2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý nhà nước, quản lý ngân sách nhà nước của huyện Tam Nông
Sơ đồ 2.1. Mô hình bộ máy quản lý nhà nước huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ tỉnh Phú Thọ
Nguồn: Tác giả thực hiện Đề tài, năm 2020
Tổ chứcbộ máy quản lý, điều hành nhà nước huyện Tam Nông về căn bản giống mô hình của các huyện lỵ khác trên toàn quốc:
1. Huyện ủy là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ huyện giữa hai nhiệm kỳ Đại hội, có nhiệm vụ lãnh đạo toàn diện các mặt KT – XH và hệ thống chính trị của Huyện được quy định tại Điều lệ Đảng và Hiến pháp.
Huyện uỷ huyện Tam Nông chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, trước Đảng bộ huyện và nhân dân các dân tộc trong huyện về lãnh đạo, chỉ đạo chấp hành các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các chỉ thị, nghị quyết của TW, của tỉnh và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện, đảm bảo kết hợp tốt các lợi ích của huyện với của tỉnh và cả nước; nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và nghĩa vụ với nhà nước; lãnh đạo chính quyền làm tốt chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn huyện;
2. HĐND huyện Tam Nông có chức năng, nhiệm vụ rất quan trọng tại mỗi kỳ họp, thảo luận và quyết định những mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát huy những tiềm năng kinh tế của địa phương, quyết định các mục tiêu củng cố an ninh, quốc phòng, quyết định trong các vấn đề văn hóa xã hội, về cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước; hoạt động giám sát của HĐND mang tính quyền lực nhà nước nhằm thay mặt nhân dân địa phương thực hiện quyền dân chủ theo pháp luật quy định và là một bộ phận quyền lực cấu thành không thể tách rời của cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương, là quyền lực mà nhân dân địa phương trao cho cơ quan đại diện của nhân dân theo một trình tự, thủ tục được pháp luật quy định để chăm lo và bảo vệ quyền lợi ích chính đáng và hợp pháp của nhân dân địa phương.
Hội đồng nhân dân huyện Tam Nông thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạntheo quy định tại Tiểu Khoản2, Điều 26, Luật số: 77/2015/QH13 - Luật tổ chức chính quyền địa phương[28] gồm các điều khoản trong luật như sau:
“ a) Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và hằng năm của huyện, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
b) Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách huyện; điều chỉnh dự
toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của huyện theo quy định của pháp luật;
c) Quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trên địa bàn huyện trong phạm vi được phân quyền;
d) Quyết định biện pháp quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác; biện pháp bảo vệ và cải thiện môi trường, phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão, lụt ở địa phương theo quy định của pháp luật”[28].
Tổ chức bộ máy của Hội đồng nhân dân huyện Tam Nôngbao gồm: Chủ tịch và hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; các Phó Chủ tịch HĐND huyện là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.Hội đồng có các Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội, Ban Dân tộc. Ban của Hội đồng nhân dân huyện gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân huyện do Hội đồng nhân dân huyện quyết định. Trưởng ban của Hội đồng nhân dân huyện có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân huyện là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
Các đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Tam Nông được bầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu cử hợp thành Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân. Số lượng tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, tổ trưởng và tổ phó của tổ đại biểu Hội đồng nhân dân do Thường trực Hội đồng nhân dân huyện quyết định.
Hội đồng nhân dân huyện quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước hằng năm trên địa bàn, đảm bảo nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước không thấp hơn kế hoạch cấp trên giao.
3. Ủy ban nhân dân huyện với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo các quy định tại các Điều 27, 28, 29 của Luật77/2015/QH13[28] (Luật Tổ chức HĐND, Ủy ban nhân dân). Trên cơ sở dự toán ngân sách hằng năm đã được Nghị quyết Hội đồng nhân dân thông qua, UBND huyện Tam Nông và các phòng ban nghiệp vụtổ chức triển khai năm dự toán ngân sách trên địa bàn huyện.
Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Tam Nông là đơn vị hành chính nhà nước chấp hành và triển khai Nghị quyết HĐND huyện, thực hiện quản lý nhà nước các vấn đề của địa phương thông qua chấp hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 đã xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND, theo đó:
“Lãnh đạo, quản lý của lãnh đạo huyện Tam Nông gắn liền với các chức danh của lãnh đạo, quản lý: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các ủy viên Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Nhiệm vụ và quyền hạn của lãnh đạo, quản lý cấp huyện theo quy định Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015.Theo đó: (1) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện với tư cách là người đứng đầu, lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện; (2) Những nhiệm vụ và quyền hạn đối với chính quyền địa phương cấp xã; (3) Thực thi Hiến pháp, pháp luật và các văn bản chỉ đạo điều hành của hệ thống hành chính nhà nước cấp trên trên địa bàn cấp huyện; (4) Phân công nhiệm vụ cho các Phó Chủ tịch, các ủy viên Ủy ban nhân dân cấp huyện và thủ trưởng các cơ quan chuyên môn cấp huyện; (5) Giải quyết khiếu nại, tố cáo”[28].
Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân huyện Tam Nông quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch, ủy viên ủy ban nhân dân vàthủ trưởng cơ quan chuyên môn cấp huyện.