STT Chợ (điểm) Số mẫu XN Kết quả XN Số mẫu (+) Tỷ lệ (%) 95%CI 1 P. Minh Thành 119 39 32,77 24,4 42,0 2 TT TP. Cẩm Phả 119 36 30,25 22,2 39,3 3 Ka Long Móng Cái 119 38 31,93 23,7 41,1 4 Chợ Rừng 42 21 50,00 34,2 65,8 Tổng 399 134 33,58 29,0 38,5
Qua kết quả bảng 3.14 cho thấy, trong tổng số 399 mẫu xét nghiệm có 134 mẫu dương tính với virus cúm A (dương tính với gen M) chiếm 33,58%; với phương pháp nhị thức chính xác khoảng tin cậy 95% cho tỷ lệ lưu hành nằm trong khoảng tin cậy cận dưới và cận trên (29,0 – 38,5). Trong đó, điểm thu gom và các chợ có tỷ lệ lưu hành nằm phường Minh Thành có 39/119 mẫu chiếm 32,77% nằm trong khoảng tin cậy (24,4 – 42,2), chợ Trung tâm TP Cẩm Phả có 36/119 mẫu chiếm 30,25% nằm trong khoảng tin cậy (22,2 – 39,3), cho phép chợ KaLong TP Móng Cái có 38/119 mẫu chiếm 31,93% nằm trong khoảng tin cậy (23,7 – 41,1) và chợ Rừng có 21/42 mẫu chiếm 50% nằm trong khoảng tin cậy (34,2 – 65,8).
33,77 30,25 31,93 50,00 0 10 20 30 40 50
P. Minh Thành TT TP. Cẩm Phả Ka Long Móng Cái Chợ Rừng
Tỷ lệ (%)
Hình 3.11. Lưu hành virus cúm A tại các chợ lấy mẫu
Kết quả ở hình 3.11 cho thấy: trong tổng số 399 mẫu xét nghiệm có 134 mẫu dương tính với virus cúm A (dương tính với gen M), chiếm tỷ lệ 33,58%. Trong đó, chợ Rừng có tỷ lệ cao nhất chiếm 50% trên tổng số mẫu bệnh phẩm đã lấy; chợ trung tâm TP Cẩm Phả, chợ KaLong TP Móng Cái và điểm thu gom phường Minh Thành có tỷ lệ gia cầm nhiễm virus cúm A khá tương đương nhau giao động từ 30,25% - 33,77%.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về tỷ lệ mẫu dương tính với virus cúm gia cầm type A tại các chợ. Nguyên nhân chủ quan là phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu trong quá trình vận chuyển về phòng thí nghiệm không đúng kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn . Bên cạnh nguyên nhân chủ quan là những nguyên nhân khách quan cũng ảnh hưởng tới sụ khác nhau này.
Chợ Rừng có tỷ lệ nhiễm virus cúm type A nhiều nhất là do gia cầm ở chợ này được buôn bán nhiều, ngoài nguồn gốc được các tư thương thu gom từ Bắc Giang còn có cả của các hộ chăn nuôi tại ở nhiều nơi khác nhau sau đó tập trung đưa về chợ. Bên cạnh đó còn có cả các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ mang đến chợ, gia cầm tại địa phương quanh khu chợ này không thực hiện việc tiêm phòng vacxin triệt để.
Từ đây gia cầm lại được giết mổ, mua bán đem đi nơi khác dẫn đến tỷ lệ nhiễm virus cúm A cao nhất. Hai chợ và điểm thu gom còn lại có tỷ lệ gia cầm nhiễm cúm type A thấp hơn, do số lượng gia cầm được giết mổ, buôn bán tại đây ít hơn; nguồn gốc được kiểm định rõ ràng và công tác vệ sinh khử trùng cũng được thực hiện tốt hơn.
Sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với virus cúm type A (dương tính với gen M), chúng tôi tiếp tục tiến hành phản ứng Real Time RT – PCR để xác định xem có sự lưu hành gen H5 trong các mẫu dương tính với gen M (gen cúm A) mà chúng tôi đã xác định được. Kết quả xét nghiệm virus cúm H5 được chúng tôi trình bày ở bảng 3.15