Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) góp phần nghiên cứu đa dạng các loài thuộc họ lan (orchidaceae juss ) nhằm đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn đối với một số loài lan chủ yếu tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông quảng trị​ (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI KBTTN ĐAKRÔNG

3.6. Phương pháp nghiên cứu

3.6.1. Phương pháp kế thừa:

Kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu về hệ Lan tại Khu BTTN Đakrông trước đây. Sử dụng phương pháp hình thái so sánh truyền thống để định loại các mẫu vật nghiên cứu kết hợp với tham khảo ý kiến định loại và đónggóp của chuyên gia.

3.6.2. Nghiên cứu thực địa.

* Phương pháp điều tra theo tuyến

Căn cứ vào bản đồ địa hình, xây dựng các tuyến điều tra chính trong khu vực nghiên cứu qua các dạng địa hình khác nhau (đỉnh núi, sông suối, thung lũng thấp,...). Cụ thể cáctuyến như sau:

- (Xem bản đồ tuyến điều tra kèm theo)

Ngoài ra, chúng tôi còn thực hiện các tuyến phụ điều tra bổ sung như:

* Phương pháp thu mẫu

Trên mỗi tuyến, tiến hành thu thập mẫu các loài họ Lan, ghi chép các thông tin sinh thái, sinh cảnh, độ cao, vị trí, tình trạng, .... vào sổ tay điều tra.

- Đối với mỗi loài, thu ít nhất 03 mẫu để làm tiêu bản, thu hoa tươi bảo quản trong cồn pha loãng ở nồng độ 60 độ để phục vụ cho định loại. Đối với các loài khi thu ngoài thực địa chưa có hoa, sẽ thu cây sống và tổ chức trồng để cho ra hoa phục vụ công việc làm tiêu bản và định loại.

- Các mẫu vật được chụp ảnh, ghi chép tỉ mỉ các thông tin như: đặc điểmhình thái,đặc điểm sinh thái, đặc điểm sinh học, nơi sống.

- Thu thập các thông tin về sử dụng và buôn bán Lan trong các cộng đồng dân cư sống xung quanh Khu BTTN Đakrông.

3.6.3. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.

- Tổng hợp và phân tích các tài liệu nghiên cứu về Lan liên quan tới mụctiêu nghiên cứu và các dẫn liệu đã thu được trong quá trình nghiên cứu.

- Các mẫu vật thu về được xử lý và lưu trữ. Nghiên cứu định loại các mẫu vật đã thu được trong quá trình thực địa và mẫu vật được lưu giữ tại phòng tiêu bản thực vật ở Khu BTTN Đakrông (DKR) và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Hà Nội.

- Định loại và kiểm tra tên khoa học các mẫu vật nghiên cứu theo các tài liệu [1, 2, 3,8, 12,15, 16, 17, 18. 19, 20, 21, 23 24] và so sánh với các mẫu đã được xác định tên khoa học hiện đang lưu giữ tại Phòng tiêu bản của Khu BTTN Đakrôngvà Viện Sinhthái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) góp phần nghiên cứu đa dạng các loài thuộc họ lan (orchidaceae juss ) nhằm đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn đối với một số loài lan chủ yếu tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông quảng trị​ (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)