KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng tại huyện thường xuân, tỉnh thanh hoá (Trang 37)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm tài nguyên rừng của huyện Thƣờng Xuân

Thƣờng Xuân có 97.274,94ha đất Lâm nghiệp chiếm 87,86% tổng diện tích tự nhiên.Trong đó, Rừng phòng hộ: 27.066,13 ha; rừng Đặc dụng: 23.816,23 ha; rừng sản xuất: 42.328,49 ha, ngoài quy hoạch: 4.064,09, độ che phủ toàn huyện 75,07%.

Hình 4.1. Bản đồ hiện trạng rừng huyện Thƣờng Xuân năm 2017

(N uồn: B o c o K ểm kê n m 2017)

Rừng tự nhiên ở Thƣờng Xuân có bốn kiểu rừng chính: rừng lá kim hỗn giao với rừng lá rộng thƣờng xanh núi thấp; rừng thứ sinh có hỗn giao tre nứa cây gỗ; rừng thƣờng xanh trên đất thấp và rừng thƣờng

xanh phục hồi. Thảm thực vật rừng rất đa dạng, phong phú có tới 752 loài thực vật, trong đó có khoảng 500 loài có giá trị kinh tế cao, nhƣ: Lim xanh, Pơ mu, Trai, Vù hƣơng, các loài dƣợc liệu, các loài Lan, các loài đan lát, mỹ nghệ nhƣ tre, nứa, song mây… và nhiều loại thú quý hiếm Bò Tót, Cu li, Sóc bay, Trĩ sao, Gà lôi…Đặc biệt có khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên có nhiều loại động vật và thực vật quý hiếm, Năm 2014 một phát hiện cực kỳ quan trọng đƣợc các nhà khoa học thuộc Trung tâm Cress (Đại học Quốc gia Hà Nội) phối hợp với KBT thiên nhiên Xuân Liên công bố, đó là việc xác định đƣợc quần thể Mang lớn thuộc họ Hƣơu Nai đƣợc coi đã tuyệt chủng cách đây 85 năm, nay bỗng xuất hiện tại KBT Xuân Liên.

Rừng trồng tại huyện Thƣờng Xuân phần lớn là Quế và Keo, đây là những loài cây có thể sinh trƣởng, phát triển tốt cho năng suất cao phù hợp với điều kiện lập địa ở khu vực nghiên cứu. Hiện tại, đang đƣợc triển khai phát triển mô hình trồng cây gỗ lớn nhằm nâng cao giá trị rừng sản xuất.

Hình 4.2. Biểu đồ diện tích rừng qua các năm của huyện Thƣờng Xuân (ha)

(N uồn: B o c o ạt k ểm lâm u ện T ườn Xuân)

Ha

Theo Bảng diễn biến rừng ở trên trong những năm qua diện tích rừng và độ che phủ của huyện Thƣờng Xuân có xu hƣởng giảm, năm sau giảm nhiều hơn năm trƣớc và có một thực trạng hiện nay cho thấy chất lƣợng và diện tích rừng của huyện Thƣờng Xuân đang bị mất dần. Phân bố diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng đƣợc thể hiện qua bảng 4.1.

Bảng 4.1. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp các xã, thị trấn huyện Thƣờng Xuân năm 2017

Đơn vị: a TT Diện tích có rừng Rừng tự nhiên Rừng trồng Độ che phủ (%) 1 TT.Thƣờng Xuân 0,0 0,0 0,0 0,00 2 Bát Mọt 19.050,5 18.951,3 99,2 93,77 3 Luận Khê 3.500,4 1.745,9 1.754,5 64,75 4 Luận Thành 1.126,6 32,5 1.094,1 37,65 5 Lƣơng Sơn 4.424,1 3.361,6 1.062,5 62,64 6 Ngọc Phụng 474,4 204,6 269,8 34,40 8 Tân Thành 1.439,1 338,0 1.101,2 39,91 9 Thọ Thanh 24,0 0,0 24,0 4,67 10 Vạn Xuân 10.098,0 9.408,4 689,6 75,14 11 Xuân Cao 1.620,7 773,8 846,9 48,42 12 Xuân Cẩm 2.842,9 2.186,1 656,8 62,62 13 Xuân Chinh 5.814,6 5.411,7 403,0 79,89 14 Xuân Dƣơng 22,3 0,0 22,3 7,36 15 Xuân Lẹ 8.086,9 7.437,6 649,3 81,97 16 Xuân Lộc 1.939,3 1.478,8 460,6 60,00 17 Xuân Thắng 3.122,7 1.786,5 1.336,3 77,95 18 Yên Nhân 16.560,8 16.226,8 334,0 88,72 TỔNG 80.147,2 69.343,4 10.803,8 74,45

(N uồn: B o c o ạt K ểm lâm u ện T ườn Xuân n m 2017)

Từ Bảng 4.1 ta thấy diện tích rừng và đất lâm nghiệp của huyện phân bố không đều. Diện tích rừng lớn tập trung ở một số xã nhƣ: xã Bát Mọt, Vạn Xuân, Yên Nhân, Xuân Chinh, Xuân Lẹ. Trong đó, các xã

thƣờng xuất hiện điểm nóng về khai thác gỗ trái phép, phá rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp là Bát Mọt, Yên Nhân và Vạn Xuân.

Đa số các xã này đều nằm trong vùng đệm của Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, vì thế trữ lƣợng rừng tại đây khá dồi dào với chất lƣợng rừng tốt. Thể hiện cụ thể qua Bảng 4.2 nhƣ sau:

Bảng 4.2. Hiện trạng trữ lƣợng rừng huyện Thƣờng Xuân Loại rừng Tổng diện tích (ha) Đơn vị tính Trữ lƣợng Gỗ 78.630,04 m3 5.111.275

Tre, nứa 1.516,77 1000 cây 11.254,8

I. Rừng tự nhiên 54.221,68 3.713.886,0 1.Rừng gỗ lá rộng: 54.221,68 m3 3.713.886,0 - Rừn u 1.398,70 m3 299.125,8 - Rừn trun bìn 7.149,55 m3 1.012.034,5 - Rừn n èo 10.125,93 m3 751.692,3 - Rừn n èo k ệt 3.727,01 m3 127.263,4 - Rừn p ục ồ 31.820,49 1.523.770,0 2. Rừng hỗn giao 13.604,98 m3 1.081.910,0 - Gỗ l c ín 13.292,56 1.065.989,2

- Tre nứa l c ín 312,42 1000 cây 997,9

3.Rừng tre, nứa thuần loài 1.516,77 1000 cây 10.256,9

II. Rừng trồng 10.803,38 315.479,2

1. Rừn trồn có trữ lượng 8.584,87 m3 315.479,2

2. Rừn trồn c ưa có trữ

lượn 2.218.51

Hình 4.3. Biểu đồ về trữ lƣợng các loại rừng tại huyện Thƣờng Xuân

Từ Bảng 4.3. cho thấy tổng trữ lƣợng gỗ các loại rừng 5.111.275 m3; rừng trồng 315.479,2 m3; rừng tre nứa 11.254,8 ngàn cây; diện tích rừng gỗ lá rộng là 54.221,68ha, với tổng khối lƣợng gỗ khoảng 3.713.886,0 m3 chiếm 73.66% tổng trữ lƣợng của huyện, bình quân khoảng 68.5 m3/ha, trong đó rừng giàu chiếm 8,05% trữ lƣợng diện tích rừng lá rộng tập trung ở vùng bảo vệ nghiêm ngặt của Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tại các xã vùng đệm Bát Mọt và Yên Nhân; rừng trung bình chiếm 27,25% tại các xã Xuân Lan, Xuân Khao, Xuân Liên...; rừng nghèo chiếm 20,24%, rừng nghèo kiệt chiếm 3,43% và rừng phục hồi là 41,03%. Diện tích rừng trồng là 10.803,38 có trữ lƣợng 315.479,2 chiếm 6,17% tổng trữ lƣợng của huyện...Tại 03 xã điều tra, phỏng vấn, xã Bát Mọt có trữ lƣợng rừng gỗ tự nhiên là 1.862.335,9m3 chiếm 36,43% tổng trữ lƣợng rừng các loại toàn huyện; xã Vạn Xuân có trữ lƣợng rừng gỗ tự nhiên 488.158,4 m3 chiếm 9.55% tổng trữ lƣợng rừng các loại toàn huyện; xã Yên Nhân có trữ lƣợng rừng gỗ tự nhiên 1.157.227,4 chiếm 22.64% tổng trữ lƣợng rừng các loại toàn huyện.

Nhìn chung trữ lƣợng rừng của huyện Thƣờng Xuân khá lớn, chất lƣợng rừng khá tốt; qua bảng số liệu trên cho thấy diện tích rừng nghèo và

rừng nghèo kiệt chiếm tỷ lệ lớn, diện tích phân bố không đều giữa các xã, trữ lƣợng rừng tự nhiên là chủ yếu, trữ lƣợng rừng trồng và rừng tre nứa thấp. Nếu biết phát huy các lợi thế về diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn, chủng loại cây đa dạng phong phú, thích nghi với điều kiện khí hậu đất đai sẽ cùng với các chính sách khuyến khích phát triển nông lâm nghiệp thì đây sẽ là cơ hội tốt để phát triển sản xuất, kinh doanh nghề rừng.

4.2. Thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại huyện Thƣờng Xuân

Thƣờng Xuân là một huyện có nhiều trục đƣờng chính và giao thông phức tạp, có địa hình đồi núi, phù hợp với phát triển rừng trồng đem lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Là một huyện phía tây của tỉnh Thanh Hóa tiếp giáp với các huyện Thọ Xuân, Ngọc Lặc là những huyện có kinh tế khá phát triển nên nhu cầu tiêu thụ gỗ và các lâm sản ngoài gỗ là rất lớn. Vì vậy đây cũng là nơi tình trạng vận chuyển lâm sản trái phép hoạt động, phá, lấn chiếm rừng và đất lâm nghiệp diễn ra mạnh, ngoài ra tình hình buôn bán, vận chuyển, săn bắt các loài động vật hoang dã ngày càng phức tạp. Các cơ quan chức năng đã tăng cƣờng truy quét và xử lý các vụ vi phạm lâm luật trên địa bàn huyện Thƣờng Xuân nhƣng tình hình vi phạm vẫn liên tục xảy ra ở mức độ nghiêm trọng.

Đó là một thực tế đáng báo động, bởi vậy các cơ quan chức năng đặc biệt là Hạt Kiểm lâm Thƣờng Xuân thuộc Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa đã và đang tích cực nâng cao trách nhiệm trong quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn, tăng cƣờng các hoạt động quản lý bảo vệ rừng tại địa bàn. Song song với những kết quả đã đạt đƣợc trong những năm qua thì công tác quản lý bảo vệ rừng tại huyện Thƣờng Xuân vẫn đang còn gặp nhiều vấn đề tồn tại cần phải điều tra, nghiên cứu tìm giải pháp khắc phục kịp thời.

Hệ thống tổ chức QLBVR của huyện hàng năm đƣợc rà soát, kiện toàn theo quy định hƣớng dẫn của Trung ƣơng, của tỉnh. Hiện trạng biên chế tổ chức của từng cấp cụ thể nhƣ sau:

Bảng 4.3. Tổ chức bộ máy và biên chế làm công tác QLBVR Tên tổ chức Số biên chế (ngƣời) Trình độ chuyên môn Đại học, cao đẳng Trung cấp Chƣa qua đào tạo I. Cấp huyện 220 136 66 II. Cấp xã 545 215 285 45 III. Cấp thôn, bản 1.614 7 29 1.578 Tổng 2.379 358 380 1.623

(N uồn: P òn nôn n ệp v PTNT u ện T ườn Xuân n m 2017)

Hình 4.4. Sơ đồ bộ máy tổ chức chức thực hiện công tác QLBVR tại huyện Thƣờng Xuân

Từ hình 4.4 và sơ đồ bộ máy tổ chức thực hiện công tác QLBVR tại huyện Thƣờng Xuân cho thấy tổ chức bộ máy làm công tác QLBVR trên địa bàn huyện do cấp có thẩm quyền tổ chức thành lập tƣơng đối đầy đủ và phân thành 3 cấp rõ rệt từ cấp huyện đến cấp thôn bản có tổng biên chế 2.379 ngƣời, trong đó: cấp huyện có 220 ngƣời; cấp xã có 545 ngƣời; cấp thôn, bản có 1.614 ngƣời. Số ngƣời chƣa qua đào tạo một số chuyên ngành về QLBVR là 1.623 ngƣời chiếm 68,22% lực lƣợng QLBVR của huyện. Điều đó chứng tỏ rằng công tác QLBVR tại huyện Thƣờng Xuân rất đƣợc lãnh đạo các cấp quan tâm, nhƣng hằng năm vẫn xảy ra rất nhiều vụ vi phạm, nguyên nhân là do công tác chỉ đạo điều hành còn một số hạn chế, số lƣợng ngƣời chƣa đƣợc đào tạo chiếm đa số, đây là một trong những vấn đề nam giải đối với lực lƣợng QLBVR tại khu vực nghiên cứu. Trong hệ thống lực lƣợng QLBVR huyện thì lực lƣợng Kiểm lâm địa bàn là lực lƣơng xƣơng sống trong công tác QLBVR của huyện. Tuy nhiên, nếu căn cứ theo khoản 2, điều 6 Quyết định số 07/2012/QĐ-TTG ngày 08/02/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cƣờng công tác bảo vệ rừng thì phấn đấu đến năm 2015 bình quân 1.000 ha trên phạm vi toàn quốc có một biên chế kiểm lâm phụ trách. Trong khi đó số lƣợng Kiểm lâm địa bàn phụ trách các xã hiện nay chỉ có 19 ngƣời trên 93.770,78 ha diện tích rừng tức là còn thiếu đến 75 ngƣời, gấp gần 4 lần số Kiểm lâm hiện có.

Nhƣ vậy, qua kết quả điều tra, phân tích thực trạng tổ chức hoạt động của lực lƣợng làm công tác QLBVR ở huyện cho thấy, lực lƣợng làm công tác QLBVR hàng năm đã đƣợc tổ chức rà soát, kiện toàn lực lƣợng theo quy định. Tuy nhiên, ở đây lực lƣợng chƣa qua đào tạo là chủ yếu, chất lƣợng hoạt động thấp, lực lƣợng chuyện trách thì quá mỏng có 27 biên chế, trong đó Kiểm lâm địa bàn chỉ có 19 ngƣời còn đa số là lực lƣợng không chuyên sâu...

4.2.1. Công tác kiểm tra, kiểm soát Lâm sản

Trên địa bàn Huyện Thƣờng Xuân hiện có 26 cơ sở chế biến và kinh doanh lâm sản; 4 cơ sở nuôi nhốt động vật rừng sinh trƣởng cơ. Với vị trí địa lý gần huyện Ngọc Lặc và Thọ Xuân là những huyện phát

triên về kinh tế nhất của 11 huyện miền núi nên nhu cầu sử dụng gỗ rất lớn. Hơn nữa, Huyện Thƣờng Xuân có điều kiện giao thông rất thuận lợi gần đƣờng Hồ Chí Minh nên việc lƣu thông hàng hóa vô cùng dễ dàng, chính vì thế, tình hình vi phạm lâm luật diễn ra hết sức dễ dàng. Tình hình vi phạm đƣợc thể hiện qua bảng 4.4.

Bảng 4.4. Tổng hợp tình hình vi phạm lâm luật trên địa bàn huyện Thƣờng Xuân

Năm Số vụ Khối lƣợng gỗ (m3) Khối lƣợng động vật (kg) Tiền phạt (triệu đồng) Tiền bán lâm sản (triệu đồng) Tổng tiền nộp ngân sách nhà nƣớc (triệu đồng) 2014 64 55,76 12 287.532.000 165.897.000 121.635.000 2015 89 87,38 7 352.850.000 274.372.000 627.222.000 2016 106 201,61 19,5 591.400.000 512.303.000 1.103.703.000 2017 160 196,28 44,2 1.132.110.000 431.066.000 1.563.176.000 Tổng 419 541,03 82,7 2.363.892.000 1.383.638.000 3.415.736.000

(Nguồn: Hạt Kiểm Lâm Huyện Thƣờng Xuân)

- Năm 2014: Số vụ vi phạm là 64 vụ với tổng khối lƣợng gỗ tịch thu đƣợc là 55,76 m3

và 12 kg động vật hoang dã; tổng số tiền phạt là 287,532 triệu đồng; tổng tiền bán lâm sản là 165,897 triệu đồng và tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nƣớc là 121,635 triệu đồng. Trong năm này, số vụ vi phạm chủ yếu là khai thác rừng tự nhiên với các loại gỗ quý nhƣ Lim, Hƣơng, Dỗi, Ngiến vv… với những hình thức vi phạm của bọn lâm tặc xảo quyệt và tinh vi hơn; chúng thƣờng hoạt động vào ban đêm khiến các cán bộ kiểm Lâm rất khó phát hiện gây khó khăn trong việc kiểm tra, kiểm soát.

- Năm 2015: Kiểm tra, phát hiện và xử lý 89 vụ vi phạm pháp luật về BV&PTR (vƣợt 56 vụ vi phạm hành chính so với cùng kỳ 2014). Lâm sản tịch thu 87,379 m3 (gỗ tròn 25,286 m3, gỗ xẻ 62,093 m3), 7 xe máy, 6 cƣa xăng, 7 kg động vật hoang dã. Tiền thu nộp ngân sách 627.222.000 đồng, trong đó tiền phạt vi phạm hành chính 352.850.000 đồng (nộp ngân sách xã là 84.100.000 đồng), tiền bán tang vật, phƣơng tiện 274.372.000 đồng. Thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND huyện 3 vụ; Hạt trƣởng 79 vụ; Chủ tịch UBND xã 7 vụ. Hành vi vi phạm: Vi phạm quy định chung 1 vụ, lấn, chiếm rừng 4 vụ, khai thác lâm sản 3 vụ, vi phạm các quy định về PCCCR 01 vụ, cất giữ lâm sản trái phép 5 vụ, vận chuyển lâm sản 35 vụ, vô chủ 39 vụ (5 vụ tại gốc và 34 vụ lƣu thông).

- Năm 2016: Phát hiện, bắt giữ xử lý 106 vụ vi phạm hành chính, 01 vụ án hình sự; trong đó, thẩm quyền xử lý VPHC của Chủ tịch UBND huyện 4 vụ; Hạt trƣởng 83 vụ; Chủ tịch UBND xã 19 vụ. Hành vi vi phạm: Lấn, chiếm rừng 16 vụ; Khai thác gỗ trái phép 6 vụ (trong đó có 01 vụ khởi tố), khai thác lâm sản 1 vụ; vi phạm về PCCCR 1 vụ; mua bán cất giữ 4 vụ; vận chuyển, mua bán trái phép LS 36 vụ; vi phạm thủ tục HC 4 vụ; vô chủ 39 vụ (tại gốc 10 vụ, lƣu thông 29 vụ). Lâm sản tịch thu: 201,605 m3 gỗ các loại, trong đó: Gỗ tròn 117,07 m3; Gỗ xẻ 84,535 m3; Cành nhánh, gốc rễ 1,347 m3; Gỗ bìa 0,25 m3; Củi 197,584 ster; Vầu cây 700 cây; Nứa 3 tấn, ĐVHD 19,5 kg (Tồn kho năm 2015 chuyển sang năm 2016 là 21,452 m3 (gỗ tròn là 6,952 m3, gỗ xẻ là 14,500 m3). Tịch thu

máy móc, phƣơng tiện, thiết bị: 06 cái Xe máy; 01 cái Máy tời gỗ; 09 cái Cƣa xăng; 01 cái Rìu; 04 cái Dao phát. Tiền thu nộp ngân sách nhà nƣớc:1.103.703.000 đồng (Tiền phạt VPHC 591.400.000 đồng, tiền bán tang vật vi phạm 512.303.000 đồng).

Hình 4.6. Bắt giữ gỗ khai thác trái phép tại huyện Thƣờng Xuân Ảnh: Tuấn Minh

- Năm 2017: Kiểm tra, phát hiện và xử lý 160 vụ, tăng 53 vụ so với cùng ký năm 2016 (107 vụ) trong đó: Thẩm quyền xử lý VPHC của Chủ tịch UBND tỉnh 01; Chủ tịch UBND huyện 5 vụ; Hạt trƣởng 138 vụ; Chủ tịch UBND xã 16 vụ.Hành vi vi phạm gồm 19 vụ lấn, chiếm; 64 vụ vận chuyển; 15 vụ khai thác; 03 vụ mua bán cất giữ; 04 vụ vi phạm thủ tục; 55 vụ vô chủ (trong đó: 8 vụ vô chủ tại gốc, 47 vụ vô chủ lƣu thông). Tịch thu tang vật vi phạm sung công quỹ nhà nƣớc 196,283 m3 gỗ các loại (Tròn 111,593 m3, xẻ 84,690 m3

); 8,239 m3 bìa; 25,031 ster củi; 4,5 tấn nứa, 1.405 kg măng; 2.011 kg than; 44,2 kg động vật rừng. Tịch

thu máy móc, phƣơng tiện, thiết bị gồm 01 xe máy; cƣa xăng 03 cái; Rìu 01 cái. Thu nộp NSNN 1.563.176.000 đồng, trong đó tiền phạt VPHC là 1.132.110.000 đồng, tiền bán TVVP là 431.066.000 đồng.

Công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm đã thực hiện đúng quy định của pháp luật; việc lập hồ sơ, xử lý các hành vi vi phạm đảm bảo đúng ngƣời, đúng hành vi góp phần tích cực nâng cao tính răn đe, giáo dục và phòng ngừa của pháp luật.

Hình 4.7. Hiện trƣờng khai thác gỗ trái phép tại xã Bát Mọt

Hình 4.8. Hiện trƣờng khai thác gỗ trái phép tại xã Xuân Lẹ huyện Thƣờng Xuân

Ảnh: Nguyễn Hữu Trung Nhìn chung, từ 2014 đến 2017 số vụ vi phạm lâm luật có chiều hƣớng tăng mạnh cả về số vụ và tổng khối lƣợng gỗ, lâm sản ngoài gỗ, trọng lƣợng động vật, đe dọa nghiệm trọng đến an ninh rừng. Số vụ vi phạm thƣờng xảy ra vào ban đêm nên lực lƣợng bảo vệ rừng khó phát hiện và bắt giữ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng tại huyện thường xuân, tỉnh thanh hoá (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)