm tự do tỷ lệ mắc bệnh cúm cao nhất là 71,40%, bán chăn thả 21,87% và nuôi nhốt hoàn toàn tỷ lệ thấp nhất 6,71%.

- Chăn nuôi gia cầm quy mô dưới 200 tỷ lệ mắc bệnh cúm cao nhất (71,78%), quy mô đàn 200-500 chiếm (8,66%) và ở quy mô lớn hơn 500 con (19,54%).

2. Kết quả tiêm phòng vắc xin cúm A/H5N1 cho đàn gia cầm của tỉnh Quảng Ninh đạt tỷ lệ khá cao

- Năm 2019 tỷ lệ tiêm phòng cho toàn đàn gia cầm của tỉnh Quảng Ninh đạt từ 89,25 – 93,80%.

- 6/202 tỷ lệ tiêm phòng đạt 92,67%.

- Tình hình tiêm phòng vacxin tại 1 số huyện, thị, thành phố có chợ và điểm thu gom lấy mẫu của tỉnh Quảng Ninh có tỷ lệ tiêm phòng cao. Năm 2019 tỷ lệ tiêm phòng giao động từ 85,23% - 100%, nửa đầu năm 2020 tỷ lệ tiêm phòng giao động từ 71,50% – 100%

3. Sự lưu hành của virus cúm A/H5N6 tại các chợ gia cầm sống có tỷ lệ:

- Tỷ lệ dương tính với virus cúm A trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2019 – 6/ 2020 là 33.58%.

- Tỷ lệ dương tính với virus cúm subtype H5 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2019 – 6/2020 là 0%.

- Tỷ lệ dương tính với virus cúm subtype N6 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2019 – 2020 là 0%.

- Phát hiện 4/4 100% chợ, điểm thu gom có lưu hành virus cúm type A, không có chợ, điểm thu gom giám sát có sự lưu hành virus cúm subtype H5, chủng lưu hành subtype N6.

2. Đề nghị

Hàng năm phải rà soát, thống kê tổng đàn gia cầm tại các địa phương đảm bảo chính xác, xây dựng và triển khai kế hoạch tiêm phòng vacxin cúm cho đàn gia cầm tại địa phương theo 2 vụ xuân - hè và thu - đông cũng như tiêm phòng bổ sung cho đàn gia cầm mới được tái đàn đảm bảo gia cầm được miễn dịch với mầm bệnh. Lựa chọn loại vacxin phù hợp với chủng virus lưu hành tại địa phương theo khuyến cáo của Cục Thú y.

Tiếp tục tiến hành chương trình giám sát sự lưu hành của virus cúm gia cầm type A/H5N6 trên đàn gia cầm tại các chợ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cũng như các tỉnh có đường biên giới với Trung Quốc, các tỉnh nằm trên tuyến đường vận chuyển gia cầm nhập lậu với số lượng mẫu nhiều hơn qua các vòng trong năm. Bên cạnh đó cần có hướng chuyển đổi, xây dựng các chợ buôn bán, các lò giết mổ tập trung có sự quản lý, giám sát chặt chẽ của Cơ quan thú y với đầy đủ trang thiết bị kỹ thuật nhằm nhanh chóng phát hiện và xử lý gia cầm có nguy cơ mắc cúm.

Trong chăn nuôi chú trọng đến công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng, không nuôi hỗn hợp gia cầm, tiêm phòng định kỳ, không giết mổ gia cầm trong khu chăn nuôi để giảm thiểu nguy cơ gây ra dịch cúm gia cầm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu trong nước:

1. Bùi Quang Anh, Văn Đăng Kỳ (2004), “Bệnh cúm gia cầm: lưu hành bệnh, chẩn đoán và kiểm soát dịch bệnh”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập 11(3), tr. 69 - 75. 2. Bùi Quang Anh (2005), Báo cáo vềdịch cúm gia cầm, Hội nghị kiểm soát dịch

cúm gia cầm khu vực châu Á do FAO, OIE tổ chức, từ 23 – 25 tháng 2 năm 2005,thành phố Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn Tuấn Anh (2006), “Dịch cúm gia cầm hai năm qua – nguyên nhân tính

chất dịch và những tồn tại”. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội, 3-7.

4. Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm (2014), Báo cáo công tác phòng chống dịch cúm gia cầm.

5. Lê Phú Bình (2010), Giám sát sau tiêm phòng vacxin cúm gia cầm H5N1 tại Bình

Định trong 02 năm 2009 - 2010, Luận Văn Thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam.

6. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2005), Tiêu chuẩn ngành - Quy trình chẩn đoán bệnh

cúm gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Bộ Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn (2005), Hướng dẫn thực hiện một số biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm (H5N1) ở gia cầm. Thông tư số 69/2005/TT-BNN, Hà Nội.

8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2020). Công điện khẩn số 735/CĐ- BNN-TY ngày 03 tháng 02 năm 2020 về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Cúm gia cầm.

9. Chi cục Chăn nuôi và Thú Y tỉnh Quảng Ninh (2018), Báo cáo tổng kết công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm giai đoạn 2014 – 2018.

10. Cục thú y (2016), Báo cáo chuyên đề Công tác thú y năm 2016 và kế hoạch công tác Thú y năm 2017, tr 3.

11. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2019), công văn số 10/TY-DT ngày 18/01/2019 về việc triển khai chương trình giám sát cúm gia cầm do CDC tài trợ.

12. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2019), dự thảo 6 về kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh cúm gia cầm giai đoạn 2019 – 2025.

13. Nguyễn Thị Dàng (2010), Nghiên cứu một số đặc điểm dịich tễ, sự lưu hành của bệnh cúm gia cầm và hiệu quả sử dụng vacxin trong thực địa tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, ĐH Thái Nguyên, tr. 77.

14. Đỗ Tiến Đạt (2016), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và giám sát virus cúm A/H5N1 gây bệnh cúm gia cầm tại tỉnh Lạng Sơn từ năm 2011 - 2016, Luận văn thạc sĩ Thú y, ĐH Thái Nguyên.

15. Nguyễn Hữu Đệ (2011), Tình hình dịch cúm gia cầm và kết quả tiêm phòng vacxin H5N1, H5N2 của Trung Quốc cho gà, vịt nuôi tại Bắc Ninh từ năm 2004 đến năm 2010, Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp, ĐH Nông nghiệp Hà Nội. 16. Đỗ Thị Vân Giang, Đỗ Thị Vân Hương, Vũ Thị Ánh Huyền (2019), “Thực

trạng dịch cúm gia cầm tại Quảng Ninh 2013 - 2018”, Tạp chí Khoa học Kỹ

thuật Chăn nuôi, tháng 6 năm 2019.

17. Nguyễn Thị Thúy Hà (2007), Nghiên cứu đáp ứng miễn dịch của gà tại một số

cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia được sử dụng vacxin phòng chống cúm gia cầm H5N1, Luận Văn Thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam.

18. Nguyễn Bá Hiên, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Thị Lan, Nguyễn Tùng, Đỗ Ngọc Thú y, Trần Quang Vui, Huỳnh Mỹ Lệ, Trịnh Đình Thâu, Lê Văn Phan, Phạm Đức Phúc và Phạm Thị Mỹ Dung (2014). Bệnh cúm ở người và động vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

19. Lê Thanh Hoà (2004), Họ Orthomyxoviridae và nhóm virus cúm A gây bệnh cúm gà và người, Viện khoa học công nghệ.

20. Lê Thanh Hòa (2006), Chiến lược nghiên cứu ứng dụng virus vector tái tổ hợp trong sản xuất vacxin thế hệ mới. Tạp chí Công nghệ Sinh học 4(4), tr. 397 – 416. 21. Đăng Văn Kỳ (2012), “ Dịch cúm gia cầm từ đầu năm 2012 đến nay và các biện

pháp phòng chống”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập 19, số 5, tr. 79 - 84. 22. Phạm Hồng Kỳ, Phạm Minh Hằng và Nguyễn Viết Không (2018). Sinh thái dịch

23. Hoàng Thị Ngọc Lan (2017), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của bệnh cúm gia cầm và đáp ứng miễn dịch của gà, vịt với vacxin vô hoạt H5N1, chủng RE-5 tại tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ Thú y, ĐH Thái Nguyên.

24. Nguyễn Thị Lan, Phạm Ngọc Thạch, Đào Lê Anh, Trịnh Thâu (2017), Giám sát sự lưu hành virus cúm A (H5N1, H5N6 và H7N9) tại một số chợ ở các tỉnh biên giới phía bắc giáp Trung Quốc, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, tập 15, số 2: 178-187.

25. Phạm Sỹ Lăng (2004), Diễn biến của bệnh cúm gà trên thế giới, Hội thảo một

số biện pháp khôi phục đàn gia cầm sau dập dịch, Hà Nội, tr. 33 - 38.

26. Nguyễn Văn Lâm, Tô Long Thành, Nguyễn Hoàng Đăng và Nguyễn Đăng Thọ (2018). “Hiệu lực một số loại vacxin cúm gia cầm sử dụng trên gà chống lại virus cúm A/H5N6 CLADE 2.3. 4.4 B”. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, (1), 11.

27. Lê Văn Lương (2015), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh cúm gia cầm và

đáp ứng miễn dịch của gà, vịt đối với vacxin A.H5N1 tại 03 huyện Tĩnh Gia, Quảng Xương, Như Thanh tỉnh Thanh Hóa, biện pháp khống chế, Luận văn thạc sĩ Thú y, ĐH Thái Nguyên.

28. Lưu Hữu Mãnh, Nguyễn Bá Thành, Trương Thị Kim Dung, Đặng Thanh Tùng, Nguyễn Hiền Trung, Xầm Văn Lang, Chau Bora, Nguyễn Thị Thanh Tâm (2009),

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sự lưu hành của virus cúm a h5n6 trên đàn gia cầm sống tại một số chợ của tỉnh quảng ninh và ứng dụng phương pháp real time RT PCR trong chẩn đoán bệnh​ (Trang 72 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)