quan sinh động nhất giúp các đơn vị trực thuộc có cái nhìn tổng quan nhất về tình hình các loài Lan đe doạ cao trong khu vực họ quản lý trực tiếp, giúp công tác quản lý bảo tồn được hiệu quả hơn. Mặt khác các Trạm Kiểm lâm hiện nay đều được trang bị máy định vị GPS nên việc xác định vị trí các loài thuộchọLanđểbảovệ rấtthuậntiện.
4.5. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn một số loài Lan chủ yếu tại KhuBTTN Đakrông. BTTN Đakrông.
Đề tài thực hiện đã cập nhật các thông tin mới nhất từ nguồn tài liệu đáng tin cậy, góp phần bổ sung nâng số loài Lan của Khu BTTN Đakrông từ 41 loài lên 126 loài, và số chi từ 24 tới 55. Đề tài cũng đã góp phần thống kê các loài Lan có nguy cơ đe doạ cao ởKhu BTTNĐakrông theo các tiêu chuẩn đánh giá củaNghị định 32/2006/NĐ-CP,sách Đỏ Việt Nam2007, theo khuyến cáo của UNEP - WCMC và thực tế điều tra để đề xuất được 43 loài Lan chủ yếu cần được đặc biệt chú ý để bảo vệ. Việc bảo tồn các quần thể Lan ngoài thiên nhiên là rất phức tạp, đòi hỏi những hiểu biết cơ bản về hệ thực vật, quản lý có hiệu quả các quần thể đã được biết tới, bảo vệ ngăn cấm theo pháp luật các hoạt động thu mua bất hợp pháp. Trên cơ sở những thông tin khoa học thu thập được từ các loài Lan chủ yếu về phân bố, sinh thái, kiểu sống và mức độ đe doạ, chúng tôi đề xuất một số giải pháp bảo tồn sau: