Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng tại huyện thường xuân, tỉnh thanh hoá (Trang 31 - 33)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí huyện Thƣờng Xuân

Thƣờng Xuân là một huyện miền núi, nằm cách Thành phố Thanh Hóa khoảng 54 km về phía Tây. Phía Bắc giáp huyện Lang Chánh, Ngọc Lặc. Phía Tây giáp huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An và 17 km đƣờng biên giới giáp huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn của nƣớc CHDCND Lào. Phía Đông giáp huyện Thọ Xuân, Triệu Sơn. Phía Nam giáp huyện Nhƣ Xuân và Nhƣ Thanh.

3.1.2. Về địa hình

Toàn huyện thấp dần từ Tây Bắc và Tây xuống Đông và Nam. Có nhiều dãy núi nhƣ Chòm Vịn xã Bát Mọt cao 1.442 m so với mặt nƣớc biển. Địa hình bị chia cắt bởi các sông: Sông Khao, sông Chu, sông Đặt, sông Đằn. Có nhiều đồi bát úp, đất nông nghiệp nhỏ lẻ. Các xã vùng cao chủ yếu là ruộng bậc thang không chủ động tƣới tiêu, bị rửa trôi mạnh. Có thể chia địa hình làm 3 vùng nhƣ sau:

+ Vùng cao gồm 4 xã: Bát Mọt, Yên Nhân, Xuân Chinh, Xuân Lẹ, có độ cao trung bình từ 500-700m.

+ Vùng giữa gồm 9 xã: Lƣơng Sơn, Tân Thành, Xuân Thắng, Xuân Lộc, Vạn Xuân, Luận Khê, Xuân Cẩm, Luận Thành, Xuân Cao, có độ cao trung bình từ 150-200m.

+ Vùng thấp gồm 3 xã và 1 thị trấn: Ngọc Phụng, Thọ Thanh, Xuân Dƣơng và T.Tr. Thƣờng Xuân, có độ cao trung bình từ 50-150m.

3.1.3. Khí hậu - thủy văn

* Khí hậu:

Tổng nhiệt độ năm 8.000 - 8.6000C, nhiệt độ không khí trung bình 22 - 240C, tối cao nhiệt độ 37 - 400C, tối thấp nhiệt độ 1 - 30C; lƣợng mƣa trung bình năm 1600-2000 mm, phân bố không đều, tập trung 60-80% vào mùa mƣa; số ngày mƣa trong năm 150-160 ngày; độ ẩm không khí tƣơng đối, trung bình năm 85-86%; Gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, gió Tây Nam khô, nóng từ tháng 4 đến tháng 7, có ảnh hƣởng từ tháng 8 - 9; khí hậu nóng ẩm, mƣa nhiều thích hợp cho thực vật sinh trƣởng và phát triển.

* Thủy văn:

Thƣờng Xuân có hệ thống sông chính là Sông Chu, bao gồm các nhánh Sông Khao, Sông Đặt, Sông Đằn. Ngoài ra, còn có Sông Âm chạy dọc theo ranh giới 2 huyện Thƣờng Xuân và Ngọc Lặc với tổng chiều dài của hệ thống sông, suối lên tới 1000 km, diện tích lƣu vực trên 1000 km2, tổng

lƣợng dòng chảy là 1.276.448.106 m3. Là nguồn cung cấp nƣớc dồi dào cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của bộ phận dân cƣ trong huyện và vùng hạ lƣu. Thuỷ văn phân bố không đều, tập trung vào mùa mƣa nên thƣờng gây ra lũ quét, sạt lở, xói mòn nghiêm trọng nếu không có độ che phủ.

3.1.4. Tài nguyên đất

Toàn huyện có 3 nhóm đá mẹ chính với 9 loại đá mẹ khác nhau: Nhóm đá Mắc ma a xít và trung tính (đá Gnanit, foophiarit, Riolit, phân bố ở Bát Mọt, Xuân Lẹ, Xuân Chinh, Yên Nhân, Xuân Thắng, Tân Thành, Xuân Cao, Thọ Thanh); Nhóm đá biến chất (đá mẹ Gnai ở xã Xuân Lẹ, Xuân Chinh); Nhóm đá trầm tích (đá vôi, sa thạch, phiến thạch sét, sa phiến thạch, đá cát, phân bố ở xã: Luận Khê, Luận Thành, Tân Thành, Vạn Xuân, Xuân Cẩm, Xuân Cao, Xuân Chinh, Xuân Lộc, Xuân Thắng, Xuân Lẹ, Yên Nhân, Bát Mọt, Lƣơng Sơn, Thọ Thanh.

* Đất gồm các loại nhóm chính sau:

- Đất Feralit màu vàng, nâu vàng phát triển trên đá Mắcma axít. - Đất Feralit màu vàng phát triển trên đá trầm tích, biến chất. - Đất Feralit màu vàng phát triển trên đá vôi.

- Đất Feralit mùn phát triển trên núi cao. - Đất Feralit phát triển do trồng lúa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng tại huyện thường xuân, tỉnh thanh hoá (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)