Tỷ lệ mắcbệnh cúm theo loại gia cầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sự lưu hành của virus cúm a h5n6 trên đàn gia cầm sống tại một số chợ của tỉnh quảng ninh và ứng dụng phương pháp real time RT PCR trong chẩn đoán bệnh​ (Trang 51 - 56)

Năm Tổng số gia cầm mắc (con) Loại gia cầm Vịt Loại khác Số lượng mắc (con) Tỷ lệ (%) Số lượng mắc (con) Tỷ lệ (%) Số lượng mắc (con) Tỷ lệ (%) 2015 2.300 1.300 56,52 800 34,78 200 8,70 2016 10.572 2.995 28,32 7.318 69,22 259 2,44 2017 10.915 10.763 98,60 152 1,39 - 0 2018 10.853 5.010 46,16 5.620 51,78 223 2,05 2019 3.000 3.000 100 - 0 - 0 2020 3.255 3.255 100 - 0 - 0 Tính chung 40.895 26.323 64,36 13.890 33,96 682 1,66

Kết quả bảng 3.4 cho thấy, loại gia cầm khác nhau thì tỷ lệ mắc bệnh cúm cũng khác nhau. Tất bả các loài gia cầm đều có khả năng cảm nhiễm với virus cúm gia cầm, trong đó gà mắc bệnh với tỷ lệ cao nhất (chiếm 64,36% so với tổng số gia cầm mắc trong giai đoạn 2015 – 6/2020), sau đó đến vịt (chiếm 33,96%), các loại gia cầm khác như ngan, ngỗng, chim bồ câu và chim cút tỷ lệ mắc bệnh là thấp nhất, chiếm 1,66%. Theo số liệu thống kê về tình hình dịch cúm gia cầm qua các năm cho thấy:

Năm 2015, số gà nhiễm bệnh cúm chiếm tỷ lệ cao. Trong tổng số 2.300 gia cầm mắc bệnh có 1.300 con gà, chiếm tỷ lệ 56,52%; 800 con vịt, chiếm 34,78% và 200 gia cầm khác, chiếm 8,70%.

Năm 2016, số gia cầm nhiễm cúm nhiều nhất là loài vịt, sau đó đến gà và tỷ lệ nhiễm ít nhất là các loài gia cầm khác. Trong tổng số 10.572 gia cầm mắc bệnh có 2.995 con gà, chiếm tỷ lệ 28,32%; 7.318 con vịt, chiếm 69,22% và 259 gia cầm khác, chiếm 2,44%.

Năm 2017, trong tổng số 10.915 con gia cầm mắc bệnh cúm, tỷ lệ nhiễm bệnh ở gà rất cao có 10.763 con (chiếm 98,61%) và tỷ lệ nhiễm ở vịt chỉ có 152 con chiếm 1,39%.

Năm 2018, tỷ lệ nhiễm bệnh ở gà và vịt khá tương đương nhau, tỷ lệ nhiễm bệnh ở loài gia cầm khác ít. Trong tổng số 10.850 gia cầm mắc bệnh có 5.010 con gà, chiếm tỷ lệ 46,16%; 5.620 con vịt, chiếm 51,78% và chỉ có 223 gia cầm khác nhiễm bệnh, chiếm 2.05%.

Năm 2019, có 3.000 con gà thuộc 1 hộ gia đình nuôi gà thuộc xã Quảng Chính, huyện Hải Hà mắc bệnh cúm gia cầm, chiếm tỷ lệ 100%.

Nửa đầu năm 2020, có 3255 con gà của 1 hộ gia đình ở xã Dực Yên, huyện Đầm Hà mắc bệnh, cúm gia cầm chiếm 100%.

Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với nghiên cứu của Đỗ Thị Vân Giang (2019), tất cả các loài gia cầm đều có khả năng cảm nhiễm với virus cúm gia cầm, tuy nhiên, trong các năm điều tra tại tỉnh Quảng Ninh không thấy bệnh xuất hiện trên các loại chim nuôi (bồ câu, chim cút…) mà chỉ xuất hiện trên đàn gà, vịt, ngan và ngỗng. Số lượng gà mắc bệnh cúm chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm (61,28%), tiếp đến vịt chiếm (35,22%) và thấp nhất ở ngan, ngỗng chiếm (3,49%).

Hình 3.5. Biểu đồ tỷ lệ mắc bệnh cúm gia cầm theo loại gia cầm

Kết quả hình 3.5 cho thấy, cột cao nhất biểu thị tỷ lệ mắc cúm gia cầm trên loài gà là cao nhất (64,36%); tiếp đó là vịt tỷ lệ mắc (33,96%) và thấp nhất là ngan, ngỗng (1,66%).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với Bùi Quang Anh và cộng sự (2004), vịt nuôi bị nhiễm virus cúm H5N1 nhưng ít phát thành bệnh do vịt có sức đề kháng với virus này.

Theo Nguyễn Trường Sơn (2018) nghiên cứu tỷ lệ nhiễm bệnh cúm theo loại gia cầm tại Thái Nguyên và cho biết: Loại gia cầm khác nhau thì tỷ lệ bệnh cũng khác nhau, trong đó gà mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 81,98%), sau đó đến ngan (chiếm 15,45%), vịt chiếm tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất (chiếm 2,57%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi hơi khác so với nghiên cứu của tác giả trên có thể là do loại gia cầm nuôi tại 2 địa phương khác nhau, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng chống dịch bệnh khác nhau.

3.1.5. Tỷ lệ mắc bệnh cúm gia cầm theo phương thức chăn nuôi

Chăn nuôi gia cầm của tỉnh Quảng Ninh khá đa dạng, hiện tồn tại ba phương thức chăn nuôi chính đó là: nuôi nhốt hoàn toàn là những hộ gia đình chăn nuôi với số lượng nhiều (chủ yếu là chăn nuôi gà công nghiệp), với quy mô dưới 1000 con gọi là mô hình trang trại; nuôi bán chăn thả và chăn thả tự do. Trong đó, chăn thả tự

do là phương thức chăn nuôi phổ biến nhất ở tỉnh Quảng Ninh, với số lượng khoảng vài chục đến vài trăm con/hộ. Chúng tôi đã nghiên cứu về tỷ lệ gia cầm ở các phương thức chăn nuôi khác nhau mắc bệnh cúm kết quả được thể hiện qua bảng 3.5 và hình 3.6

Bảng 3.5. Tỷ lệ mắc bệnh cúm gia cầm theo phương thức chăn nuôi

Năm

Tổng số gia cầm

mắc (con)

Phương thức chăn nuôi Nuôi nhốt (con) Tỷ lệ (%) Bán chăn thả (con) Tỷ lệ (%) Chăn thả tự do (con) Tỷ lệ (%) 2015 2.300 300 13,04 860 37,39 1.140 49,56 2016 10.572 815 7,70 1.252 11,84 8.505 80,44 2017 10.915 960 8,79 2.065 18,91 7.890 72,28 2018 10.853 670 6,17 1.845 16,99 8.338 76,82 2019 3.000 - 0 1.250 41,66 1,750 58,33 2020 3.255 - 0 1.675 51,45 1,580 48,54 Tính chung 40.895 2.745 6,71 8.947 21,87 29.203 71,40

Qua bảng 3.5 và hình 3.6 cho thấy: Đối với các phương thức chăn nuôi gia cầm khác nhau thì tỷ lệ gia cầm mắc bệnh cúm khác nhau: gia cầm được nuôi theo phương thức chăn thả tự do có tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất có 29.203 con mắc bệnh so với tổng số gia cầm mắc bệnh là 40.895 con trong giai đoạn 2015 – 6/2020 chiếm (71,4%), phương thức bán chăn thả tỷ lệ gia cầm mắc bệnh là 8.947 con so với tổng số gia cầm mắc bệnh chiếm (21,87%), phương thức nuôi nhốt hoàn toàn tỷ lệ mắc thấp nhất 2.745 con chiếm (6,71%).

Như vậy, ở những gia trại chăn nuôi gà công nghiệp tập trung (nuôi nhốt) thường thực hiện tiêm phòng bệnh đầy đủ, vệ sinh phòng bệnh nghiêm ngặt, vì vậy tỷ lệ mắc bệnh rất thấp . Các hộ chăn nuôi theo phương thức chăn thả tự do có tỷ lệ cúm gia cầm cao nhất là vì phương thức chăn nuôi này gia cầm thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài, đặc biệt là động vật mẫn cảm truyền bệnh cúm gia cầm, cũng từ phương thức chăn thả tự do sẽ dẫn đến chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng kém, điều kiện vệ sinh thú y không đạm bảo làm cho gia cầm dễ nhiễm bệnh và tốc độ lây lan nhanh hơn. Các hộ này nuôi gia cầm chủ yếu là để tận dụng, cải thiện cải thiện đời sống sinh hoạt hằng ngày nên không chú ý đến tiêm vacxin H5N1 phòng bệnh cúm cho gia cầm, các biện pháp an toàn sinh học, cách ly gia cầm với chim hoang...cũng ít được chú trọng.

Kết quả điều tra này cũng phù hợp với công bố của Đỗ Tiến Đạt (2016) khi nghiên cứu về tình hình dịch cúm gia cầm tại Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2016 đã cho biết, việc áp dụng phương thức chăn thả tự do thì tỷ lệ gia cầm mắc bệnh cúm là cao nhất 80,90%; bán công nghiệp 11,49% và chăn nuôi công nghiệp tỷ lệ mắc cúm thấp nhất 7,62%.

Do vậy, để hạn chế khả năng mắc bệnh cúm gia cầm, cần làm tốt việc tuyên truyền để người dân hiểu được tác dụng tiêm vacxin phòng bệnh, khi dịch phát ra cần tiêu huỷ triệt để những gia cầm bị mắc bệnh để hạn chế việc lây nhiễm bệnh.

3.1.6. Tỷ lệ mắc bệnh cúm theo quy mô đàn gia cầm

Để đánh giá được những biến động về tỷ lệ mắc cúm gia cầm theo quy mô đàn, chúng tôi tiến hành điều tra và thu thập số liệu tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015 – 6/2020. Kết quả được thể hiện qua bảng 3.6 và hình 3.7.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sự lưu hành của virus cúm a h5n6 trên đàn gia cầm sống tại một số chợ của tỉnh quảng ninh và ứng dụng phương pháp real time RT PCR trong chẩn đoán bệnh​ (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)