.Khái niệm quảnlý ngânsách nhà nước cấphuyện

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 33)

2 .Mục tiêu vànhiệm vụ nghiên cứu

1.1.2 .Khái niệm quảnlý ngânsách nhà nước cấphuyện

Quản lý ngân sách cấp huyện(ngân sách địa phương) là việc thực hiện quản lý các khoản thu – chi tại địa phương theo vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cấp huyện đã được phân cấp theo quy định.

Mục tiêu phân cấp quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện đó là nhằm bảo đảm các nguồn lực tài chính trên địa bàn huyện được huy động, phân phối và sử dụng một cách hiệu quả nhất, đồng thời, đảm bảo tính chủ động, sáng tạo trong các hoạt động về khai thác, sử dụng vốn NSNN, sự kết hợp hài hòa giữa quyền lực trong quản lý nhà nước của chính quyền.

1.1.3. Vị trí, vai trò, nguyên tắc, nội dung quản lý NSNN cấp huyện

1.1.3.1. Vị trí, vai trò ngân sách nhà nước cấp huyện

Ngân sách nhà nước cấp huyện mang bản chất là NSNN, là một chỉnh thể thống nhất cấu thành ngânsách nhà nước;là công cụ để chính quyền nhà nước cấp huyện thực hiện vai trò chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong quản lý KT -XH, quốc phòng,an ninh tại địa phương.

Ngân sách nhà nước cấp huyện được hình thành, gắn liền và là một trong những công cụ điều hành của chính quyền hành chính cấp huyện. Đó là mối quan hệ giữa chính quyền Nhà nước cấp huyện với các tổ chức, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, hộ gia đình, các cá nhân trên địa bàn huyện. Trên cơ sở đó nhằm đáp ứng các nhu cầu chi và mới có thể thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương.

1.1.3.2.Mục tiêu của quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện

Ngân sách của nhà nướcchính quyền huyện có vị trí, tầm quan trọng đặc biệt đối với cấp huyện, là nguồn cung cấp tài chính cho toàn bộ hoạt động bộ máy chính quyền, là phương tiện vật chất để chính quyền các cấp thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước, NSNN có vai trò đặc biệt quan trọng, là công cụ chủ yếu thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển KT - XH, đảm bảo an ninh quốc phòng. Vì vậy, việc tăng cường đổi mới quản lý thu - chi ngân sách ở các cấp, trong đó bao gồm NSNN cấp huyện nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý ngân sách, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực trong thu - chi ngân sách ở địa phương là một nhiệm vụ hết sức quan trọng.

1.1.3.3.Đặc điểm của ngân sách nhà nước cấp huyện

Trong hệ thống ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Thuộc nhóm ngân sách địa phương, ngân sách cấp huyện có đặc điểm căn bản như ngân sách nhà nước. Tuy vậy, ngân sáchnhà nước cấp huyện còn có một số đặc điểm cụ thể như:

- Ngân sách cấp huyện là cấp ngân sách cấp trên củaNS cấp xã,phường, thị trấn. Đây là cấp “nối tiếp” giữa ngân sách cấp tỉnh với ngân sách cấp xã, và chủ yếu là cấp thực hiện thu, chi do cấp tỉnh giao.

- Nguồn thu của NS cấp huyện bao gồm các khoản thu vào ngân sách được hưởng 100%; các khoản thu ngân sách được phân chia theo tỷ lệ %; các khoản thu bổ sung từ NS cấp trên và các khoản thu khác. Nguồn thu ngân sách cấp huyện không chỉ khác với nguồn thu của hai cấp ngân sách địa phương tỉnh, xã mà cũng có sự khác biệt giữa các tỉnh trong tỷ lệ được hưởng của ngân sách cấp huyện.

- Nhiệm vụ chia của NS cấp huyện được quy định bởi các văn bản theo quy định của pháp luật: Chi thường xuyên; chi đầu tư phát triển và chi khác

- Thực hiện quản lý ngân sách cấp huyện theo nguyên tắc chi không được vượt quá thu. Nguyên tắc này khác với ngân sách nhà nước cấp tỉnh và ngân sách trung ương.

- Ngân sách cấp huyện do chính quyền huyện (Hội đồng nhân dânvà Uỷ ban nhân dân) tổ chức quản lý gắn với nhiệm vụ thu, chi để thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương cấp huyện.

Từ những đặc điểm trên, ngân sách NN cấp huyện có vai trò hết sức quan trọng, là nguồn tài chính chủ yếu cho thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của huyện, vừa là đơn vị có chức năng điều phối ngân sách đối với các đơn vị xã, thị trấn…do đó, ngân sách cấp huyện là yếu tố mắt xích quan trọng trong quản lý vận hành của nhà nước.

1.1.3.4.Nội dung quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện

Quản lý NSNN là quá trình quản lý các khoản thu, chi như đã nêu chi tiết ở phần trên và được tiến hành ngay từ khâu khâu lập kế hoạch thu - chi, lập dự toán, tổ chức thực hiện, điều hành và kiểm soát các hoạt động thu, chi từ các quỹ NSNN.

Nội dung quản lý NSNN cấp huyện, gồm: (1) Quản lý thu; (2) Quản lý chi,(3) Việc cân đối NSNN cấp huyện.

Để Luật Ngân sách nhà nước đi vào đời sống xã hội mỗi địa phươn phải căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội tổ chức chức một cách sáng tạo vào các điều kiện cụ thể từ đó vận hành thu – chi hợp lý, đạt các mục tiêu đề ra (cả về phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, đảm bảo an ninh, trật tự xã hội…) và cuối năm tổng thu cân bằng tổng chi.

Các khoản thu - chi ngân sách cấp huyện được quy định tại Điều 5 Luật Ngân sách 83/2015/QH13) [26], thực hiện công tác quản lý:

- Quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyệnlà quản lý chặt chẽ các khoản thu theo quy định, bao gồm:

+ Quản lý các nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng 100%: “Thuế nhà đất; thuế tài nguyên; thuế muôn bài; thuế chuyển quyền sử dụng đất;tiền sử dụng đất; thuế sử dụng đất nông nghiệp tiền cho thuê đất; tiền đền bù thiệt hại về sử dụng đất; iền cho thuê tài sản và bán nhà thuộc sở hữu của nhà nước; lệ phí trước bạ; Thu từ (hoạt động xổ số kiến thiết; từ vốn góp ngân sách địa phương; vốn của ngân sách địa phương tại cơ sở kinh tế; quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh theo quy định); viện trợ không hoàn lại (tổ chức, cá nhân ở nước ngoài) cho địa phương theo quy định hiện hành củaNhà nước; phần nộp NSNN theo quy định của pháp luật từ (các loại phí, lệ phí do cơ quan, đơn vị thuộc địa phương tổ chức thu)”.

+ Quản lý các nguồn thu được phân chia (theo pháp luật quy định) theo tỷ lệ % giữa ngân sách tỉnh và NSNN cấp huyện;

+ Quản lý các khoản thu bổ sung từ ngân sách tỉnh;

+ Quản lý thu từ huy động đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định.

- Quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện:là các khoản chi lấy từ quỹ ngân sách nhà nước để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạnđáp ứng chi cho phát triển KT-XH, quốc phòng an ninh trên địa bàn của Huyện. Có thể thấy rõ hơn vai trò chi NSNN được phân tổ theo tổ chức của cơ quan nhà nước (Bộ,

ban ngành Trung ương, cơ quan Nhà nước địa phương…). Nếu để đáp ứng nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước đối với (xây dựng dự toán, quyết định dự toán, sử dụng kinh phí NSNN)từng đối tượng cụ thể, chúng ta phân loại theo mục đích sử dụng cuối cùng: Các khoản chi (Lương, phụ cấp lương, mua sắm hàng hoá, dịch vụ…). Nội dung trên cho ta thấy mỗi cách phân loại đều có mục đích và ý nghĩa riêng, chúng có nét chung cho biết một cách toàn diện tác động ngắn hạn hoặc dài hạn của việc chi tiêu quốc gia vào nhiệm vụ phát triển KT -XH mà Chính phủ đang theo đuổi.

Để nhiệm vụ chi ngân sách huyện đúng chính sách, theo quy định, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ và đảm bảo mọi hoạt động của địa phương, việc quản lý chi ngân sách cũng đóng vai trò hết sức quan trọng, đòi hỏi tính chính xác, chặt chẽ. Căn cứ vào các quy định đó, trên cơ sở thực tế tại mỗi địa phương, hoạt động quản lý chi ngân sách bao gồm:

+ Quản lý chi đầu tư phát triển: Là những khoản chi (để hình thành tài sản cố định; đầu tư xây dựng các công trình kinh tế trọng điểm;kết cấu hạ tầng KT – XH; trả các khoản nợ gốc và tiền vay…) những khoản chi này gắn với việc điều hành của Nhà nước, tạo môi trường, điều kiện cho mọithành phần kinh tế phát triển.

So sánh ta thấy có sự khác nhau cơ bảngiữa hai nhóm chi tiêu nêu trên đó là: Chi thường xuyên (Chi lương, chi chuyên môn, chi an sinh xã hội….); còn chi đầu tư phát triển (Chi các công trình mũi nhọn, trọng điểm; chi đầu tư cho phát triển con người…) trong những điều kiện nhất định.

*Quản lý chi thường xuyên: Chi thường xuyên là những khoản chi cần thiết và không thể trì hoãn, phải thực hiện thường xuyên (Hàng ngày, tuần, tháng, năm) nhằm đáp ứng hoạt động và vận hành của bộ máy Nhà nước. Đó là các hoạt động sự nghiệp kinh tế: Sự nghiệp giao thông vận tải; Sự nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy lợi, thủy sản; Sự nghiệp thị chính, đô thị; đo đạc, lập bản đồ và các hoạt động địa chính …; điều tra cơ bản; Các hoạt động sự nghiệp môi trường vàcác sự nghiệp kinh tế khác.

*Quản lý chi sự nghiệp (Giáo dục và đào tạo; y tế; văn hóa xã hội và các hoạt động sự nghiệp khác do địa phương quản lý; chi củng cố quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội); chi hoạt động (Cơ quan Nhà nước, cơ quan Đảng; tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp; tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của địa phương theo quy định của pháp luật); chi cho các đối tượng chính sách xã hội (Đối tượng do địa phương quản lý); chương trình mục tiêu quốc gia do Chính phủ giao cho địa phương quản lý; trợ cấp, trợ giá theo chính sách của Nhà nước và khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

* Quản lý chi trả nợ gốc, lãi các khoản tiền huy động cho đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật.

* Quản lý chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của tỉnh. * Quản lý chi bổ sung cho ngân sách nhà nước cấp dưới.

* Quản lý chi chuyển nguồn vốn NSĐP năm trước sang NSĐP năm sau. Toàn bộ các khoản chi quy định nêu trên đều được quản lý chặt chẽ theo luật đinh ở tất cả các khâu(Từ khâu lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước). Những yêu cầu, nguyên tắc, trình tự, nội dung như đã trình bày ở trên chỉ là những vấn đề có tính nguyên tắc. Trong mỗi khâu đều có các quy trình và cách làm phù hợp với từng địa phương và theo quy định của nhà nước.

- Kế toán và quyết toán thu- chingân sách nhà nước cấp huyện

Quyết toán chi ngân sách nhà nước phải là số thực chi và được phép hạch toán chi theo quy định hiện hành của Nhà nước. Số liệu báo cáo quyết toán phải trung thực, đầy đủ và chính xác, theo đúng dự toán được giao và các mục lục ngân sách nhà nước,tạiKhoản 5, Thông tư 328/2016/TT-BTC, quy định: “Việc

báo cáo định kỳ tình hình thu NSNN, báo cáo kế toán, quyết toán thu NSNN, hoàn trả khoản thu NSNN của ngân sách các cấp được lập theo đúng mẫu biểu, mục lục NSNN và thời hạn quy định của Bộ Tài chính” [1].

ngân sách nhà nước, qua số liệu quyết toán đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ ngân sách trong một năm tài chính, với các nội dung (Thực hiện dự toán; chấp hành các Luật ngân sách, chính sách, chế độ hiện hành của Nhà nước; phân tích đánh giá tác động của hoạt động thu - chi NSĐP đối với việc thực hiện nhiệm vụ về KT–XH…)trong một năm của địa phương. Do vậy, khi năm ngân sách kết thúc, các khoản thu - chi NSĐP phải được quyết toán đầy đủ, kịp thời, chính xác đúng chế độ theo quy định của Nhà nước.

Hạch toán kế toán, báo cáo, quyết toán thu - chi ngân sách nhà nước được báo cáo thông qua Kho bạc nhà nước được pháp luật quy định tại Thông tư Thông tư 328/2016/TT-BTCngày 26/12/2017 về hướng dẫn thu ngân sách và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn thực hiện.

Báo cáo quyết toán phải đảm bảo nguyên tắc chi không lớn hơn thu và phải được xác nhận số liệu của Kho bạc nhà nước.

Toàn bộ báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách (dù ở cấp nào) cũng phải được kiểm toán từ các tổ chức Kiểm toán độc lập nhằm tăng cường hiệu lực và tính pháp lý của của số liệu báo cáo.

Từ phân tích nêu trên cho thấy: Quản lý ngân sách nhà nước là hoạt động quản lý thu – chi ngân sách, hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước ở từng địa phương cao hay thấp, đạt yêu cầu hay không đều được thể hiện trong báo cáo quyết toán thu – chi, khâu cuối cùng của một chu trình ngân sách ở các cấp chính quyền.

- Phân tích, đánh giá hiệu quả quản lýngân sách nhà nước cấp huyện

Khi kinh tế càng phát triển, nguồn ngân sách cũng nhờ đó mà ngày càng đảm bảo và dồi dào hơn, chính quyền nhà nước các cấp cũng có thêm năng lực tăng thu, chi ngân sách cũng nhưsử dụng linh hoạt nguồn ngân sách hơn, đầu tư mạnh tay hơn vào các giá trị xã hội như xóa đói giảm nghèo, lạm phát, thất nghiệp, việc làm, an sinh xã hội, quốc phòng,an ninh, trật tự an toàn xã hội…

Hiệu quả của quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện trước nhất là chỉ tiêu: Cân đối ngân sách bằng không (0) tức tổng thu bằng tổng chi sau một chu kỳ dự toán, sau mỗi năm tổ chức thực hiện dự toán ngân sách tại địa phương.

Hiệu quả của quản lý ngân sách nhà nước sẽ được đánh giá cao nếu tổng thu lớn hơn tổng chi, cân đối ngân sách lớn hơn 0 (>0), cũng như dù nỗ lực thế nào, dù yếu tố nào tác động (cả khách quan lẫn chủ quan) tổng thu ngân sách nhỏ hơn tổng chi (<0)phần chênh lệch chính là thiếu hụt ngân sách nhà nước, khi đó, năm ngân sách, năm dự toán có thể bị đánh giá là thất bại, toàn bộ các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng…đều phải rà soát, kiểm tra, điều chỉnh lại để làm kinh nghiệm, bài học cho năm dự toán kỳ sau. Trên thực tế, nhiều địa phương, toàn bộ hệ thống quản ký nhà nước đồng hành cùng các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, tập thể, cá nhân trên địa bàn tổ chức thực hiện năm ngân sách ngay từ những ngày đầu của Nghị quyết HĐND (đầu nhiệm kỳ hay nhiệm vụ hằng năm).

Như chúng ta đã biết, ngân sách nhà nước đóng một vai trò đặc biệt quan trong đối với sự tăng trưởng và phát triển của địa phương, vì vậy, hiệu quả của quản lý ngân sách còn được đánh giá thông qua các chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trên nền tảng các mục tiêu mà Nghị quyết HĐND tại địa phương đã thông qua.

-Yêu cầu của quản lýngân sách nhà nước cấp huyện

Quản lý ngân sách cấp huyện cần phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

Một là, bám sát các mục tiêu phát triển của địa phương Hai là, đảm bảo các nguyên tắc tài chính

Ba là, chấp hành pháp luật, và các quy định theo yêu cầu cầu luật pháp; Bốn là, công khai minh bạch, rõ ràng trong quá trình thực thi nhiệm

vụquản lýngân sách nhà nước trên địa bàn củaHuyện.

- Kiểm tra, thanh tra, giám sát thực hiện quản lý thu,chingân sách nhà nước cấp huyện

xuyên, quan trọng của công tác quản lý thu ngân sáchđối với các đối tượng nộp thuế, phí, lệ phí tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Hoạt động này có thể thực hiện định kỳ hay đột xuất tùy theo nội dung và hình thức tổ chức đảm bảo tính minh bạch, dân chủ, khách quan và đúng pháp luật.

HĐND là cơ quan quyền lực của địa phương tổ chức công tác kiểm tra, giám sát quá trình thu - chi ngân sách nhà nướctại địa phương: Thực hiện giám sát sự tuân thủ thực thi luật pháp trong quá trình tổ chức thực hiện thu - chi ngân sách; giám sát sự tuân thủ dự toán thu - chi đã được HĐND Nghị quyết, quyết định. Công tác giám sát thu - chi ngân sách nhà nước và còn có sự kiểm tra, giám sát của các tổ chức, đoàn thể, cá nhân do chính quyền các cấp giao nhiệm vụ tùy theo tính chất của mỗi công việc. Nhiệm vụ công tác kiểm tra được tổ chức thực hiện củacơ quan kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và hệ thống cơ quan thanh tra nhà nước các cấp.

1.1.3.5. Nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện

Các nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước quy định tại 11 Khoản,Điều 8 Luật Ngân sách nhà nước.Đối với cấp huyện phải thực hiện đầy đủ các nguyên tắc theo Luật, bao gồm:

-Nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ: Nhiệm vụquản lýNSNN, một mặt, nó bảo đảm sự thống nhất ý chí, lợi ích thông qua huyđộng và phân bổ NSNN để có được những hàng hoá, dịch vụ công cộng;mặt khác, nó đảm bảo

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 33)