7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
3.2.4 Hoàn thiện kiểm soát tắn dụng đầu tư
(i) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát vốn vay, khách hàng, dự án và tài sản bảo đảm tiền vay
Chi nhánh cần chủ động, thường xuyên thu thập thông tin của KH vay vốn. Thông qua đó, Chi nhánh cần thực hiện phân loại khách hàng một cách khó khăn theo cả phương pháp định lượng và định tắnh, có thể phân nhóm KH theo các cách riêng của mình phù hợp với địa bàn hoạt động. Từ phân loại khách hàng, Chi nhánh tiến hành phân loại nợ phù hợp với quy định của Hội sở, NHNN. Các nhóm khách hàng theo phân loại nợ khác nhau, Chi nhánh cần áp dụng các chắnh sách, biện pháp đôn đốc, nhắc nhở khách hàng thu nợ. Đồng thời thông qua nhận định các dấu hiệu từ BCTC, báo cáo kinh doanh của KH vay vốn, Chi nhánh cần phân tắch cụ thể để tăng cường giám sát khi cần thiết. Việc giám sát khách hàng phải bao gồm cả giám sát tại chỗ và giám sát thực tế, cả đột xuất và định kỳ.
Chi nhánh cần xây dựng hệ thống thông tin KH vay vốn đầy đủ, tập trung, các khách hàng gặp khó khăn trong kinh doanh hoặc có nguy cơ khó khăn cũng phải được cập nhật thường xuyên để có biện pháp thu nợ phù hợp. Muốn có thông tin đa dạng, Chi nhánh có thể triển khai kết hợp, phối hợp trao đổi thông tin với các NHTM trên địa bàn. Các thông tin của khách hàng cần cập nhật hằng tháng, hàng quý, hàng năm.
ỘTăng cường kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay của khách hàng, kiểm tra hồ
sơ giải ngân chặt chẽ, giám sát hiện trường dự án, tuân thủ quy chế chuyển tiền của NHPT (vốn vay chuyển thẳng cho Bên thụ hưởng). Kiểm tra chặt chẽ hồ sơ, giải
ngân đúng khối lượng là biện pháp đánh giá đúng giá trị tài sản BĐTV.Ợ Thông qua
đó, hạn chế các trường hợp KH vay vốn sử dụng vốn không đúng mục đắch. Trong quá trình kiểm soát sau giải ngân, Chi nhánh cần tuân thủ chặt chẽ quy định của
Hội sở, bắt buộc thực hiện gửi vốn Ộtự có của khách hàng vào tài khoản của Chi
nhánh, đồng thời đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát và quản lý tiền vay của
khách hàng.Ợ
ỘTăng cường giám sát, quản lý trước, trong giải ngân và sau cho vay để đảm
bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đắch. CBTD khi đi kiểm tra cần tiếp cận làm việc trực tiếp với những người quản lý của khách hàng để nắm bắt tình hình chung, sau đó làm việc với các bộ phận chuyên môn của khách hàng. Kiểm tra, kiểm kê, định giá lại tài sản BĐTV theo quy định. Nắm bắt kịp thời các biến động về tài sản BĐTV để có
phương án xử lý kịp thời, đặc biệt khách hàng có nợ quá hạn và lãi treo.Ợ
Chú trọng công tác kiểm tra nội bộ: Phòng Kiểm tra có chức năng kiểm tra, kiểm soát nội bộ và hỗ trợ pháp lý cho các phòng nghiệp vụ, giúp cho các Phòng Tắn dụng hoàn thiện hồ sơ, tránh được các rủi ro pháp lý cũng như đảm bảo thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ, hạn chế rủi ro trong cho vay.
(ii) Tổ chức thu hồi nợ và xử lý nợ vay
Về bộ máy quản thu thu hồi và xử lý nợ cần phải tách bạch với bộ phận khác. Muốn vậy, Chi nhánh có thể tổ chức Nhóm/Đoàn công tác thu hồi, xử lý nợ. Nhờ đó, đảm bảo tắnh khách quan với công tác thu hồi nợ, thông tin với khách hàng, kịp thời báo cáo các vướng mắc và khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Thường Ộxuyên nắm bắt thông tin, tình hình của khách hàng, phân loại khách hàng phù hợp, triển khai công tác gặp gỡ, tìm hiểu khách hàng để phân loại nợ chắnh xác. Các khoản trả nợ của khách hàng thuộc Nợ nhóm 1&2: Chi nhánh thu nợ lãi quá hạn trước, thu lãi đến hạn, thu nợ gốc quá hạn và cuối cùng là thu nợ gốc đến hạn. Các khoản nợ của khách hàng thuộc Nợ nhóm 3,4,5: Giám đốc Chi nhánh chủ động quyết định thứ tự ưu tiên thu nợ theo khả năng thu hồi nợ của từng dự án/khoản vay
và ưu tiên thu nợ gốc đểỢ bảo toàn vốn.
Đẩy mạnh thực hiện phòng ngừa nợ quá hạn, đôn đốc, quyết liệt thu nợ đối với ngay cả những KH đang hoạt động bình thường. Trong trường hợp tài sản bảo đảm sụt giảm giá trị, Chi nhánh cần nhanh chóng yêu cầu KH bổ sung thêm các tài sản bảo đảm tiền vay khác. Đối với KH gặp khó khăn tạm thời, Chi nhánh cần
nhanh chóng nắm bắt và hướng dẫn KH lập hồ sơ Ộđề nghị cơ cấu lịch trả nợ nếu
thấy sau khi cơ cấu nợ khách hàng đảm bảo được khả năng trả nợ. Đối với dự án, khoản vay không thể đôn đốc, cơ cấu nợ thì chủ động rà soát lại hồ sơ dự án, hồ sơ BĐTV và xử lý tài sản BĐTV hoặc làm việc với Công ty mua bán nợ, các NHTM
để hợp tác cơ cấu hoạt động của một số khách hàng nhằm khôiỢ phục SXKD tạo
nguồn thu trả nợ, với số nợ không còn khả năng thu hồi lập hồ sơ xử lý nợ.
(iii) Hoàn thiện mô hình quản lý rủi ro, tăng cường theo dõi và xử lý các vấn đề phát sinh
Đầu tiên Chi nhánh cần phải nhận biết kịp thời các dấu hiệu phát sinh nợ xấu. Qua đó, Chi nhánh mới có thể có cơ chế hạn chế, ngăn chặn phát sinh nợ xấu một cách có hiệu quả. Thông thường, quá trình xử lý rủi ro tắn dụng sẽ bắt đầu từ khâu phát hiện nợ xấu, bộ phận xử lý nợ xấu của Chi nhánh sẽ tiếp nhận quản lý khoản nợ này, lập hồ sơ về khoản nợ xấu bao gồm các tình trạng, nguyên nhân dẫn tới nợ xấu.
Thứ hai, cần chú trọng thực hiện cập nhật thường xuyên và có biện pháp xử lý thắch hợp đối với các khoản vay phát sinh rủi ro thông qua việc đánh giá phân loại nợ. Trong trường hợp phát sinh rủi ro, Chi nhánh cần nhanh chóng, kịp thời lập hồ sơ xử lý để trình lên cấp có thẩm quyền để đảm bảo hạn chế thấp nhất thiệt hại
khi KH có đủ điều kiện khả thi để Chi nhánh giữ lại mối quan hệ, như: (i)Khách hàng phải thật quyết tâm khôi phục SXKD, có ý thức chấp nhận hoàn trả khoản nợ; (ii)khách hàng phải thể hiện được khả năng trả nợ từ dòng tiền mặt thông thường và khả năng trả nợ từ việc bán tài sản và/hoặc từ dòng tiền mặt trong tương lai, áp dụng biện pháp cơ cấu nợ. Đối với khoản vay không có khả năng hoàn trả cần phải thực hiện các biện pháp, như: Bán nợ; xử lý TSBĐ; đối với khoản nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước chuyển sang Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng (DATC) để tiếp tục theo dõi xử lý theo thẩm quyền; qua các thủ tục công cụ pháp lý, như khởi kiện, giải quyết tranh chấp vi phạm HĐTD ra Tòa án, thực hiện thi hành án hoặc
Toà án mở thủ tục phá sản v.v..Ợ Trường hợp các khoản vay cần xử lý rủi ro thì Chi
KẾT LUẬN