CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. Đánh giá các loài Lan nguy cấp tại Khu BTTN Đakrông
4.3.2. Các loài Lan ở Khu BTTN Đakrông được liệt kê theo Sách Đỏ Việt Nam
Việt Nam 2007.
Tiêu chuẩn đánh giá tình trạng bảo tồn cho các cấp độ được quy định trong Sách Đỏ Việt Nam chủ yếu dựa trên sự suy giảm về số lượng của loài.
Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 ghi nhận68 loài Lan cần được bảo vệ thì hệ Lan Khu BTTN Đakrông có 8 loài, chiếm 11,76 %, trong đấy có 5 loài được xếp ở cấp đang bị tuyệt chủng (EN) và 3 loài ở cấp sắp bị tuyệt chủng (VU). Hai loài được sử dụnglàm cảnh rất đẹp có nguy cơ bị tuyệt chủng cần phải bảo vệ là Dendrobium amabile, Dendrobium crystallinum. Các loài còn lại được sử dụng như sản phẩmhoa cảnh và làm thuốc có tính thương mại cao. Hầu hết các loài này đều có số lượng cá thể không nhiều, phân bố hẹp, đều là đối tượng săn lùng, khai thác của người dân địa phương vì lợi nhuận mà chúng đem lại. Các loài Lan của Khu BTTN Đakrông được ghi nhận trong sách đỏ Việt Nam được thống kê trong bảng4.6.
Bảng 4.6: Danh sách các loài Lan Khu BTTN Đakrông theo Sách Đỏ Việt Nam 2007.
Stt Tên khoa học Tên Việt Nam Sách Đỏ VN 2007
1 Dendrobium amabile (Lour.) O'Brien Thuỷ tiên hường EN 2 Dendrobium crystallinum Rchb.f. Ngọc vạn pha lê EN 3 Dendrobium draconis Rchb.f. Nhất điểm hồng VU 4 Dendrobium farmeri Paxt. Ngọc điểm VU
5 Dendrobium williamsonii Day. &
Rchb.f. Bình minh EN
6 Eria obscura Aver. Nỉ lan tối EN
7 Eria spirodela Aver. Nỉ lan bèo EN
8 Paphiopedilum appletonianum
(Gower) Rolfe Vệ hài appleton VU
4.3.3. Các loài Lan ở Khu BTTN Đakrông cần được bảo vệ theo khuyến cáo của UNEP - WCMC.
Căn cứ mức độ đe doạ của các loài động vật, thực vật hoang dã, năm 2003 Chương trình môi trường của Liên hợp quốc - Trung tâm theo dõi bảo tồn thế giới ( UNEP- WCMC) đã đưa ra khuyến cáo các loài hạn chế khai thác sử dụng. Các loài Lan của Khu BTTN Đakrông được ghi nhận trong khuyếncáo củaUNEF - WCMCđược thống kê trong bảng4.7.
Bảng 4.7: Các loài Lan nguy cấp được bảo vệ theo khuyến cáo UNEF - WCMC.
Stt Tên khoa học Tên Việt Nam UNEF
1 Aerides multiflora Roxb. Giáng hương nhiều
2 Arundina graminifolia (D.Don) Hochr. Sậy lan NT 3 Coelogyne lawrenceana Rolfe Hoàng hạc VU 4 Cymbidium aloifolium (L.) Sw. Lan kiếm NT 5 Cymbidium banaense Gagnep. Thiên nga VU 6 Cymbidium dayanum Reichb. f. Bích ngọc NT 7 Cymbidium ensifolium (L.) Sw. Thanh ngọc NT 8 Cymbidium finlaysonianum Lindl. Đoản kiếm finlayson NT 9 Cymbidium lancifolium Hook.f. Lục lan NT
10 Dendrobium acinaciforme Roxb. Chân rết láxanh NE
11 Dendrobium aduncum Lindl. Hồng câu NE
12 Dendrobium draconis Rchb.f. Nhất điểm hồng NE
13 Dendrobium farmeri Paxt. Ngọc điểm NE
14 Epigeneium chapaense Gagnep. Thượng duyên sa pa VU 15 Flickingeria angustifolia (Blume.)
Hawckes Lan phích lá hẹp NT
16 Paphiopedilum appletonianum (Gower)
Rolfe Vệ hài appleton NE
17 Paphiopedilum callosum (Rchb.f.) Stein Vân hài NE
18 Phalaenopsis mannii Reichb. f. Bướm vàng NE
19 Trichotosia microphylla Blume Mao lan lá nhỏ NE
Như vậy, dựa vào bảng 4.7 có thể thấy, có 19 loài Lan được ghi nhận trong danh lục khuyến cáo cần được bảo vệ của UNEF - WCMC, chiếm 15,08% của hệ Lan Khu BTTN Đakrông. Trong đó có một 3 loài có nguy cơ bị đe doạ cao được xếp ở cấp sắp bị tuyệt chủng (VU) như: Coelogyne lawrenceana, Cymbidium banaense, Epigeneium chapaense. Còn lại 16 loài khác xếp vào cấp từ Gần bị tuyệt chủng (NT) tới thiếu dữ liệu (DD) hoặc chưa đánh giá ( NE).
Vì vây chúng ta phải có kế hoạch bảo vệ, còn như thực trạng hiện nay người dân địa phương thường xuyên vào rừng thu hái các loài thuộc họ Lan
với mục đíchthương mại thì không lâu các loài thuộc họLan nêu trên sẽ bị đe doạ cao.
Tại Khu BTTN Đakrông, việc khai thác, sử dụng các loài Lan chủ yếu vào hai mục đích chính, đó là sử dụng làm thuốc Nam và thu hái để bán cho người trồng cảnh. Như loài Anoectochilus lylei, thường phân bố ở kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới ở đai cao trên 700 m, có nguy cơ đe doạ tuyệt chủng cao vì người dân địa phương thu hái chúng đem bán như các sản phẩm làm thuốc trong y học cổ truyền. Các loài này thường mọc thành những đám nhỏ hay tương đối tập trung trên đất ẩm, nhiều mùn, ven suối và việc thu hái tất cả các cá thể (từ cây non đến cây trưởng thành) của người dân địa phương càng làm tăng nguy cơ mất loài là rất lớn. Các loài như Aerides multiflora, Paphiopedilum appletonianum, Paphiopedilum callosum, thì được thu hái sử dụng làm hoa cảnh.