Một số đề xuất cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) góp phần nghiên cứu đa dạng các loài thuộc họ lan (orchidaceae juss ) nhằm đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn đối với một số loài lan chủ yếu tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông quảng trị​ (Trang 56)

* Bảo tồn loài Vệ hài Appleton- Paphiumpedium appletonianum trong tự nhiên.

Paphiumpedium appletonianum - Vệ hài Appleton phân bố chủ yếu trong khu vực phân khu bảovệ nghiêm ngặt củaKhu BTTNĐakrông đặc biệt ở km 32 đi vào theo đường 135 mới mở và đến đoạn gần thượng nguồn Khe Ba Lê và gần bản Cợp của xã Húc Nghì, có số lượng cá thể tương đối phổ biến. Việcngười dân thu hái những cây ra hoa trong mùa sinh sản của chúng càng làm tăng nguy cơ đe doạ tuyệt chủng lên rất nhiều lần. Các cá thể có khả năng cho hạt bị lấy ra khỏi môi trường sống của chúng sẽ làm giảm khả năng tái sinh bằng hạt cho mùa sau. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm nhanh chóng loài hoa lan tuyệt vời này.

Kết hợp hài hoà giữa bảo tồn và phát triển du lịch, bảo tồn loài

Paphiumpedium appletonianum trong tương lai, chúng tôi đề xuất đến Ban quản lý Khu BTTNĐakrông một số giải pháp:

- Đưa loài Paphiumpedium appletonianum vào chương trình bảo tồn và phát triển của Khu bảo tồn. Khoanh một số vùng nhỏ trong khu phân bố chủ yếu của loài này gần các đường mòn du lịch như là sản phẩm giới thiệu cho du khách thưởng thức cùng với các Panô khuyến cáo các thông tin pháp luật

(NĐ 32/2006/NĐ-CP), bảo tồn, nâng cao nhận thức bảo tồn như đã trình bày ở trên. Có cơ chế quản lý chặt chẽ khu vực này.

- Mặt khác, khoanh vùng phân bố của loài này ở xa các điểm du lịch. Tiến hành tuần tra kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn và xử lý các hành vi khai thác, đặc biệt là trong mùa sinh sản của chúng.

- Đầu tư và tổ chức nghiên cứu nhân giống từ hạt, nuôi cấy mô hay tách chồi, tổ chức nuôi trồng tạo ra nhiều cá thể F2, cấp giấy xác nhận CITES tạo ra hàng thương phẩm để bán nhằm thoả mãn nhu cầu chơi cây cảnh của người tiêu dùng trong đó có khách du lịch. Nếu làm tốt điều này sẽ góp phần không những làm giảm mối đe doạ đối với quần thể Vệ hài Appleto ngoài tự nhiên, mà còn góp phần thu hồi kinh phí phục cho công tác bảo tồn chính loài này tại Khu BTTNĐakrông.

* Bảo tồn một số loài Lanđẹp, có giá trị thương mại cao.

Một số loài Lan đẹp, có giá trị thương mại cao như các loài Aerides odorata, Dendrobium amabile, D. aduncum, Dendrobium crystallinum, đều phân bố chủ yếu ở đai cao dưới 700 m. Các loài này là đối tượng được bảo vệ trong sách Đỏ Việt Nam2007, Nghị định 32/2006/NĐ-CP. Các loài này đang bị thu hái để trồng cảnh. Phần lớn các gia đình sống gần rừng trong khu vực nghiên cứu đều có gây trồng như cây cảnh trong nhà. Họ thu hái chủ yếu trong các đợt đi rừng. Thực trạng hiện nay các loài này có giá trị thương mại cao nên ngườidân thườngxuyên vào rưng thu háiđểmangđi bán.

Ngoài việc ngăn chặn các hành vi khai thác bất hợp pháp các loài Lan trên bằng các công cụ pháp luật, tuần tra kiểm soát thường xuyên, cần tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về sự cần thiết phải bảo tồn các loài Lan có nguy cơ đe doạ cao. Đồng thời BQL Khu BTTN Đakrông phảitìm các chương trình vùngđệm để tạothu nhậpcho ngườidân.

* Gây trồng các loài Lan làm thuốc trong y học cổ truyền dân tộc.

Tại Khu BTTN Đakrông, các loài như Anoectochilus lylei, A. repens, A. setaceus, Arundina graminifolia, Dendrobium acinaciforme được biết đến như là những cây thuốc trong y học cổ truyền Việt Nam và y học cổ truyền Trung Quốc. Vì vậy, Khu BTTN Đakrông cần có kế hoạch nghiên cứu để có thể đưa ra được qui trình nhân giống và nuôi trồng. Trên cơ sở này sẽ khuyến khích và hỗ trợ kỹ thuật nhân giống và gây trồng các loài này cho nhân dân vùng đệm Khu BTTN Đakrông vừa tăng thêm thu nhập cho người dân vừa giảm sức ép khai thác ngoài tự nhiên. Mặt khác hiện tại ởTrênđịabàn huyện Đakrông đang có 02 dựánđang hoạt động như: Dựán Lâm nghiệphướng đến người nghèo và dự án Sáng kiến bảo tồn hành lang đa dạng sinh học (BCI). Giámđốc BQL Khu BTTN Đakrông cần phải có kế hoạch cụthể và xin kinh phíđểlàm các vườnsưu tập các loài kể trên tạicác cộng đồngthôn, bảnnhằm mục đích hạn chế sự tácđộng củangười dân địa phương vào rừng thu hái các loài kể trên.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5. 1. Kết luận

5.1.1. Về danh lục Lan Khu BTTN Đakrông.

Kết quả điều tra nghiên cứu bổ sung cho danh lục Khu BTTNĐakrông 85 loài và 31 chi mới. Nâng tổng số loài trong danh lục Khu BTTN Đakrông lên 126 loài và 55 chi. Tuy chưa được đầy đủ, nhưng Danh lục hệ Lan của Khu BTTN Đakrông có được trong đề tài luận văn, lần đầu tiên đã nêu được 126 loài ở Khu BTTNĐakrông trên tổng số 897 loài của Việt Nam (chiếm tỷ lệ 14,0% tổng số loài của ViệtNam) đã có mẫu nghiên cứu làm bằng chứng.

5.1.2. Đa dạng thành phần loài Lan ở Khu BTTN Đakrông

Lan là họ đa dạng nhất trong hệ thực vật Khu BTTN Đakrông với 126 loài. Trong đó, 10 chi giàu loài nhất là Dendrobium (17 loài), Eria (9 loài), Bulbophillum (6 loài), Cymbidium (6 loài), Thrixspermum (6 loài), Pholidota (5 loài), Anoectochilus (4 loài), Oberonia (4 loài), Aerides (3 loài), Goodyera (3 loài),

5.1.3. Đa dạng kiểu sống

Các loài Lanở Khu BTTN Đakrông chủ yếu có kiểu sống phụ sinh trên vỏ cây 76 loài. Sống bám trên đá gồm 18loài. Mọc trên đất có35 loài. Không có diệp lục và lá có 4 loài.

5.1.4. Danh sách các loài Lan có nguy cơ đe doạ cao ở Khu BTTNĐakrông. Đakrông.

Kết quả thống kê, có 8 loài được liệt kê vào sách Đỏ Việt Nam 2007, 6 loài trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP, 19 loài theo khuyến cáo UNEF - WCMC, 14 loài được đề xuất qua thực tế điều tra về tình trạng ngoài thiên nhiên trong khu vực nghiên cứu. Nâng tổng số loài Lan chủ yếu cần được bảo tồn ởKhu BTTNĐakrông lên 43 loài.

5.1.5. Phân bố và sinh thái của các loài Lan chủ yếu ở Khu BTTNĐakrông. Đakrông.

Hầu hết các loài Lan đều phân bố trong rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh, cây lá rộng thường xanh hoặc hỗn giao dọc theo các khe suối ẩm thấp hay các sườn núi che bóng. Bản đồ phân bố là thông tin trực quan nhất, hiệu quả nhất trong công tác quản lý bảo tồn trong khu vực.

5.1.6. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn.

Đề tài đã đề xuất được 4 giải pháp bảo tồn chung cho các loài Lan có nguy cơ đe doạ cao ở Khu BTTN Đakrông và 3 giải pháp bảo tồn cụ thể cho các loài có mức độ đe doạcao nhất.

5.2. Kiến nghị.

- Cần tiếp tục điều tra bổ sung mẫu vật và các dẫn liệu khác về các loài Lan thiếu thông tin trong danh lục công bố lần này (đặc biệt chú ý tới các tuyến nhỏ trên các tuyến lớn của Khu BTTN Đakrông). Tiến tới trong tương lai gần sẽ hoàn thiện Danh lục Lan của Khu BTTNĐakrông với 100% số loài được nêu ra có các mẫu nghiên cứu làm bằng chứng.

- Điều tra chi tiết về phân bố của các loài có nguy cơ đe doạ cao nhằm khoanh vùng bảo tồn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Averyanov L. & Anna Averyanova (2003), Trích yếu được cập nhật hóa về các loài lan của Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

2. Nguyễn Tiến Bân và cộngsự (2005), Trong: Danh lục các loài Thực vật Việt Nam,Tập 3Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.

3. Bộ khoa học và Công nghệ & Viện Khoa học Việt Nam(2007), Sách đỏ Việt Nam (Phần thực vật), Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội.

4. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2003), Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồnthiên nhiên Việt Nam đến năm 2010,Hà Nội.

5. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2008), Danh mục động vật, thực vật hoang dã quiđịnh trong các phụ lục của Công ước CITES,Hà Nội.

6. Chính phủ (2006), Nghị định chính phủ 32/2006/NĐ-CP về quản lý Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quí, hiếm

http://vbqppl.moj.gov.vn/law/vi/2001_to_2010/2006/200603/200603300001/ view

7.Công ước Cites http://www.unep-

wcmc.org/isdb/CITES/Taxonomy/country_list.cfm/isdb/CITES/Taxonomy/coun try_list.cfm?country=VN&col=all&source=plants&displaylanguage=eng

8. Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam, Quyển 3, Nhà xuất bản Trẻ, TP.HCM.

9. Luơng Viết Hùng (2007), Góp phần nghiên cứu đa dạng các loài thuộc họ Lan (Orchidaceae Juss.) nhằm đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn đối với một số loài Lan chủ yếu tại Vườn quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế".

10. Nguyễn Long (2007), Nghiên cứu tính đa dạng hệ thực vật bậc cao có mạch ở Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, tỉnh Quảng Trị (Luận văn Thạc sỹ).

11. Hoàng Văn Thắng và cộng sự (2005), Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông,Nhà xuất bản. Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

12. Nguyễn Thiện Tịch (2001), Lan Việt Nam, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, TP. HồChí Minh

13. Nguyễn Khánh Vân và cộng sự (2000), Các biểu đồ Sinh khí hậu Việt nam, Nhà xuất bản Đại học Khoa học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

14. Viện Điều tra và Quy hoạch Rừng (2000), Luận chứng Kinh tế kỹ thuật Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, Hà Nội.

Tiếng nước ngoài.

15. Averyanov, L.V. (1990), Fam. Orchidaceae Juss. In Vascular plants synopsis of Vietnamese flora, Vol. 1. Leningrad, "Nauka" : 1-167.

16. Averyanov, L.V. (1994), Identification guide to Vietnamese orchids (Orchidaceae Juss.), S.-Petersburg, World and Family, 432 p. (in Russian).

17. Averyanov L., Phillip Cribb, Phan Ke Loc, Nguyen Tien Hiep (2003),

Slipper Orchids of Vietnam, With an Introduction to the Flora of Vietnam,

Royal Botanic Gardens, Kew. Compass Press Limited. 308 p.

18. Averyanov, L.V., Averyanova L.A. (2005), “New Orchids from Vietnam”,Komarovia 4: 1-35. Saint Petersburg.

19. Averyanov L., A.Averyanova (2006), Manual of Identification Flowering Plants of Cuc Phuong National Park. No2: Orchidaceae 264 pp.

Agricultural Publishing House ( English, Vietnamese)

20. Cribb, P. (1998), The Genus Paphiopedilum, 427 p. Royal Botanic

21. Gagnepain, F. & A. Guillaumin. (Lecomte (Red.) (1932-1934),

Orchidaceae & Apostasiaceae. Flore Générale de l’Indochine Vol 6: 142-

64, Masson et Cie- Paris.

22. Loureiro (1790), Flora Cochinchinensis. Nxb. Ulyssitae- Lisboa.

23. Schuiteman A., de Vogel. (2000), Các chi họ Lan (Orchidaceae) của Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam, 118 P.. Netherlands

24. Seidenfaden, G. (1992), The Orchids of Indochina, Opera Botanica

114: 1-502. Copenhagen.

25.UNEF- WCMC (2003), The UNEP World Conservation Monitoring Centre provides information services on conservation and sustainable use of the world's living resources, and helps others to develop information systems of their own. The Socialist Republic of Viet Nam Appendix 5 - Threatened Plant Species.

MỤC LỤC

MỤC LỤC...i

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT...ii

DANH MỤC CÁC BẢNG... iii

DANH MỤC CÁC HÌNH... iiii

ĐẶT VẤN ĐỀ...1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...3

1.1. Nghiên cứu về Lan ở trong nước và vùng lân cận...3

1.2. Nghiên cứu về bảo tồn đa dạng sinh học...6

1.3. Nghiên cứu đa dạng sinh học ở Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông...10

CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI KBTTN ĐAKRÔNG...12

2.1. Điều kiện tự nhiên ...12

2.1.1. Vị trí địa lý...12

2.1.2. Địa hìnhđịa mạo...12

2.1.3. Khí hậu...13 2.1.4. Thuỷ văn...14 2.1.5. Địa chất...15 2.1.6. Thổ nhưỡng...15 2.1.7. Rừng và thực vật rừng...15 2.1.7.1. Thảm thực vật rừng:...15 2.1.7.2. Hệ thực vật rừng:...16 2.1.8. Khu hệ động vật...16 2.1.8.1. Khu hệ thú:...16 2.1.8.2. Khu hệ chim:...17 2.1.8.3. Khu hệ bò sát,ếch nhái:...17 2.1.8.4. Khu hệ bướm:...17

2.2. Điều kiện kinh tế- xã hội...17

2.2.1. Dân số, dân tộc ...17

2.2.3. Các hoạt động kinh tế trong khu vực...18 2.2.5. Cơ sở hạ tầng...19 2.2.6. Y tế, giáo dục...19 2.3. Nhận xét và đánh giá chung...19 2.3.1. Thuận lợi...19 2.3.2. Khó khăn...20

CHƯƠNG 3: ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...22

3.1. Địa điểm...22

3.2. Đối tượng...22

3.3. Phạmvi ...22

3.4. Mục tiêu...22

3.5. Nội dung...22

3.6. Phương pháp nghiêncứu...23

3.6.1. Phương pháp kế thừa:...23

3.6.2. Nghiên cứu thực địa....23

3.6.3. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm....24

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...26

4.1. Xây dựng danh lục Lan Khu BTTN Đakrông....26

4.2. Đa dạng thành phần loài và kiểu sống của các loài Lan tại Khu BTTN Đakrông....31

4.2.1. Đa dạng thành phần loài. ...31

4.2.2. Đa dạng kiểu sống....34

4.3. Đánh giá các loài Lan nguy cấp tại Khu BTTN Đakrông....36

4.3.1. Các loài Lanở Khu BTTN Đakrông cần được bảo vệ theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP. ...36

4.3.2. Các loài Lanở Khu BTTN Đakrông được liệt kê theo Sách Đỏ Việt Nam 2007. ...37

4.3.3. Các loài Lanở Khu BTTN Đakrông cần được bảo vệ theo khuyến cáo

của UNEP- WCMC. ...38

4.3.4. Danh sách tổng hợp một số loài Lan chủ yếu cần được bảo vệ...40

4.4. Phân bố và bản đồ phân bố một số loài Lan chủ yếu tại Khu BTTN Đakrông cần được bảo vệ...44

4.4.1. Phân bố và sinh thái một số loài Lan chủ yếu tại Khu BTTN Đakrông..44

4.4.2. Bản đồ phân bố một số loài Lan chủ yếu cần được bảo vệ...48

4.5. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn một số loài Lan chủ yếu tại Khu BTTN Đakrông....51

4.5.1. Bảo tồn nguyên vị (In-situ) các loài Lan có nguy cơ đe doạ cao trong tự nhiên...51

4.5.2. Bảo tồn ngoại vi (Ex-situ) các loài Lan có nguy cơ tuyệt chủng cao....52

4.5.3. Nâng cao nhận thức người dân địa phương và trang bị kiến thức cho lực lượng kiểm lâm trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học họ Lan....53

4.5.4. Phân vùng cụ thể cho việc bảo vệ các loài có nguy cơ đe doạ cao....53

4.5.5. Một số đề xuất cụ thể...54

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...57

5. 1. Kết luận...57

5.1.1. Về danh lục Lan Khu BTTN Đakrông....57

5.1.2. Đa dạng thành phần loài Lanở Khu BTTN Đakrông...57

5.1.3. Đa dạng kiểu sống...57

5.1.4. Danh sách các loài Lan có nguy cơ đe doạ cao ở Khu BTTN Đakrông..57

5.1.5. Phân bố và sinh thái của các loài Lan chủ yếu ở Khu BTTN Đakrông.58 5.1.6. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn....58

5.2. Kiến nghị....58

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

BTTN: ... Bảotồn thiên nhiên CITES...Convention of International Trade of Endangered species ...(Công ước Quốc tế về buôn bán động vật hoang dã nguy cấp) DKR ...ĐaKrông ĐDSH...đa dạng sinh học KBT ...khu bảo tồn HTV... hệ thực vật IUCN ...International Union for the Conservation of Nature and Nature Resources ... (hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới) QĐ... Quyếtđịnh SĐVN ...Sách đỏ Việt Nam SL ...số lượng VQG ...Vườn Quốc gia UNEP ...Chương trình môi trường của Liên hợp quốc WCMC ...World Conservation Monitoring Centre

(Trung tâm theo dõi bảo tồn thế giới)

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Số liệu quan trắc tại Khe Sanh... 13

Bảng 2.2: Diện tích các thảm thực vật rừng khu bảo tồn Đakrông... 16

Bảng 4.1: Danh sách các chi và loài mới bổ sung cho hệ Lan Khu BTTN Đakrông... 26

Bảng 4.2: Số lượng các loài phân bổ theo các chi... 31

Bảng 4.3: Tỷ lệ đóng góp loài của các chi giàu loài nhất của hệ Lan Đakrông cho hệ Lan Việt Nam... 33

Bảng 4.4: Thống kê kiểu sống của các loài Lan theo số lượng... 34

Bảng 4.5: Các loài Lan nguy cấp được bảo vệ theo Nghị định 32/2006/NĐ- CP. ... 36

Bảng 4.6: Danh sách các loài Lan Khu BTTN Đakrông theo Sách Đỏ Việt Nam 2007. ... 38

Bảng 4.7: Các loài Lan nguy cấp được bảo vệ theo khuyến cáo UNEF-

WCMC. ... 38

Bảng 4.8: Đánh giá tình trạng nguy cấp của một số loài Lan theo tài liệu kết hợp với điều tra thực địa... 40

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Biểu đồ Gauusel-Walter... 13

Hình 3.1. Bản đồ tuyến điều tra... 25

Hình 4.1. Biểu đồ các chi đa dạng nhất... 33

Hình 4.2. Biểu đồ Tỷ lệ đóng góp loài của các chi giàu loài nhất của hệ Lan Đakrông cho hệ Lan Việt Nam... 34

Hình 4.3. Bản đồ phân bố các Loài Lan theo NĐ32/2006/NĐ-CP ... 49

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) góp phần nghiên cứu đa dạng các loài thuộc họ lan (orchidaceae juss ) nhằm đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn đối với một số loài lan chủ yếu tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông quảng trị​ (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)