Tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng tại huyện thường xuân, tỉnh thanh hoá (Trang 33 - 37)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. Tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội:

3.2.1. Dân sinh

Toàn huyện có 16 xã, 01 thị trấn với 140 thôn, bản, khu phố; 21.066 hộ với 90.126 nhân khẩu, số ngƣời trong độ tuổi có khả năng lao động là 48.850 ngƣời. Gồm các dân tộc là Thái, Kinh, Mƣờng: Dân tộc Thái chiếm 55% dân số; Dân tộc Kinh chiếm 41% dân số; Dân tộc Mƣờng chiếm 3,2% dân số, còn lại các dân tộc khác có tỷ lệ dƣới 1%; Tốc độ tăng dân số 8.2‰ (Số liệu đến 31/12/2016). Dân cƣ phân bố không đều, tập trung phần lớn ở vùng giữa và vùng thấp; mật độ dân số bình quân là 77 ngƣời/km2

trong đó mật độ cao nhất là ở Thị trấn Thƣờng Xuân 1845 ngƣời/km2, mật độ dân số trung bình ở vùng nông thôn là 45 ngƣời/km2

.

3.2.2. Kinh tế

Là huyện miền núi đặc biệt khó khăn, nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất lâm - nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch theo hƣớng phù hợp với định hƣớng cơ cấu kinh tế chung của tỉnh và cả nƣớc song vẫn ở mức thấp so với mức tăng trƣởng của tỉnh và đang từng bƣớc chuyển dịch theo hƣớng giảm Nông, lâm nghiệp, tăng Công nghiệp, xây dựng - Dịch vụ, thƣơng mại. Mức tăng trƣởng kinh tế năm 2016 đạt 15,6%; Cơ cấu các ngành kinh tế lâm - nông nghiệp và thuỷ sản chiếm 31,3%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng chiếm 39,2%, Thƣơng mại và dịch vụ chiếm 29,5%. Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2016 đạt 82,3 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu ngƣời 19,7 triệu đồng/ngƣời/năm, tăng 1,4 triệu đồng so với năm 2015. Tổng giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản đạt 969,7 tỷ đồng, tăng 9,6% so với năm 2015; Tổng giá trị sản suất công nghiệp - xây dựng đạt 1.209,9 tỷ đồng, tăng 10,9% so với năm 2015; các ngành dịch vụ đạt 913,9 tỷ đồng, tăng 30,4% so với năm 2015. An sinh xã hội đƣợc bảo đảm, đời sống của đại bộ phận nhân dân cơ bản ổn định, tiếp tục đƣợc cải thiện.

3.2.3. Văn hóa - xã hội

Đến năm 2016, công tác xây dựng cơ sở vật chất trƣờng học tiếp tục đƣợc quan tâm, tỷ lệ kiên cố hóa trƣờng lớp học toàn huyện đạt 63,5%; Phổ cập Giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, trẻ em đến trƣờng đạt 98%, hoàn thành mục tiêu phổ cập THCS; có 22 trƣờng học đạt chuẩn Quốc gia, đạt 34,4%, nhiều trung tâm học tập cộng đồng hoạt động có hiệu quả; Thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ”, đã khai trƣơng 140 thôn, bản có nếp sống văn hóa; có 88 thôn, bản đƣợc công nhận đơn vị văn hóa cấp huyện; hơn 70% số hộ gia đình là gia đình văn hóa. Có 4 trạm tiếp phát lại sóng truyền hình, tỷ lệ dân số đƣợc xem truyền hình

đạt98%; trang thiết bị của các trạm thu phát lại sóng truyền hình ngày càng đƣợc đầu tƣ, nâng cấp; Tỷ lệ phủ sóng đài phát thanh đạt 100%.

Ngành y tế đã chủ động trong triển khai thực hiện kế hoạch chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân; xây dựng, triển khai kế hoạch về phòng, chống dịch bệnh. Trung tâm y tế và Trung tâm Dân số - KHHGĐ đã triển khai thực hiện tốt về chƣơng trình tiêm chủng mở rộng, kế hoạch truyền thông dân số, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình đến nhân dân các thôn bản trong huyện; đến hết năm 2016 có 9/17 xã, thị trấn đƣợc công nhận xã đạt tiêu chí Quốc gia về Y tế giai đoạn 2. Nhiều chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo đƣợc quan tâm, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 39% năm 2011 xuống còn còn 20,9% hộ nghèo và 17,6% hộ cận nghèo năm 2016 (theo theo tiêu chí đa chiều).

3.2.4. Lao động

Tổng số ngƣời trong độ tuổi lao động là 48.850 ngƣời, chiếm 54,2%; trong đó: Lao động nông nghiệp 27.680 ngƣời, chiếm 56,7%; Lao động chƣa qua đào tạo chiếm 70%; Lao động ở nông thôn 44.180 ngƣời, chiếm 90,4%. Là huyện có dân số trẻ, số ngƣời trong độ tuổi lao động lớn, tập trung ở lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là chính, đa phần là lao động ở nông thôn; lao động nông nghiệp thời vụ. Công tác đào tạo nghề từng bƣớc đƣợc quan tâm, đã mở nhiều lớp chuyển giao khoa học, kỹ thuật, học nghề, từng bƣớc đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực; hàng năm xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Giải quyết lao động đi làm việc tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc, đặc biệt là xuất khẩu lao động đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài.

3.2.5. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

Một số chƣơng trình trọng điểm đƣợc tích cực triển khai nhƣ: Chƣơng trình 135, 134, 159, WB, ReII, Chƣơng trình30a…. đầu tƣ chủ yếu vào giao thông, thủy lợi, nƣớc sạch. Hiện nay đã có trạm phát sóng di động (BTS) vùng lòng Hồ Cửa Đặt và các vùng lân cận; Hệ thống giao thông một vài năm

trở lại đấy phát triển khá, nhiều tuyến đƣờng giao thông liên thôn, xã đã đƣợc đầu tƣ mới, đồng bộ. Đƣờng ô tô có 230 km, bao gồm Đƣờng Hồ Chí Minh đi qua huyện dài gần 13 km; Quốc lộ 47 kéo dài (tỉnh lộ 507/519 cũ) đi Cửa khẩu Khẹo - Tà Lấu giữa huyện Thƣờng Xuân, tỉnh Thanh Hóa và huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn (Lào) dài 70 km; tuyến đƣờng Bái Thƣợng - Cửa Đặt dài 12 km; đƣờng liên xã 35 km; tuy nhiên giao thông liên xã và liên thôn còn kém phát triển, gặp nhiều khó khăn đi lại vào mùa mƣa.

Thuỷ lợi có trên 70 công trình gồm 5 trạm bơm, 25 hồ chƣa lớn nhỏ, 24 đập đá xây và 04 đập đá xếp. Mạng lƣới điện gồm có 97 trạm biến áp (85 trạm hạ thế, 12 trạm trung thế), 158 km đƣờng dây cáp cao thế, 98 km đƣờng dây, hiện 100% số xã, thị trấn có điện lƣới quốc gia. Hệ thống giao thông một vài năm trở lại đấy phát triển khá, nhiều tuyến đƣờng giao thông liên thôn, xã đã đƣợc đầu tƣ mới, đồng bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng tại huyện thường xuân, tỉnh thanh hoá (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)