Trong đó:
Nộp dự toán Hướng dẫn, hỗ trợ
Nguồn: Tác giả thực hiện Đề tài, năm 2020
2.3.1.Thực trạng công tác lập dự toán ngân sách nhà nước của huyện Tam Nông
Huyện Tam Nông sau khi cókế hoạch dự toán ngân sách hàng năm của UBND tỉnh Phú Thọ, UBND huyện căn cứ vào các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, căn cứ vào thực trạng địa phương, giao nhiệm vụ cho Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Tam Nông chịu trách nhiệm lập dự toán chi tiết về thu chi ngân sách nhà nước của huyện, trình HĐND huyện để ra Nghị quyết.Khi có dự toán chính thức được thông qua, UBND huyện sẽ phân bổ dự toán thu chi NSNN cho các xã, thị trấn trực thuộc.
Chi cục thuếhuyện Sở KH-ĐT,Sở Tài chính UBND huyện Phòng Tài chính – Kế Hội đồng nhân dânhuyện Công khai dự toán
Nhìn chung, công tác lập và phân bổ dự toán của huyện Tam Nông thời gian qua đã thực hiện theo đúng thời gian quy định, đúng quy trình, đúng tiến độ.
Bảng 2.2. Dự toán NSNN trên địa bànhuyện quản lý giai đoạn 2016-2018
Đơn vị tính: triệu đồng T T Nội dung 2016 2017 2018 Tốc độ phát triển (%) 2017/ 2016 2018/ 2017 Bình quân A Tổng thu ngân sách nhà nước huyện 336.836 342.949 355.144 1,02 1,04 1,03 I Các khoản thu NS trên địa bàn 58.317 64.266 69.479 1,10 1,08 1,09 Tỷ trọng so với tổng thu NS(%) 17,31 18,74 19,56 Trong đó: 1 Thu từ các DN ngoài quốc doanh 20.100 24.000 24.000 1,19 1,00 1,10 2 Thuế thu nhập cá nhân 1.100 2.250 3.300 2,05 1,47 1,76 3 Lệ phí trước bạ 6.000 8.700 11.000 1,45 1,26 1,36 4 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 142 50 50 0,35 1,00 0,68 5 Thu phí và lệ phí 3.200 4.500 2.700 1,41 0,60 1,00 6 Thu tiền sử dụng đất 21.100 17.100 20.000 0,81 1,17 0,99
7 Thu tiền thuê đất 1.200 1.300 1.700 1,08 1,31 1,20
8 Thu tiền cấp quyền
khai thác khoáng sản 265 300 500 1,13 1,67 1,40
9 Thu từ quỹ đất công
ích 2.410 2.766 2.921 1,15 1,06 1,10
10 Thu khác NS 2.800 3.300 3.308 1,18 1,00 1,09
II Thu bổ sung ngân
sách cấp trên 278.519 278.683 285.665 1,00 1,03 1,01
Tỷ trọng so với tổng
thu NS(%) 82,69 81,26 80,44
Trong đó:
1 Thu bổ sung cân đối
2 Thu bổ sung có mục
tiêu 0 0 0 0 0 0
II
I Thu kết dư 0 0 0 0 0 0
IV
Thu chuyển nguồn từ năm trước chuyển sang
0 0 0 0 0 0
V Thu quản lý qua
ngân sách 0 0 0 0 0 0
B Tổng chi ngân sách
nhà nước huyện 336.836 342.949 355.144 1,02 1,04 1,03 I Chi cân đối ngân
sách 336.836 342.949 355.144 1,02 1,04 1,03
1 Chi đầu tư phát triển 11.970 13.970 15.000 1,17 1,07 1,12
Tỷ trọng so với tổng
chi NS(%) 3,55 4,07 4,22
2 Chi thường xuyên 316.074 318.346 328.077 1,01 1,03 1,02
Tỷ trọng so với tổng
chi NS(%) 93,84 92,83 92,38
Trong đó:
- Chi sự nghiệp kinh tế 45.800 46.253 47.016 1,01 1,02 1,01
-
Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề
150.865 151.053 150.681 1,001 0,998 0,999
-
Chi sự nghiệp văn hóa, thể thao, phát thanh, truyền hình
4.226 4.868 6.474 1,15 1,33 1,24
- Chi sự nghiệp y tế 3.860 4.146 5.586 1,07 1,35 1,21
- Chi đảm bảo xã hội 28.758 27.859 31.082 0,97 1,12 1,04
- Chi quản lý hành
chính 73.640 74.602 76.625 1,01 1,03 1,02
- Chi an ninh - quốc
phòng 8.425 8.896 9.795 1,06 1,10 1,08
- Chi khác 500 669 818 1,34 1,22 1,28
3 Dự phòng ngân sách 4.176 4.863 5.299 1,16 1,09 1,13
Tỷ trọng so với tổng
chi NS(%) 1,24 1,42 1,49
4 Chi tạo nguồn, điều
Tỷ trọng so với tổng
chi NS(%) 1,37 1,68 1,91
Trong đó:
- Tiết kiệm chi thường
xuyên 4.576 5.720 6.696 1,25 1,17 1,21
- 50% dự toán vượt chi 40 50 72 1,25 1,44 1,35
II Chi trả các khoản
phát sinh năm trước 0 0 0 0 0 0
II I
Chi chuyển nguồn
sang năm sau 0 0 0 0 0 0
C Cân đối ngân sách
(Tổng thu-tổng chi): 0 0 0 0 0 0
(Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Tam Nông năm 2016,2017,2018)
Như chúng ta đã biết, cơ sở lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm đều dựa vào thực trạng về tình hình phát triển KT-XH của Huyện, các mục tiêu phát triển của địa phương, trên cơ sở phân bổ ngân sách nhà nước cấp trên… Để có được những con số dự toán ngân sách 3 năm như bảng dự toán ngân sách nhà nước huyện Tam Nông (bảng 2.2), những căn cứ, cơ sở và những mục tiêu đã đặt ra…được cân nhắc rất cẩn thận và được thông qua kỳ họp Hội đồng nhân dân trước khi có quyết định phê duyệt.
Nhìn vào bảng ta thấy, dự toán thu NSNN trên địa bàn huyện Tam Nông giai đoạn 2016-2018 ít biến động mặc dù sự suy thoái kinh tế thế giới, sự thay đổi, củng cố quyền lực quản lý nhà nước,…tác động không nhỏ tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của các địa phương nhưng trong 3 năm 2016-2018, Tam Nông vẫnđảm bảo, giữ vững các nguồn thu, tiết kiệm chi cũng là một nỗ lựclớn trong mỗi năm ngân sách của mình. Dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn chiếm 17,31% năm 2016; 18,74% năm 2017 và 19,56% năm 2018 (58,3; 64,26; 69,48 tỷ đồng), tốc độ tăng của năm sau so với năm cũng không đáng kể (bình quân 1,09%).Tập trung thu từ các khoản thu doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 2016: 20,1 tỷ, 2017: 24 tỷ và 1018: 24tỷ đồng. Thu từ tiền sử dụng
đất,năm 2016: 21,1 tỷ, 2017: 17,1 tỷ và 1018: 20 tỷ đồng. Có thể thấy ngay việc lập dự toán đối với khoản thu này cũng phải lập theo những biến động thất thường: 0,81%; 1,17% và 0,99% năm 2018 (trên cơ sở nguồn lực, dự báo giá cả biến động…).Đây cũng là tình trạng chung của nhiều địa phương trong toàn quốc, tình trạng này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc xây dựng kế hoạch và lập dự toán ngân sách của huyện.
Thu bổ sung ngân sách cấp trên là khoản thu bổ sung cho ngân sách cấp dưới của NSNN cấp trên. Khoản thu này hàng năm huyện Tam Nông được bổ sung nhằm bảo đảm cho chính quyền huyện để thực hiện nhiệm vụ của mình về các lĩnh vực giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng… Tam Nông là huyện chưa có khả năng tự cân đối, hàng năm vẫn phải cân đối thu - chi từ nguồn thu ngân sách cấp trên, chiếm 82,69% năm 2016; 81,26% năm 2017 và 80,44% năm 2018 (278,52; 278,68; 285,66 tỷ đồng).
Dự toán chi cho đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước được bố trí chi tiết theo các lĩnh vực chi phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước và sắp xếp các dự án theo thứ tự ưu tiên theo đúng quy định.
Chi cho đầu tư phát triển được lấy từ nguồn thu tiền sử dụng đất đầu tư công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; các công việc liên quan đến cơ sở hạ tầng như công tác đo đạc, đăng ký đất đai, lập các cơ sở dữ liệu địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…
Có thể thấy, việc xây dựng dự toán chi thường xuyên phải đảm bảo đúng chính sách, chế độ và các nguyên tắc. Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN theo quy định tại Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước hàng năm.
Về cơ bản, dự toán chi thường xuyên được xác định trên nền dự toán chi ngân sách của năm trước (sau khi đã điều chỉnh tăng, giảm các chế độ chính sách theo quy định); đồng thời xác định các chế độ chính sách, nhiệm vụ mới
trong năm dự toán đã được cấp có thẩm quyền quyết định; tiếp tục thực hiện cơ chế tạo nguồn cải cách tiền lương để điều chỉnh mức lương cơ sở tăng thêm theo quy định.
Dự toán chi đầu tư phát triển nguồn Ngân sách nhà nước được xây dựng phù hợp với kế hoạch phát triển KT - XH năm vànhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, đảm bảo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công, ưu tiên bố trí nguồn lực để thực hiện một số chính sách cấp thiết, hiệu quả; tập trung cơ bản vào chính sách nông nghiệp nông thôn, nông thôn mới, các chính sách liên quan đến chế độ chính sách đối với con người của hệ thống chính trị đang có hiệu lực và một số chính sách cấp thiết trên các lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Dự toán chi ngân sáchcho sự nghiệp giáo dục, đào tạocủa huyện là lớn nhất(bảng 2.3) quản lý hành chính xếp thứ hai sau nữa là chi sự nghiệp kinh tế. Mọi hoạt động chi của huyện Tam Nông cân đối thu chi hàng năm sách nhờ vào nguồn thu từ phân bổ của ngân sách cấp trên, vì vậy, quản lý ngân sách và sử dụng ngân sách hiệu quả là nhiệm vụ rất quan trọng của Huyện
2.3.2.Thực trạng chấp hành dự toán ngân sách nhà nước của huyện Tam Nông
Việc chấp hành thu, chiNSNN trên địa bàn huyện Tam Nông luôn được các cấp uỷ Đảng, chính quyền huyệnquan tâmvà thường xuyên theo dõi, chỉ đạotrong quá trình thực hiện nhằmkịp thời khai thác những thuận lợi, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; tạo môi trường thông thoáng cho các thành phần kinh tế hoạt động, phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ... Cùng với vai trò tham mưu nòng cốt của ngành thuế, sự phối kết hợp của các cơ quan liên quan, huyện đã tăng cường nhiều biện pháp quản lý thu, theo dõi sát diễn biến tình hình kinh tế, giá cả thị trường, quản lý chặt chẽ về đối tượng, doanh số, tiến hành kiểm tra, rà soát kỹ và điều chỉnh mức thuế phù hợp để ổn định ngay từ những ngày, tháng đầu năm.
Về công tác chỉ đạo, điều hành thu: Căn cứ nhiệm vụ thu ngân sách hàng năm của Cục thuế tỉnh Phú Thọ và UBND huyện giao, Chi cục thuế Tam Nông giao dự toán cho các đội thuế, phân bổ dự toán đến các xã, thị trấn, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách. Triển khai hiệu quả các chính sách thuế mới, sửa đổi, bổ sung, tập trung thu nộp số thuế phát sinh vào NSNN, tăng cường kiểm tra chấp hành chính sách pháp luật thuế, thực hiện đồng bộ, quyết liệt các biện pháp chống thất thu, thu hồi nợ đọng thuế góp phần làm giảm nợ đọng, tăng thu ngân sách.
Về công tác chỉ đạo, điều hành thu: Căn cứ nhiệm vụ kế hoạch thu ngân sách hàng năm của Cục thuế tỉnh Phú Thọ và UBND huyện giao, Chi cục thuế Tam Nông giao dự toán cho các đội thuế, phân bổ dự toán đến các xã, thị trấn, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách. Triển khai hiệu quả các chính sách thuế mới, sửa đổi, bổ sung, tập trung thu nộp số thuế phát sinh vào NSNN, tăng cường kiểm tra tình hình chấp hành chính sách pháp luật thuế, thực hiện đồng bộ, quyết liệt các biện pháp chống thất thu, thu hồi nợ đọng thuế góp phần làm giảm nợ đọng, tăng thu ngân sách.
Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế cũng được đẩy mạnh, thường xuyên với nhiều hình thức: Thông qua hệ thống các cơ quan thông tin truyền thông đại chúng, cơ quan Đảng, đoàn thể, tổ chức chính quyền các cấp và của cơ quan thuế. Tổ chứcviệc kiểm tra, kiểm soát công tác đăng ký, cấp mã số thuế; đã tiếp cận và ứng dụng kê khai qua mạng Internet nhằm giảm thiểu thời gian, chi phí, nhân lực cho người nộp thuế và cả cơ quan thuế. Tăng cường công tác đôn đốc nộp tờ khai, kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế của người nộp thuế, kiểm tra chống thất thu, kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế, tại trụ sở người nộp thuế. Tăng cường công tác quản lý nợ thuế, áp dụng các biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế, trong các năm 2016, 2017 và 2018, huyện Tam Nông đã thu được một số kết quả như sau:
Bảng 2.3. Thực hiện dự toán thu NSNN huyện Tam Nông giai đoạn 2016-2018 Đơn vị tính: triệu đồng T T Nội dung 2016 2017 2018 Tốc độ phát triển (%) 2017/ 2016 2018/ 2017 Bình quân Tổng thu ngân sách nhà nước huyện 447.411 478.593 458.525 1,07 0,96 1,01
I Các khoản thu NS trên địa bàn 76.200 93.095 77.900 1,22 0,86 1,04
Tỷ trọng so với tổng thu NS:
Trong đó:
1 Thu từ các DN ngoài
quốc doanh 24.100 25.700 27.100 1,07 1,05 1,06
2 Thuế thu nhập cá nhân 2.200 2.500 3.300 1,14 1,32 1,23
3 Lệ phí trước bạ 9.133 10.553 11.000 1,16 1,04 1,10
4 Thuế sử dụng đất phi
nông nghiệp 142 83 50 0,58 0,60 0,59
5 Thu phí và lệ phí 3.200 2.618 2.700 0,82 1,03 0,92
6 Thu tiền sử dụng đất 27.100 42.204 27.321 1,56 0,65 1,10
7 Thu tiền thuê đất 2.750 2.385 1.700 0,87 0,71 0,79
8 Thu tiền cấp quyền khai
thác khoáng sản 365 487 500 1,33 1,03 1,18
9 Thu từ quỹ đất công ích 3.410 3.000 2.921 0,88 0,97 0,93
10 Thu khác NS 3.800 3.565 3.308 0,94 0,93 0,93
II Thu bổ sung ngân sách
cấp trên 322.010 333.068 339.421 1,03 1,02 1,03
Tỷ trọng so với tổng thu NS:
Trong đó:
1 Thu bổ sung cân đối
ngân sách 259.780 278.683 285.665 1,07 1,03 1,05
II
I Thu kết dư 201 195 374 0,97 1,92 1,44
Tỷ trọng so với tổng thu NS:
IV Thu chuyển nguồn từ
năm trước chuyển sang 47.890 50.341 37.857 1,05 0,75 0,90
Tỷ trọng so với tổng thu NS:
V Thu quản lý qua ngân
sách 1.110 1.894 973 1,71 0,51 1,11
Tỷ trọng so với tổng thu NS:
(Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Tam Nông năm 2016,2017,2018)
Huyện Tam Nông triển khai thực hiện dự toán ngay sau khi có quyết định phê duyệt dự toán ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn của Huyện được diễn ra thường xuyên, liên tục, các chính sách thu – chi phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Đối với nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tam Nông: Thu từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là khoản thu ổn định và đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của huyện, huy động được tối đa các nguồn lực xã hội vào sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động, cải thiện mức sống của người lao động, đóng góp cho ngân sách nhà nước, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội của địa phương và đất nước. Nhìn vào bảng 2.4 ta thấy: Nguồn thu từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh là khoản thu lớn chỉ đứng thứ hai so với thu tiền sử dụng đất. Thu từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh các năm 2016, 2017 và 2018 lần lượt là: 24,1 tỷ, 25,7 và 27,1 tỷ đồng khoản thu này khá ổn định qua các năm, ít chịu ảnh hưởng bởi các tác động suy thoái kinh tế bên ngoài tuy nhiên, đối với hoạt động này ta cũng có nhận xét rằng: các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện ít có những đột phá, thay đổi.Đứng ở góc độ
quản lý, khoản thu này ổn định cũng có thể thấy sự ổn định trong các thủ tục, chính sách, năng lực. Có thể làm thay đổi giá trị tuyệt đối của khoản thu nguồn thu này hay không, đó là câu hổi mà chính quyền huyện Tam Nông phải có câu trả lời.
Biến động nhất vẫn là khoản thu từ tiền sử dụng đất, chỉ trong 3 năm nghiên cứu 2016, 2017 và 2018 cho thấy rất khó ổn định nguồn thu này, thu năm 27,1 tỷ đồng thì năm 2017 tăng vọt lên 42,2 tỷ đồng, rồi năm 2018, lại trở về mức 27,34 tỷ đồng. Yếu tố tác động mang tính khách quan là bài toán khó có thể giải quyết một sớm một chiều mà đòi hỏi cần có những chính sách điều chỉnh điều tiết hợp lý, chủ động đón lõng những dự báo biến động nhằm giảm thiểu biến động giảm thiểu tác động đến các mục tiêu phát triển của Huyện.
Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tuy là khoản thu nhỏ nhất so với các khoản thu khác (trong bảng 2.3) và đang giảm xuống mỗi năm (2016, 2017 và 2018 lần lượt là: 142 triệu đồng, 83 và 50 triệu đồng), về góc độ quản lý, khoản thu này giảm bởi do chính sách miễn giảm đối với hộ gia đình có số thuế phải nộp một năm từ 50.000 đồng trở xuống theo quy định tại Luật số 106/2016/QH13 dẫn đến chỉ tiêu thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp của Huyện không hoàn thành dự toán giao (đối với hộ gia đình giảm thu 144 triệu đồng bằng 80% dự toán giao thu đầu năm).
Lệ phí trước bạ (còn gọi là thuế trước bạ), phí, lệ phí là những khoản thu cần thiết đối với huyện Tam Nông, việc chuyển đổi, sang tên nhà đất, xe cộ, và các khoản phải nộp khác của các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp cần phải