Các nhân tố tác động đến hiệu quả công tác quảnlý

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 47 - 72)

Nguồn: Tác giả thực hiện Đề tài, năm 2020

Năng lực của nền hành chính Các nhân tố khác Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Sự ủng hộ, tham gia của

người dân

Hiệuquả quản

Tổ chức bộ máy và cán bộ hội tụ được những người có trình độ chuyên mônvà năng lực lãnh đạo, có tinh thần mẫn cán, trách nhiệm, nhiệt tình trong công việc sẽ thực hiện tốt công tác quản lý ngân sách nhà nước hữu hiệu, giúp nâng cao được hiệu quả công tác quản lý thu - chi ngân sách tại địa phương ngày càng tốt hơn.

c) Nguồn thu ngân sách tác độ ngảnh hưởng tới quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện

Các khoản thu ngân sách cấp huyện, bao gồm:

(1)Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%:

- Quản lý thu thuế tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn là một nhiệm vụ không thật sự thuận lợi, có những doanh nghiệp thực hiện nghiêm quy định pháp luật, nhưng không ít những doanh nghiệp khai thác lậu, không giấy phép, xuất khẩu lậu, kê khai không trung thực sản lượng khai thác, vì vậy, trong quản lý thuế tài nguyên cũng như quản lý hoạt động khai thác tài nguyên cần làm rõ trách nhiệm chủ trì, trách nhiệm phối hợp cách thức phối hợp trong những trường hợp cụ thể cũng như trách nhiệm của người đứng đầu, bên cạnh đó cần tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại để giám sát, xác định đúng sản lượng khai thác tài nguyên; tăng cường vai trò của chính quyền địa phương các cấp trong quản lý thu đối với khai thác tài nguyên, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu của địa phương trong quản lý tài nguyên; nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra cơ quan thuế các cấp.

- Đối với các loại thuế đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp…quản lý thu thuế căn cứ vào các quy định trong Luật thuế sử dụng đất (Đất nông nghiệp, đất phí nông nghiệp) và các văn bản khác được điều chỉnh theo từng giai đoạn.

- Các khoản thu thuế trước bạ, môn bài, phí, lệ phí và các loại phí khác…thu theo các quy định của Nghị định 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ; Thông tư 301/2016/ TT-BTCvề hướng dẫn lệ phí trước bạ là những khoản thu cũng tác động, ảnh hưởng đến quản lý ngân sách nhà nước địa phương; theo

đó quy định: “Lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp

khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Luật này” Đối với các khoản thu này còn phải thực hiện theo đúng chủ trương, chính

sách của Đảng, Nhà nước[5].

Vì vậy, việc thu, miễn giảm, giảm trừ, mức giảm cùng các chính sách khác về thuế và sự biến động của nó qua các thời kỳ luôn làm ảnh hưởng tác động đến công tác thu ngân sách nhà nước của địa phương.

(2). Khoản thu ngân sách được phân chia theo tỷ lệ %giữa ngân sách nhà nước(Trung ương và địa phương)

Khoản này bao gồm các loại thuếsau: Thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt vàthuế bảo vệ môi trường (xăng, dầu, sản xuất nước…)

Cách tính tỷ lệ % các khoản phân chia này theo công thức đơn giản sau: Nếu gọi A là tổng chi ngân sách, B là tổng thu và C là khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương với ngân sách địa phương, thì:

+ Trường hợp nếu A - B < C thì tỷ lệ phần trăm (%) phân chia được tính theo công thức:

Tỷ lệ phần trăm (%) = A-B x 100% C

+ Trường hợp nếu A - B ≥ C thì tỷ lệ phần trăm (%) được xác định bằng 100% và phần chênh lệch (nếu có) sẽ được ngân sách trung ương bổ sung để cân đối ngân sách địa phương.

Với cách tính như vậy, chính quyền các cấp tiến hành thu và tập trung nộp vào ngân sách những nội dung thuế đã nêu ở trên. Thực tế, nhiều đơn vị hành chính cấp huyện không phải không gặp khó khăn về các khoản thu này, nhất là đối với loại thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế thu nhập cá nhân.... VAT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá

trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng, là một loại thuế gián thu, tiền thuế được cấu thành trong giá cả hàng hóa và dịch vụ, người tiêu dùng là người cuối cùng chịu thuế, người nộp thuế chỉ là người thay thế người tiêu dùng thực hiện nhiệm vụ nộp thuế cho nhà nước.Thuế giá trị gia tăng có phạm vi tác động rộng, đánh vào hầu như tất cả hàng hóa dịch vụ trên thị trường.

Đối với các loại hàng hóa sản xuất nhỏ, lẻ, hoặc một phần hàng hóa sản xuất từ các doanh nghiệp lưu thông không có chứng từ hóa đơn, để ngoài danh mục, sổ sách, gian lận trong kê khai…khoản này thật sự rất khó thu về ngân sách (ta vẫn thường gọi là trốn, lậu thuế) [3].

Trên thực tế, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thường quyết định tỷ lệ % phân chia các khoản thu ngân sách giữacấp tỉnh với cấp quận, huyện, thị xã...

(3). Quản lý thu bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách cấp trên

Đối với ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp trên bổ sung chủ yếu cho 2 nội dung: Bổ sung cân đối ngân sách địa phương và thu bổ sung có mục tiêu. + Thu bổ sung cân đối ngân sách địa phương: tính đến thời điểm hiện nay, rất ít địa phương có thể tự cân đối ngân sách, trên trang Diễn đàn kinh tế số ra ngày 18/1/2020 cho biết, cả nước có 16/63 tỉnh, thành tự cân đối ngân sách, còn lại hầu hết các địa phương đều chưa tự cân đối ngân sách, hàng năm, các đơn vị này vẫn được ngân sách Trung ương phân bổ cho địa phương để chi cho các hoạt động của đơn vị mình[39]. Chiếm tỷ trọng chi lớn nhất là các khoản chi cho giáo dục, đào tạo, dạy nghề, chi quản lý hành chính, chi sự nghiệp kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng.

+ Thu bổ sung có mục tiêu: Được xác định theo các nguyên tắc, các tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách và theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định, theo khả năng cân đối của ngân sách của cấp trên cũng như khả năng cân đối ngân sách của từng địa phương để hỗ trợ ngân sách cấp dưới.

Thu bổ sung để chi cho các chương trình mục tiêu quốc gia như Chương trình xây dựng nông thôn mới, Chương trình xóa đói giảm nghèo của quốc gia,

hỗ trợ chi khắc phục thiên tai, dịch bệnh vượt quá khả năng cân đối của ngân sách địa phương,...Khoản đầu tư ngân sách bổ sung này tùy theo từng địa phương và có mứckhác nhau, các huyện vùng sâu vùng xa, vùng miền núi là những địa bàn được bổ sung lớn hơn các địa bàn khác.

(4). Thu chuyển nguồn ngân sách từ năm trước chuyển sang của địa phương

Là các khoản thu theo đó khoản này được dự toán từ năm trước nhưng thực tế chưa chi, hoặc chi chưa hết sẽ được chuyển sang năm sau. Chẳng hạn như một dự án được duyệt chi từ ngân sách nhưng vì lý do khách quan (giải phóng mặt bằng, đền bù chậm tiến độ, những sự cố gây ảnh hưởng …) vì chưa xử lý hiện trạng, kinh phí vì thế chưa giải ngân, khoản còn lại này sẽ tiếp tục được chuyển chi năm tiếp theo.

(5). Thu kết dư: Kết thúc năm ngân sách nếu tổng thu – tổng chi mà có

kết dư lớn thì được để vào nguồn thu ngân sách năm sau. Thường thường, các đơn vị, địa phương không có được khoản kết dư ngân sách này vì thực tế hầu như tại các địa phương luôn ổn định hoặc tăng thêm mức chi.

(6). Các chính sách của Nhà nước liên quan đến quản lý NSNN cấp huyện

Cơ chế chính sách (bao gồm hệ thống chính sách, danh mục thuế, các quy định về tổ chức bộ máy thực hiện công tác thu, quy định liên quan đến lĩnh vực thu...) có những thay đổi là nguyên nhân gây nên sự biến động tới thu ngân sách.

Theo đánh giá của xã hội và cộng đồng doanh nghiệp, chính sách thuế ở giai đoạn 2015-2018 có nhiều đổi mới, đóng góp quan trọng vào kết quả hoàn thiện hệ thống thuế của cả giai đoạn. Đáng chú ý là đổi mới theo hướng giảm số lượng và mức thuế suất, mở rộng diện ưu đãi thuế để khuyến khích phát triển sản xuất trong nước, ổn định chính sách tài chính, tiền tệ... đáp yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, minh bạch, tạo môi trường bình đẳng trong cạnh

tranh, chính sách thuế của nước ta ngày càng tiến dần tới chuẩn mực quốc tế và tương thích, góp phần vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần tăng thu cho NSNN.

Chính sách phân phối lại thu nhập của thu NSNN là một trong số những chính sách mang lại sự công bằng xã hội trong phân phối và hưởng thụ kết quả của sản xuất xã hội.

Chính sách tinh giảm, gọn nhẹ bộ máy quản lý, thu – chi ngân sách, đầu tư công nghệ, máy móc thiết bị cũng như các chính sách phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan như: Kho bạc, Chi cục thuế, Thống kê, Ngân hàng,… Chính sách phối kết hợp giữa các sở, ban ngành của tỉnh đối với địa bàn cấp huyện trong chỉ đạo điều hành, khai thác nguồn thu từ các nguồn lực và hỗ trợ quản lý chi trong địa bàn huyện.

Chính sách xóa bỏ từng bước những can thiệp trực tiếp vào những hoạt động kinh tế, xã hội, giảm dần việc bao cấp các hoạt động kinh tế, xã hội của địa phương màNhà nước chỉ tập trung vào thực hiện chức năng quản lý, điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế toàn xã hội.

(7). Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội:là nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới

viêcthu, chi ngân sách cũng như việc quản lý ngân sách nhà nước bởi mọi hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn gắn với các nguồn thu cũng như các chi phí cho hoạt động trên địa bàn huyện. Trong khi nguồn thu NSNN tại mỗi địa phương chịu sự tác động bởi phạm vi về vị trí địa lý, địa hình, tài nguyên thiên nhiên và tác động của liên quan đến các tiêu chí phát triển; những chính sách, quy định và những đặc điểm riêng khác của các địa phương cũng là nhân tố tác động ảnh hưởng đến thu, chi ngân sách. Có những trường hợp có doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh ở địa bàn kháccó trụ sở chính trong huyện, vì vậy nguồn thu từ hoạt động SXKD này không làm tăng sự tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện và phải loại bỏ nó.

huyệnlà nguồn lực quan trọng thu hút cácnhà đầu tư, các doanh nghiệp đầu tưkhai thác, sản xuất kinh doanh làm tăng đáng kể sản phẩm xã hội, tăng doanh thu đồng thời tăng nghĩa vụ thuế đối với nhà nước;

+ Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu…cũng là nhữngtác nhân làm ảnh hưởng đến thu NSNN, khi các yếu tố này thuận lợi (khí hậu ôn hòa, tác động ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, các khoản thu của các doanh nghiệp, cá nhân…) hoạt động trên địa bàn cũng như nghĩa vụ thuế của họ đối với nhà nước.

1.2. Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện

1.2.1 Kinh nghiệm trong nước

1. Kinh nghiệm chống thất thu thuế của tỉnh Quảng Ngãi

“Triển khai các giải pháp thu thuế trong hoạt động khai thác tài nguyên,

khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” trên Website trang điện tử tỉnh

Quảng Ngãi đề cập đến thực trạng còn tồn tại và chưa đồng bộ trong thu thuế tài nguyên khoáng sản và đưa ra các giải pháp quyết liệt và đồng bộ nhằm khắc phục những hạn chế này cũng như việc chống thất thu cho ngân sách, bài viết nêu: “Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có nhiều dự án đầu tư xây dựng với nguồn vốn rất lớn, có nhu cầu sử dụng tài nguyên, khoáng sản: như điện, nước, xăng, dầu, cát, đá sỏi khai thác trên địa bàn,…) nhằm phục vụ cho các dự án cũng rất lớn. Vì vậy, nhiều năm qua, hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản tại địa phương này đã góp phần đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản đã kê khai sai thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường. Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này liên quan đến nhiều ngành, địa phương nên gặp nhiều khó khăn, gây thất thoát thu ngân sách cho nhà nước” [36].

Công tác thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh mua-bán các loại sản phẩm khai thác cũng như các loại vật tư khác hoạt động không hiệu quả, nhiệm vụ kê khai thuế, phí…chưa đầy đủ, kịp thời, còn nhiều sai sót, hạn chế, chưa đồng bộ.

Từ tình hình nêu trên, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức nhiều cuộc họp, rút kinh nghiệm, đưa ra 7 giải pháp, với các nội dung cơ bản:

(1) Các sở, ban ngành (Công an tỉnh, Cục Thuế tỉnh) và UBND các huyện, thành phố tăng cường phối hợp quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản;

(2) Cục Thuế tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn chính sách thuế cho đối tượng nộp thuế về các vản bản(Thuế tài nguyên; pháp luật về thuế, phí);

(3) Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế và xử lý các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên, khoáng sản có vi phạm về nghĩa vụ nộp thuế;

(4) Thu thập thông tin cung cấp cho cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường về sản lượng khai thác theo hồ sơ khai thuế hàng năm đối với từng mỏ khai thác đã được cấp phép; kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế về hoạt động khai thác khoáng sản của cá nhân vàtổ chức;

(5) Thực hiện các biện pháp thu nợ thuế, phí về quyền khai thác và nghĩa vụ nộp thuế, không để nợ tồn đọng, phát sinh…;

(6) Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan Thuế của tỉnh về cấp giấy phép khai thác (Điều chỉnh, bổ sung, cấp lại giấy phép, chuyển nhượng quyền khai thác và đóng mỏ khai thác tài nguyên);có trách nhiệm đối chiếu sản lượng tài nguyên đã khai thác tại từng mỏ do công ty khai thác khai và nghĩa vụ nộp thuế với dữ liệu đã có tại các công ty và chuyển cho cơ quan Thuế xử lý theo quy định của pháp luật đối với những trường hợp vi phạm;

(7) Các cấp, các ngành chức năng của tỉnh tiến hành thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh, quản lý chặt chẽ, giám sát thường xuyên và kịp thời các trường hợp chuyển nhượng quyền khai thác, khai thác tài nguyên không đúng thời gian cấp phép,…[36].

Từ cách cách làm của tỉnh Quảng Ngãi về công tác quản lý tài nguyên, quản lý thu ngân sách thông qua các giải pháp hay trong công tác tác chỉ đạo, điều hành quản lý tài nguyên và công tác thu nộp thuế. Đây là bài học bổ ích cho nhiều địa phương học tập.

2. Kinh nghiệm của Chi cục Thuế huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

Hàm Yên là một huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang, có diện tích tự nhiên 907 km2, số dân (theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019: trên 120.000 người và có các dân tộc Dao,Kinh, Tày, Nùng, H'Mông cùng chung sống.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XX huyện Hàm Yên và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, Hàm Yên đặt nhiều mục tiêu phát triển: Đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; Đảm bảo an sinh xã hội; Kiểm soát chặt chẽ ngân sách nhà nước; Kịp thời tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế phát triển. Đẩy mạnh chuyển dịch mạnh nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa; phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có lợi thế; các ngành dịch vụ theo hướng chất lượng cao…

Năm dự toán ngân sách 2019, huyện Hàm Yên được tỉnh giao trên 79 tỷ đồng, trong đó Chi cục Thuế huyện trực tiếp thu là 73,5 tỷ đồng, chiếm 93% tổng thu ngân sách.

Là huyện miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số, kinh tế của Huyện còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao, trên địa bàn hơn 100 doanh nghiệp và hợp tác xã. Để hoàn thành các nhiệm vụ thu ngân sách được giao, Chi cục Thuế huyện đã đưa ra nhiều giải pháp phù hợp, một mặt tham mưu cho cấp ủy, chính quyền tổ chức quản lý tốt các hoạt động sản xuất kinh

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 47 - 72)