Nguồn: Tác giả thực hiện Đề tài, năm 2020
Theo Hiến pháp nước cộng hòa XHCN Việt Nam, Điều 113 quy định chức năng, quyền hạn của HĐND, trong đó:
“Khoản 1. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
Khoản 2. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân”.
Theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND cấp huyện thực hiện nhiệm vụ phê duyệt dự toán thu, chi ngân sách cấp huyện, phân bổ dự toán ngân sách cấp huyện; phê chuẩn quyết toán ngân sách cấp huyện; quyết định các chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện ngân sách; điều chỉnh dự toán ngân sách huyện trong trường hợp cần thiết; giám sát việc thực hiện NS đã được HĐND Nghị quyết quyết định.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
THƯỜNG TRỰC HĐND
BAN KINH TẾ
Thường trực HĐND cấp huyện gồm: Chủ tịch HĐND, hai Phó Chủ tịch HĐND và các ủy viên là trưởng ban của HĐND. Chủ tịch HĐND cấp huyện là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch HĐND cấp huyện là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách. Hội đồng nhân dân cấp huyện thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội; nơi nào có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống thì thành lập Ban dân tộc. Ban của Hội đồng nhân dân cấp huyện gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân cấp huyện do Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định. Trưởng ban của Hội đồng nhân dân huyện có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân cấp huyện là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
- UBND là cơ quan chấp hành của HĐND, là cơ quan hành chính của địa phương, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương, HĐND cùng cấp (Khoản 1 – Điều 8 – Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015). UBND cấp huyện lập dự toán thu ngân sách nhà nước, chi NS cấp huyện, phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp huyện; quyết toán NS cấp huyện; lập dự toán điều chỉnh ngân sách huyện trong trường hợp cần thiết trình HĐND tỉnh, báo cáo UBND và cơ quan tài chính cấp tỉnh. Tổ chức triển khai thực hiện ngân sách cấp huyện; hướng dẫn, kiểm tra UBND xã, thị trấn công tác quản lý ngân sách nhà nước và kiểm tra nghị quyết của HĐND xã, thị trấn về thực hiện ngân sách nhà nước của địa phương theo quy định của pháp luật;
- Chi cục Thuế cấp huyện là tổ chức trực thuộc Cục thuế tỉnh, có chức năng, nhiệm vụ tổ chức thực hiện quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước thuộc phạm vi của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Đối với cấp huyện (như huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) thì cơ cấu tổ chức của Chi cục thuế có số thu từ 50 tỷ đồng/năm đến dưới 300 tỷ đồng/năm được tổ chức các Đội sau: Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Quản trị - Ấn chỉ. Đội Nghiệp vụ Quản lý thuế (Tuyên truyền - Hỗ trợ - Nghiệp
vụ - Dự toán - Kê khai - Kế toán thuế - Tin học - Trước bạ và thu khác). Đội Kiểm tra thuế (bao gồm thực hiện nhiệm vụ quản lý công nợ và cưỡng chế nợ thuế đối với đối tượng nộp thuế trên địa bàn). Không quá 03 Đội Quản lý thuế xã, phường/liên xã phường và đảm bảo không cao hơn số lượng Đội Quản lý thuế xã, phường/liên xã phường hiện có của đơn vị.
- Phòng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện, có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật.Tổ chức bộ máy phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, bộ phận chuyên môn nghiệp vụ, như sau:
- Bộ phận phụ trách quản lý tài chính, ngân sách huyện;
- Bộ phận quản lý tài chính, ngân sách xã; đăng ký kinh doanh; - Bộ phận phụ trách công tác kế toán;
- Bộ phận phụ trách công tác quản lý giá cả;
- Bộ phận phụ trách kế hoạch và đầu tư, giải phóng mặt bằng và một số lĩnh vực khác do trưởng phòng phân công.
- Kho bạc Nhà nước cấp huyện thực hiện chức năng tham mưuvề quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý; quản lý ngân quỹ; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật, Kho bạc nhà nước cấp huyện có Giám đốc và Phó Giám đốc, công chức của kho bạc làm việc theo chế độ chuyên viên.
b) Về năng lực lãnh đạo và đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện
Con người là nhân tố trung tâm quyết định sự thành công hay thất bại trong quản lý, điều hànhcáchoạt động kinh tế - xã hội của các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, về năng lực quản lý của cán bộ lãnh đạo và về đạo đức công vụ trong bộ máy quản lý.
Trong công tác quản lý sự thành công hay thất bại có thể được đánh giá thông qua hiệu quả của mỗi công việc, mỗi nhiệm vụ, mỗi kế hoạch, mỗi chương trình, Có nhiều yếu tố tác động đến hiệu quả của quản lý nhà nước, nhưng chủ yếu nhất vẫn là 4 yếu tố căn bản đó là: Thứ nhất, năng lực của nền hành chính biểu hiện của sự kết hợp hài hòa nhiều yếu tố: Thể chế, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức, tài chính công. Thứ hai, tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị. Hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy hành chính nhà nước phụ thuộc vào nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng; sự tham gia, phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội; sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Thứ ba, sự tham gia, ủng hộ của người dân đối với Nhà nước nói chung và bộ máy hành chính nhà nước địa phương nói riêng. Thứ tư, các nhân tố khác như văn hóa, tập quán, sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa…