Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng tại huyện thường xuân, tỉnh thanh hoá (Trang 26)

2.4.1. Phương pháp đánh giá đặc điểm tài nguyên rừng tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa:

- Kế thừa số liệu các kết quả nghiên cứu về diện tích rừng, các trạng thái rừng, trữ lƣợng, chất lƣợng, tài nguyên động thực vật rừng, sử dụng số liệu từ phần mềm theo dõi diễn biến rừng FORMIS. Kết quả thu thập đƣợc tổng hợp vào các bảng 2.1; 2.2

- Phƣơng pháp điều tra thực địa: Đề tài tiến hành phỏng vấn các đối tƣợng là Cán bộ huyện Thƣờng Xuân, cán bộ các xã Bát Mọt, Yên Nhân, Lƣơng Sơn, cán bộ thôn thuộc các xã Bát Mọt, Yên Nhân, Vạn Xuân các nội dung phỏng vấn theo Phiếu biểu tại phụ lục 2.1; 2.2; 2.3. Số lƣợng, thời gian phỏng vấn cán bộ các cấp tại bảng 2.1.

Bảng 2.1: Số lƣợng, thời gian phỏng vấn thực địa tại huyện Thƣờng Xuân S TT Đối tƣợng phỏng vấn Số lƣợng Thời gian phỏng vấn 1 Cán bộ huyện 3 ½ ngày 2 Cán bộ xã 6 01 ngày 3 Cán bộ thôn 6 01 ngày Tổng 15 2,5 ngày

Các số liệu, thông tin về diện tích rừng, các trạng thái rừng, trữ lƣợng, chất lƣợng, tài nguyên động thực vật tại huyện Thƣờng Xuân thu thập đƣợc tổng hợp, phân tích và đánh giá và đƣợc sử dụng làm tƣ liệu cơ bản để xây dựng báo cáo tổng kết đề tài

2.4.2. Phương pháp sử dụng cho nội dung “Nghiên cứu thực trạng công tác QLBVR tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa”

- Kế thừa các thông tin, tài liệu về thể chế, chính sách trong nông lâm nghiệp nhƣ: Luật đất đai, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Chính sách giao đất lâm nghiệp, Chính sách khoán bảo vệ rừng; quyền hƣởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân đƣợc giao, khoán rừng và đất lâm nghiệp; trách nhiệm quản lý Nhà nƣớc các cấp về rừng và đất lâm nghiệp những nghiên cứu và kinh nghiệm về quản lý rừng đang áp dụng tại huyện Thƣờng Xuân.

- Phƣơng pháp điều tra thực địa: Đề tài đã tiến hành phỏng vấn các đối tƣợng là Cán bộ huyện, cán bộ xã, cán bộ thôn (bản), sự phối hợp của

ngƣời dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại huyện Thƣờng Xuân. Phỏng vấn theo Phiếu, biểu tại phụ lục 2.1; 2.2 và 2.3.

+ X c địn dun lượn mẫu đ ều tra

Xác định dung lƣợng mẫu không lặp lại theo công thức sau:

Trong đó: + n: Số hộ cần điều tra

+ N: Tổng số hộ của xã điều tra + d: Sai số mẫu (10%)

+ u: Hệ số tin cậy của phân bố chuẩn (u=1,96) + S²: Phƣơng sai mẫu S² =0,25

Từ công thức trên, có số lƣợng các hộ cần phỏng vấn đƣợc ghi vào biểu 2.2:

Bảng 2.2 Số lƣợng, thời gian phỏng vấn ngƣời dân S

TT Thôn(Bản) Số lƣợng Thời gian

phỏng vấn

1 Bát Mọt Bản Vịn 15 02 ngày 2 Bát Mọt Bản Đục 10 02 ngày 3 Yên Nhân Bản Khong 11 02 ngày 4 Yên Nhân Bản Lửa 10 02 ngày 5 Vạn Xuân Bản Khắm 9 01 ngày 6 Vạn Xuân Bản Quạn 12 02 ngày

Tổng 67 11 ngày

* Xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm Excel 2007 để phân tích hiện trạng tài nguyên rừng và phân tích sự phụ thuộc vào tài nguyên, nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng trong phát triển kinh tế của ngƣời dân.

2.4.3. Phương pháp sử dụng cho nội dung “Đánh giá những nhân tố ảnh hưởng tới công tác QLBVR tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa”:

- Kế thừa các thông tin, tài liệu về các nguyên nhân ảnh hƣởng đến tài nguyên rừng nhƣ số lƣợng, nguyên nhân, thiệt hại của các vụ cháy rừng, vi phạm lâm luật, tại huyện Thƣờng Xuân.

- Phƣơng pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia PRA: đƣợc áp dụng để kiểm tra kết quả, củng cố những thông tin thu đƣợc từ phƣơng pháp kế thừa cũng nhƣ phƣơng pháp đánh giá nhanh nông thôn; xác định những cơ hội, thách thức đến quá trình quản lý rừng; lựa chọn các giải pháp ƣu tiên cũng nhƣ đề xuất và kiến nghị những biện pháp quản lý sử dụng có hiệu quả và hợp lý tài nguyên rừng.

+ Đề tài thực hiện những cuộc trao đổi, thảo luận với 3 nhóm ngƣời đại diện cho 3 xã với những chủ đề có liên quan đến quản lý rừng. Trong quá trình trao đổi, thảo luận, ngƣời thực hiện đề tài giữ vai trò là ngƣời thúc đẩy và định hƣớng cuộc trao đổi mà không đƣa ra những ý kiến mang tính quyết định và không áp đặt tƣ tƣởng của mình cho những thành viên tham gia thảo luận.

+ Lựa chọn đối tƣợng: Nhóm đối tƣợng phỏng vấn, thảo luận thu thập thông tin đa dạng, phong phú về địa vị xã hội, mức sống, địa bàn cƣ trú, nhận thức, thành phần dân tộc, khả năng tiếp cận, lĩnh vực quản lý khác nhau nhƣng đều có sự hiểu biết về các vấn đề có liên quan đến quản lý rừng.

+ Nội dung trao đổi, thảo luận tập trung vào:

- Lịch sử thôn bản: Lịch sử thôn bản đƣợc sử dụng để tìm hiểu quá trình hình thành, định cƣ của các thôn bản, quá trình chuyển đổi các phƣơng thức tổ chức sản xuất, diễn biến của hoạt động sử dụng rừng và đất rừng, sự thay đổi về nhận thức, kiến thức của ngƣời dân và những nguyên nhân thay đổi trong quản lý rừng của cƣ dân địa phƣơng.

- Biểu đồ thời gian: Biểu đồ thời gian đƣợc sử dụng để thu thập thông tin liên quan đến quản lý sử dụng tài nguyên rừng.

+ Công cụ đƣợc lựa chọn cho phƣơng pháp này là bảng câu hỏi phỏng vấn. Các câu hỏi phỏng vấn là những câu hỏi bán định hƣớng và đƣợc sắp xếp theo chủ đề phỏng vấn. Các số liệu, thông tin thu thập đƣợc trong thời gian ngoại nghiệp sẽ đƣợc thống kê, sắp xếp phân tích để xây dựng báo cáo tổng kết đề tài.

* Phân tích SWOT (Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức)

Công cụ SWOT đƣợc phân tích dƣới dạng ma trận 2*2 (2 hàng, 2 cột) đƣợc chia thành 4 thành phần. Mỗi thành phần tƣơng ứng với những Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities), Thách thức (Threats). Bên trong Hiện tại Bên ngoài Tƣơng lai Điểm mạnh (Strengths) Điểm yếu (Weaknesses)

Cơ hội (Opportunities) S-O W-O Thách thức (Threats) S-T W-T

Điểm mạnh là những tác nhân bên trong huyện mang tính tích cực hoặc có lợi giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng tại địa bàn huyện.

Điểm yếu là những tác nhân bên ngoài huyện mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng tại địa bàn huyện.

Cơ hội là những tác nhân bên ngoài huyện (xã hội, chính phủ….) mang tính tích cực hoặc có lợi giúp đạt đƣợc mục tiêu đề ra.

Thách thức là những tác nhân bên ngoài huyện ( xã hội, chính phủ…) mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt mục tiêu.

Chƣơng 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - DÂN SINH - KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN THƢỜNG XUÂN TỈNH THANH HÓA

3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí huyện Thƣờng Xuân

Thƣờng Xuân là một huyện miền núi, nằm cách Thành phố Thanh Hóa khoảng 54 km về phía Tây. Phía Bắc giáp huyện Lang Chánh, Ngọc Lặc. Phía Tây giáp huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An và 17 km đƣờng biên giới giáp huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn của nƣớc CHDCND Lào. Phía Đông giáp huyện Thọ Xuân, Triệu Sơn. Phía Nam giáp huyện Nhƣ Xuân và Nhƣ Thanh.

3.1.2. Về địa hình

Toàn huyện thấp dần từ Tây Bắc và Tây xuống Đông và Nam. Có nhiều dãy núi nhƣ Chòm Vịn xã Bát Mọt cao 1.442 m so với mặt nƣớc biển. Địa hình bị chia cắt bởi các sông: Sông Khao, sông Chu, sông Đặt, sông Đằn. Có nhiều đồi bát úp, đất nông nghiệp nhỏ lẻ. Các xã vùng cao chủ yếu là ruộng bậc thang không chủ động tƣới tiêu, bị rửa trôi mạnh. Có thể chia địa hình làm 3 vùng nhƣ sau:

+ Vùng cao gồm 4 xã: Bát Mọt, Yên Nhân, Xuân Chinh, Xuân Lẹ, có độ cao trung bình từ 500-700m.

+ Vùng giữa gồm 9 xã: Lƣơng Sơn, Tân Thành, Xuân Thắng, Xuân Lộc, Vạn Xuân, Luận Khê, Xuân Cẩm, Luận Thành, Xuân Cao, có độ cao trung bình từ 150-200m.

+ Vùng thấp gồm 3 xã và 1 thị trấn: Ngọc Phụng, Thọ Thanh, Xuân Dƣơng và T.Tr. Thƣờng Xuân, có độ cao trung bình từ 50-150m.

3.1.3. Khí hậu - thủy văn

* Khí hậu:

Tổng nhiệt độ năm 8.000 - 8.6000C, nhiệt độ không khí trung bình 22 - 240C, tối cao nhiệt độ 37 - 400C, tối thấp nhiệt độ 1 - 30C; lƣợng mƣa trung bình năm 1600-2000 mm, phân bố không đều, tập trung 60-80% vào mùa mƣa; số ngày mƣa trong năm 150-160 ngày; độ ẩm không khí tƣơng đối, trung bình năm 85-86%; Gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, gió Tây Nam khô, nóng từ tháng 4 đến tháng 7, có ảnh hƣởng từ tháng 8 - 9; khí hậu nóng ẩm, mƣa nhiều thích hợp cho thực vật sinh trƣởng và phát triển.

* Thủy văn:

Thƣờng Xuân có hệ thống sông chính là Sông Chu, bao gồm các nhánh Sông Khao, Sông Đặt, Sông Đằn. Ngoài ra, còn có Sông Âm chạy dọc theo ranh giới 2 huyện Thƣờng Xuân và Ngọc Lặc với tổng chiều dài của hệ thống sông, suối lên tới 1000 km, diện tích lƣu vực trên 1000 km2, tổng

lƣợng dòng chảy là 1.276.448.106 m3. Là nguồn cung cấp nƣớc dồi dào cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của bộ phận dân cƣ trong huyện và vùng hạ lƣu. Thuỷ văn phân bố không đều, tập trung vào mùa mƣa nên thƣờng gây ra lũ quét, sạt lở, xói mòn nghiêm trọng nếu không có độ che phủ.

3.1.4. Tài nguyên đất

Toàn huyện có 3 nhóm đá mẹ chính với 9 loại đá mẹ khác nhau: Nhóm đá Mắc ma a xít và trung tính (đá Gnanit, foophiarit, Riolit, phân bố ở Bát Mọt, Xuân Lẹ, Xuân Chinh, Yên Nhân, Xuân Thắng, Tân Thành, Xuân Cao, Thọ Thanh); Nhóm đá biến chất (đá mẹ Gnai ở xã Xuân Lẹ, Xuân Chinh); Nhóm đá trầm tích (đá vôi, sa thạch, phiến thạch sét, sa phiến thạch, đá cát, phân bố ở xã: Luận Khê, Luận Thành, Tân Thành, Vạn Xuân, Xuân Cẩm, Xuân Cao, Xuân Chinh, Xuân Lộc, Xuân Thắng, Xuân Lẹ, Yên Nhân, Bát Mọt, Lƣơng Sơn, Thọ Thanh.

* Đất gồm các loại nhóm chính sau:

- Đất Feralit màu vàng, nâu vàng phát triển trên đá Mắcma axít. - Đất Feralit màu vàng phát triển trên đá trầm tích, biến chất. - Đất Feralit màu vàng phát triển trên đá vôi.

- Đất Feralit mùn phát triển trên núi cao. - Đất Feralit phát triển do trồng lúa.

3.2. Tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội

3.2.1. Dân sinh

Toàn huyện có 16 xã, 01 thị trấn với 140 thôn, bản, khu phố; 21.066 hộ với 90.126 nhân khẩu, số ngƣời trong độ tuổi có khả năng lao động là 48.850 ngƣời. Gồm các dân tộc là Thái, Kinh, Mƣờng: Dân tộc Thái chiếm 55% dân số; Dân tộc Kinh chiếm 41% dân số; Dân tộc Mƣờng chiếm 3,2% dân số, còn lại các dân tộc khác có tỷ lệ dƣới 1%; Tốc độ tăng dân số 8.2‰ (Số liệu đến 31/12/2016). Dân cƣ phân bố không đều, tập trung phần lớn ở vùng giữa và vùng thấp; mật độ dân số bình quân là 77 ngƣời/km2

trong đó mật độ cao nhất là ở Thị trấn Thƣờng Xuân 1845 ngƣời/km2, mật độ dân số trung bình ở vùng nông thôn là 45 ngƣời/km2

.

3.2.2. Kinh tế

Là huyện miền núi đặc biệt khó khăn, nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất lâm - nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch theo hƣớng phù hợp với định hƣớng cơ cấu kinh tế chung của tỉnh và cả nƣớc song vẫn ở mức thấp so với mức tăng trƣởng của tỉnh và đang từng bƣớc chuyển dịch theo hƣớng giảm Nông, lâm nghiệp, tăng Công nghiệp, xây dựng - Dịch vụ, thƣơng mại. Mức tăng trƣởng kinh tế năm 2016 đạt 15,6%; Cơ cấu các ngành kinh tế lâm - nông nghiệp và thuỷ sản chiếm 31,3%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng chiếm 39,2%, Thƣơng mại và dịch vụ chiếm 29,5%. Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2016 đạt 82,3 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu ngƣời 19,7 triệu đồng/ngƣời/năm, tăng 1,4 triệu đồng so với năm 2015. Tổng giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản đạt 969,7 tỷ đồng, tăng 9,6% so với năm 2015; Tổng giá trị sản suất công nghiệp - xây dựng đạt 1.209,9 tỷ đồng, tăng 10,9% so với năm 2015; các ngành dịch vụ đạt 913,9 tỷ đồng, tăng 30,4% so với năm 2015. An sinh xã hội đƣợc bảo đảm, đời sống của đại bộ phận nhân dân cơ bản ổn định, tiếp tục đƣợc cải thiện.

3.2.3. Văn hóa - xã hội

Đến năm 2016, công tác xây dựng cơ sở vật chất trƣờng học tiếp tục đƣợc quan tâm, tỷ lệ kiên cố hóa trƣờng lớp học toàn huyện đạt 63,5%; Phổ cập Giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, trẻ em đến trƣờng đạt 98%, hoàn thành mục tiêu phổ cập THCS; có 22 trƣờng học đạt chuẩn Quốc gia, đạt 34,4%, nhiều trung tâm học tập cộng đồng hoạt động có hiệu quả; Thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ”, đã khai trƣơng 140 thôn, bản có nếp sống văn hóa; có 88 thôn, bản đƣợc công nhận đơn vị văn hóa cấp huyện; hơn 70% số hộ gia đình là gia đình văn hóa. Có 4 trạm tiếp phát lại sóng truyền hình, tỷ lệ dân số đƣợc xem truyền hình

đạt98%; trang thiết bị của các trạm thu phát lại sóng truyền hình ngày càng đƣợc đầu tƣ, nâng cấp; Tỷ lệ phủ sóng đài phát thanh đạt 100%.

Ngành y tế đã chủ động trong triển khai thực hiện kế hoạch chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân; xây dựng, triển khai kế hoạch về phòng, chống dịch bệnh. Trung tâm y tế và Trung tâm Dân số - KHHGĐ đã triển khai thực hiện tốt về chƣơng trình tiêm chủng mở rộng, kế hoạch truyền thông dân số, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình đến nhân dân các thôn bản trong huyện; đến hết năm 2016 có 9/17 xã, thị trấn đƣợc công nhận xã đạt tiêu chí Quốc gia về Y tế giai đoạn 2. Nhiều chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo đƣợc quan tâm, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 39% năm 2011 xuống còn còn 20,9% hộ nghèo và 17,6% hộ cận nghèo năm 2016 (theo theo tiêu chí đa chiều).

3.2.4. Lao động

Tổng số ngƣời trong độ tuổi lao động là 48.850 ngƣời, chiếm 54,2%; trong đó: Lao động nông nghiệp 27.680 ngƣời, chiếm 56,7%; Lao động chƣa qua đào tạo chiếm 70%; Lao động ở nông thôn 44.180 ngƣời, chiếm 90,4%. Là huyện có dân số trẻ, số ngƣời trong độ tuổi lao động lớn, tập trung ở lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là chính, đa phần là lao động ở nông thôn; lao động nông nghiệp thời vụ. Công tác đào tạo nghề từng bƣớc đƣợc quan tâm, đã mở nhiều lớp chuyển giao khoa học, kỹ thuật, học nghề, từng bƣớc đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực; hàng năm xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Giải quyết lao động đi làm việc tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc, đặc biệt là xuất khẩu lao động đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài.

3.2.5. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

Một số chƣơng trình trọng điểm đƣợc tích cực triển khai nhƣ: Chƣơng trình 135, 134, 159, WB, ReII, Chƣơng trình30a…. đầu tƣ chủ yếu vào giao thông, thủy lợi, nƣớc sạch. Hiện nay đã có trạm phát sóng di động (BTS) vùng lòng Hồ Cửa Đặt và các vùng lân cận; Hệ thống giao thông một vài năm

trở lại đấy phát triển khá, nhiều tuyến đƣờng giao thông liên thôn, xã đã đƣợc đầu tƣ mới, đồng bộ. Đƣờng ô tô có 230 km, bao gồm Đƣờng Hồ Chí Minh đi qua huyện dài gần 13 km; Quốc lộ 47 kéo dài (tỉnh lộ 507/519 cũ) đi Cửa khẩu Khẹo - Tà Lấu giữa huyện Thƣờng Xuân, tỉnh Thanh Hóa và huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn (Lào) dài 70 km; tuyến đƣờng Bái Thƣợng - Cửa Đặt dài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng tại huyện thường xuân, tỉnh thanh hoá (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)