CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.5. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn một số loài Lan chủ yếu tại Khu BTTN
4.5.3. Nâng cao nhận thức người dân địa phương và trang bị kiến thức cho lực
cho lực lượng kiểm lâm trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học họ Lan.
Trong thực tế, khi đề cập đến các công tác bảo tồn, công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức, chúng ta chỉ quan tâm đến các loài cây gỗ hoặc các loài động vật có nguy cơ đe doạ cao, có gía trị kinh tế. Quá trình xử lý các hành vi khai thác trái phép các loài thực vật đe doạ, chúng ta cũng còn lúng túng hoặc bỏ qua các hành vi khai thác bất hợp pháp các loài thực vật thân thảo, trong đó có các loài Lan. Mặt khác kiến thức của những người thừa hành pháp luật trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng còn thiếu thông tin các loài thựcvậtthân thảo.
Chúng ta biết rằng, các loài Lan là một trong những phần cấu thành hệ sinh thái rừng. Chúng không chỉ làm tăng tính đa dạng sinh học, đa dạng nguồn gen của rừng mà còn có giá trị kinh tế cao. Trong những năm gần đây, thị trường Lan đã trở nên sôi động, cả một mạng lưới buôn bán Lan bất hợp pháp hoạt động trên khắp Việt Nam. Bất cứ một loài hiếm hoặc mới lạ nào đều ngay lập tức bị thu hái và xuất khẩu bất hợp pháp ra nước ngoài [17].
Nâng cao nhận thức bảo tồn cho người dân và trang bị những kiến thức cho cán bộ kiểm lâm về sự cần thiết và giá trị bảo tồn các loài Lan có nguy cơ đe doạ cao là một nhiệm vụ không thể thiếu của Khu BTTN Đakrông trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và bảo tồn đa dạng hệ Lan nói riêng.