CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.5. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn một số loài Lan chủ yếu tại Khu BTTN
4.5.5. Một số đề xuất cụ thể
* Bảo tồn loài Vệ hài Appleton- Paphiumpedium appletonianum trong tự nhiên.
Paphiumpedium appletonianum - Vệ hài Appleton phân bố chủ yếu trong khu vực phân khu bảovệ nghiêm ngặt củaKhu BTTNĐakrông đặc biệt ở km 32 đi vào theo đường 135 mới mở và đến đoạn gần thượng nguồn Khe Ba Lê và gần bản Cợp của xã Húc Nghì, có số lượng cá thể tương đối phổ biến. Việcngười dân thu hái những cây ra hoa trong mùa sinh sản của chúng càng làm tăng nguy cơ đe doạ tuyệt chủng lên rất nhiều lần. Các cá thể có khả năng cho hạt bị lấy ra khỏi môi trường sống của chúng sẽ làm giảm khả năng tái sinh bằng hạt cho mùa sau. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm nhanh chóng loài hoa lan tuyệt vời này.
Kết hợp hài hoà giữa bảo tồn và phát triển du lịch, bảo tồn loài
Paphiumpedium appletonianum trong tương lai, chúng tôi đề xuất đến Ban quản lý Khu BTTNĐakrông một số giải pháp:
- Đưa loài Paphiumpedium appletonianum vào chương trình bảo tồn và phát triển của Khu bảo tồn. Khoanh một số vùng nhỏ trong khu phân bố chủ yếu của loài này gần các đường mòn du lịch như là sản phẩm giới thiệu cho du khách thưởng thức cùng với các Panô khuyến cáo các thông tin pháp luật
(NĐ 32/2006/NĐ-CP), bảo tồn, nâng cao nhận thức bảo tồn như đã trình bày ở trên. Có cơ chế quản lý chặt chẽ khu vực này.
- Mặt khác, khoanh vùng phân bố của loài này ở xa các điểm du lịch. Tiến hành tuần tra kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn và xử lý các hành vi khai thác, đặc biệt là trong mùa sinh sản của chúng.
- Đầu tư và tổ chức nghiên cứu nhân giống từ hạt, nuôi cấy mô hay tách chồi, tổ chức nuôi trồng tạo ra nhiều cá thể F2, cấp giấy xác nhận CITES tạo ra hàng thương phẩm để bán nhằm thoả mãn nhu cầu chơi cây cảnh của người tiêu dùng trong đó có khách du lịch. Nếu làm tốt điều này sẽ góp phần không những làm giảm mối đe doạ đối với quần thể Vệ hài Appleto ngoài tự nhiên, mà còn góp phần thu hồi kinh phí phục cho công tác bảo tồn chính loài này tại Khu BTTNĐakrông.
* Bảo tồn một số loài Lanđẹp, có giá trị thương mại cao.
Một số loài Lan đẹp, có giá trị thương mại cao như các loài Aerides odorata, Dendrobium amabile, D. aduncum, Dendrobium crystallinum, đều phân bố chủ yếu ở đai cao dưới 700 m. Các loài này là đối tượng được bảo vệ trong sách Đỏ Việt Nam2007, Nghị định 32/2006/NĐ-CP. Các loài này đang bị thu hái để trồng cảnh. Phần lớn các gia đình sống gần rừng trong khu vực nghiên cứu đều có gây trồng như cây cảnh trong nhà. Họ thu hái chủ yếu trong các đợt đi rừng. Thực trạng hiện nay các loài này có giá trị thương mại cao nên ngườidân thườngxuyên vào rưng thu háiđểmangđi bán.
Ngoài việc ngăn chặn các hành vi khai thác bất hợp pháp các loài Lan trên bằng các công cụ pháp luật, tuần tra kiểm soát thường xuyên, cần tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về sự cần thiết phải bảo tồn các loài Lan có nguy cơ đe doạ cao. Đồng thời BQL Khu BTTN Đakrông phảitìm các chương trình vùngđệm để tạothu nhậpcho ngườidân.
* Gây trồng các loài Lan làm thuốc trong y học cổ truyền dân tộc.
Tại Khu BTTN Đakrông, các loài như Anoectochilus lylei, A. repens, A. setaceus, Arundina graminifolia, Dendrobium acinaciforme được biết đến như là những cây thuốc trong y học cổ truyền Việt Nam và y học cổ truyền Trung Quốc. Vì vậy, Khu BTTN Đakrông cần có kế hoạch nghiên cứu để có thể đưa ra được qui trình nhân giống và nuôi trồng. Trên cơ sở này sẽ khuyến khích và hỗ trợ kỹ thuật nhân giống và gây trồng các loài này cho nhân dân vùng đệm Khu BTTN Đakrông vừa tăng thêm thu nhập cho người dân vừa giảm sức ép khai thác ngoài tự nhiên. Mặt khác hiện tại ởTrênđịabàn huyện Đakrông đang có 02 dựánđang hoạt động như: Dựán Lâm nghiệphướng đến người nghèo và dự án Sáng kiến bảo tồn hành lang đa dạng sinh học (BCI). Giámđốc BQL Khu BTTN Đakrông cần phải có kế hoạch cụthể và xin kinh phíđểlàm các vườnsưu tập các loài kể trên tạicác cộng đồngthôn, bảnnhằm mục đích hạn chế sự tácđộng củangười dân địa phương vào rừng thu hái các loài kể trên.