B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
3.2.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là thƣơng số giữa các yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra, do vậy để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh DN nên nghiên cứu giảm chi phí đầu vào, tăng kết quả đầu ra, tăng doanh thu và tiết kiêm chi phí. Cụ thể:
+ Sử dụng tối đa công suất của phƣơng tiện vận chuyển để tiết kiệm chi phí nâng cao hiệu quả kinh doanh.
+ Biết tận dụng tối đa đồng vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả kinh doanh vì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu sẽ tăng đáng kể.
+ Định kỳ phải xem xét, đánh giá và đánh giá lại TSCĐ, điều chỉnh kịp thời phù hợp với giá cả thị trƣờng. Đánh giá và đánh giá lại TSCĐ giúp cho nhà quản lý nắm bắt đƣợc tình hình biến động vốn của công ty để có những giải pháp đúng đắn nhƣ lập kế hoạch khấu hao, thanh lý hoặc nhƣợng bán một số TSCĐ không cần thiết, tài sản sử dụng không hiệu quả góp phần bổ sung vốn lƣu động.
+Thực hiện chế độ bảo dƣỡng, sửa chữa thƣờng xuyên, sửa chữa lớn TSCĐ theo quy định. Một mặt đảm bảo cho TSCĐ duy trì năng lực hoạt động bình thƣờng, tránh tình trạng hƣ hỏng. Nếu TSCĐ vẫn còn sử dụng tốt mà bị hƣ hỏng nhẹ thì công ty cần xem xét sửa chữa lại để tiết kiệm đƣợc chi phí mua TSCĐ mới, hạn chế đƣợc việc lãng phí vốn. Đồng thời thực hiện việc thanh lý đối với TSCĐ hƣ hỏng, không cần thiết sử dụng hoặc đã khấu hao hết để thu hồi vốn tái đầu tƣ vào TSCĐ khác hiện đại hơn, đạt công suất cao hơn để phục vụ mở rộng sản xuất.
+ Trƣớc khi áp dụng những biện pháp, kỹ thuật mới, hiện đại cũng nhƣ việc đầu tƣ mới, công ty cần có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ chuyên trách, nâng cao tay nghề cho công nhân. Nắm rõ tình trạng kỹ thuật của TSCĐ sẽ giúp họ quản lý và sử dụng tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
91
+ Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp, xây dựng định mức sử dụng nƣớc, điện, điện thoại, lập dự toán chi phí giúp công tác quản lý chi phí cụ thể hơn. Xây dựng quy chế thƣởng phạt về sử dụng tiết kiệm hoặc lãng phí tài sản của công ty nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm trong cán bộ, công nhân viên.
+ Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ thực chất là để các hoạt động, biện pháp, kế hoạch, quan điểm, nội quy chính sách và nỗ lực của mọi thành viên trong tổ chức để đảm bảo cho tổ chức đó hoạt động hiệu quả và đạt đƣợc mục tiêu đặt ra một cách hợp lý. Nói cách khác, đây là tập hợp tất cả những việc mà một công ty cần làm để có đƣợc những điều muốn có và tránh những điều muốn tránh, cu thê:
– Tổ chức xây dựng, kiểm tra, đánh giá độ tin cậy, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống các tài liệu quản trị, hệ thống quy trình tác nghiệp thực hiện công tác điều hành, tiến hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
– Tiếp nhận, thẩm định tính xác thực, độ tin cậy của các thông tin trong công tác quản lý điều hành hoạt động.
– Giám sát tính tuân thủ luật pháp và các quy định nội bộ.
– Xem xét, quản lý các sai phạm, rủi ro, đề ra biện pháp đảm bảo an toàn tài sản và nguồn vốn.
– Kiến nghị giải pháp khắc phục sai phạm, rủi ro.
+ Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ về chu trình bán hàng và thanh thoán với những nội dung kiểm tra qua các bƣớc sau:
Bƣớc 1: Xác định các mục tiêu của quy trình
Các chức năng cơ bản là bán hàng, nhận đặt hàng, quyết định bán hàng, chuẩn bị hàng, giao hàng, thu tiền và ghi nhận – báo cáo
Bƣớc 2: Xác định các mục tiêu của quy trình Mục tiêu của việc bán hàng :
– Bán đúng :Đúng khách hàng, Đúng giá, Đúng hàng – Bán đủ : đủ số lƣợng đã thỏa thuận
92
– Bán kịp thời : kịp thời hạn đã cam kết Mục tiêu của việc thu tiền :
– Thu đúng : đúng ngƣời, đúng lô hàng – Thu đủ : đủ số tiền cần phải thu
– Thu kịp thời : hạn (không để nợ quá hạn) Mục tiêu của việc ghi nhận và báo cáo – Đúng, đủ, kịp thời, ngắn gọn, dể hiểu (đối với cả BPkế toán & BP bán hàng) Bƣớc 3: Xác định các rủi ro của quy trình:
– Bán hàng : không đúng, không đủ, không kịp thời – Thu tiền : không đúng, không đủ, không kịp thời
– Ghi nhận & báo cáo : không ghi sổ, ghi sai và báo cáo thiếu sót, bỏ qua. Bƣớc 4: Xây dựng các cơ chế kiểm soát:
– Phê duyệt – Sử dụng mục tiêu – Bất kiêm nhiệm – Bảo vệ tài sản – Đối chiếu – Báo cáo bất thƣờng – Kiểm tra & theo dõi – Định dạng trƣớc
Một số rủi ro thường g p & cơ chế kiểm soát tương ứng :
– Bán hàng nhƣng không thu đƣợc tiền (do khách hàng không có khả năng trả tiền hay có tiền nhƣng không chịu trả)
+ Đánh giá uy tín
+ Duyệt hạn mức tín dụng + Phân tích tuổi nợ
93
– Bán hàng không đúng giá, tính toán sai chiết chấu + Phê duyệt giá bán
+ Cập nhật giá mới – Giao hàng trể
+ Kiểm tra tồn kho trƣớc khi chấp nhận đơn hàng + Theo dõi đơn đặt hàng tồn đọng
– Giao hàng sai quy cách, phẩm chất, số lƣợng + Khách hàng ký duyệt mẩu hàng
+ Đối chiếu đơn đặt hàng
+ Khách hàng ký bao bì giao nhận hàng – Phát hành hoá đơn sai
+ Phê duyệt hoá đơn
+ Đối chiếu hoá đơn với đơn đặt hàng và phiếu xuất kho – Tiền bán hàng bị lạm dụng :
+ Định kỳ đối chiếu công nợ
+ Thƣờng xuyên đối chiếu số dƣ ngân hàng + Ngƣời thu tiền khác ngƣời ghi chép thu tiền – Sai sót trong ghi chép nghiệp vụ
+ Các chứng từ bán hàng điều chuyển về KT ghi chép + Đối chiếu số bán hàng với số xuất hàng tồn kho + Đối chiếu số thu tiền với bảng kê ngân hàng
Cơ chế kiểm soát phát hiện rủi ro
– Các báo cáo về :
+ Các đơn hàng chƣa thực hiện + Các số dƣ phải thu quá hạn
+ Sai lệch số lƣợng trên hoá đơn và số xuất kho
– Đối chiếu doanh số theo kế toán với doanh số trên báo cáo bán hàng của bộ phận bán hàng
94
– Phân tích tỷ lệ lãi gộp
– Phân tích vòng quay hàng tồn kho – Giám sát số ngày thu tiền bình quân
Hệ thống chứng từ căn bản: Đơn đặt hàng, phiếu xuất kho, hoá đơn, phiếu thu/Báo có ngân hàng
Quy trình nghiệp vụ Thể hiện qua chứng từ:
– Chứng từ là bằng chứng bằng giấy tờ về một nghiệp,vụ đã phát sinh và đã hoàn thành
– Quy trình nghiệp vụ thể hiện qua chứng từ cụ thể nhƣ sau : + Thông qua các chữ ký
+ Thông qua số liên phát hàng và sự luân chuyển chứng từ cho các bộ phận và các cá nhân có liên quan
+ Chứng từ có mấy chữ ký + Ai sẽ phải ký vào
+ Ký để làm gì – Thể hiện qua số liên :
+ Phát hành mấy liên + Cho những ai ở đâu + Để làm gì Đơn đ t hàng – Ai phát hành : Khách hàng phát hành – Chữ ký : + Chứng từ có mấy chữ ký : Ít nhất là 2 chữ ký
+ Ai sẽ phải ký vào : Khách hàng, Ngƣời có thẩm quyền
+ Ký để làm gì :Khách hàng ký để xác nhận việc đặt hàng, Ngƣời có thẩm quyền quyết định ký để phê duyệt việc bán
– Số liên :
95
+ Cho những ai ở bộ phận nào và để làm gì :
-> 1 liên gốc lƣu để theo dõi thực hiện việc bán hàng
-> 1 liên chuyển bộ phận sản xuất để lên kế hoạch sản xuất
Phiếu xuất kho
– Phiếu xuất kho do Bộ phận bán hàng phát hành – Chữ ký
+ Chứng từ có mấy chữ ký : 5 chữ ký + Ai ký & ký làm gì :
-> Ngƣời lập (ký để xác nhận việc lập phiếu)
-> Trƣởng bộ phận (ký để kiểm tra bán đúng, bán đủ, bán kịp thời, đúng số tiền)
-> Giám đốc (ký để phê duyệt việc xuất bán) -> Thủ kho (ký để xác nhận việc xuất kho)
-> Khách hàng (ký để xác nhận việc đã nhận đúng và đủ hàng) – Số liên :
+ Phát hành mấy liên : 4 liên
+ Cho những ai ở bộ phận nào và để làm gì
-> 1 liên gốc lƣu tại BP bán hàng để theo dõi doanh thu và công nợ phải thu
-> 1 liên thủ kho giữ lại để xem nhƣ là lệnh xuất kho
-> 1 liên chuyển cho kế toán để theo dõi doanh thu, công nợ, hàng tồn kho…
-> 1 liên khách hàng giữ để làm cơ sở đối chiếu nhập kho tại kho của khách hàng
Hoá đơn của Bộ tài chính
– Ai viết hoá đơn : Bộ phận kế toán – Chữ ký :
96
+ Ai ký & ký làm gì :
-> Ngƣời viết hoá đơn (ký để xác nhận việc viết hoá đơn)
-> Thủ trƣởng : (ký và đóng dấu để phê duyệt/xác nhận việc bán hàng nhất là với các cơ quan nhà nƣớc – giúp cho ngƣời mua chứng minh đƣợc rằng việc mua hàng của mình là hoàn toàn hợp pháp)
-> Khách hàng : (ký để xác nhận việc mua hàng – giúp cho ngƣời bán có cơ sở để chứng minh việc bán hàng)
– Số liên :
+ Mấy lên : 3 liên + Cho ai & để làm gì :
-> 1 liên gốc (liên tím) lƣu tại bộ phận kế toán để theo dõi doanh thu và công nợ (kế toán thuế)
-> 1 liên (liên đỏ) giao cho khách hàng
-> 1 liên (liên xanh) chuyển cho Bộ phận bán hàng để theo dõi doanh thu & công nợ phải thu
Phiếu thu
– Ai phát hành : Bộ phận kế toán – Chữ ký :
+ Mấy chữ ký : 4 chữ ký + Ai ký & ký làm gì
-> Ngƣời lập phiếu (ký để xác nhận việc lập phiếu)
-> Kế toán trƣởng (ký để kiểm tra phiếu thu : thu đúng, thu đủ, thu kịp thời)
-> Khách hàng (ký để xác nhận việc trả tiền – giúp công ty có căn cứ để xác minh thu tiền đúng đối tƣợng
– Số liên :
+ Mấy liên : 3 liên + Cho ai & để làm gì :
97
-> 1 liên gốc lƣu tại kế toán để hạch toán giảm công nợ phải thu -> 1 liên thủ quỹ giữ để xem đây nhƣ là lệnh thu tiền
-> 1 liên giao cho khách hàng để thay cho giấy biên nhận đã nhận tiền
Kết luận chƣơng 03
Trên cơ sở các vấn đề lý luận về hiệu quả kinh doanh và phân tích hiệu quả kinh doanh được trình bày ở chương 1, thực trạng phân tích
hiệu quả
hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần may Phú Thọ trình bày tại chương 2, Trong chương 3 khóa luận tốt nghiệp đã trình bày các giải pháp hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong ngành này. Để có thể đề xuất các giải pháp hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh, khóa luận tốt nghiệp khái quát định hướng phát triển công ty cổ phần may Phú Thọ trong thời gian tới, đề xuất các giải pháp hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Sau khi đã đề xuất giải pháp hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần may Phú Thọ, khóa luận tốt nghiệp cũng đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.
98
C. KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp cho thấy vai trò quan trọng của hoạt động phân tích hiệu quả kinh doanh đối với hoạt động của công ty cổ phần may Phú Thọ nói riêng, của các doanh nghiệp sản xuất nói chung. Quá trình phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh chỉ thực sự mang lại giá trị phục vụ quản lý cao khi có sự liên kết chặt chẽ từ tổ chức hoạt động phân tích, phƣơng pháp, nội dung và chỉ tiêu phân tích. Để thực hiện đƣợc yêu cầu đó,
khóa luận tốt nghiệp “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ
phần may Phú Thọ” đã tập trung nghiên cứu và giải quyết các nội dung sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp
- Phản ánh và đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần may Phú Thọ.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần may Phú Thọ.
Để có thể giúp công ty cổ phần may Phú Thọ có thể thực hiện hoạt động phân tích hiệu quả kinh doanh dễ dàng, thuận tiện, khóa luận tốt nghiệp đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh căn cứ trên định hƣớng pháp triển ngành và các giải pháp hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh bao gồm:
+ Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán, bổ sung chức năng kế toán quản trị trong quản lý chi phí nhằm cung cấp thông tin chất lƣợng và đánh giá bộ phận hoạt động kém hiệu quả làm ảnh hƣởng đến hiệu quả chung của toàn doanh nghiệp.
+ Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần may Phú Thọ.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhƣng các kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong khóa luận tốt nghiệp của tác giả mới chỉ là những đóng góp rất nhỏ
99
trong một lĩnh vực rộng lớn và phức tạp nhƣ phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chắc chắn với thời gian và trình độ còn hạn chế, những nỗ lực của tác giả trong quá trình nghiên cứu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần may Phú Thọ không tránh khỏi những thiếu
sót. Em rất mong nhận được sự ủng hộ và góp ý của quý thầy cô, các
bạn sinh viên và những người quan tâm để khóa luận tốt nghiệp có thể hoàn thiện hơn nữa.
100