7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.2 Quản lý vốn tắn dụng đầu tư của Nhà nước
1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn tắn dụng đầu tư của Nhà
1.2.3.1. Các nhân tố khách quan
Thứ nhất là chắnh sách TDĐT của Nhà nước cho đầu tư phát triển: Chắnh sách TDĐT của Nhà nước là kim chỉ nam đảm bảo cho hoạt động TDĐT của Nhà nước đi đúng hướng trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật, đường lối chắnh sách của Nhà nước và đảm bảo công bằng xã hội. Chắnh sách TDĐT của Nhà nước càng rõ ràng, thắch hợp và chặt chẽ sẽ giúp cho việc sử dụng vốn đạt hiệu quả. Chắnh sách TDĐT của Nhà nước thể hiện sự ưu tiên của Chắnh phủ đối với một số ngành, lĩnh vực quan trọng cần hỗ trợ phát triển theo chủ trương, mục tiêu của Nhà nước. Các nội dung của chắnh sách TDĐT của Nhà nước bao gồm: Chắnh sách ngành, vùng, lĩnh vực đầu tư đối tượng được tiếp nhận vốn TDĐT của Nhà nước; các hình thức của TDĐT của Nhà nước; chắnh sách về điều kiện tắn dụng bao gồm các điều kiện về đối tượng tiếp nhận tắn dụng, thủ tục đầu tư, về năng lực của chủ đầu tư, về đảm bảo tiền vay, về kiểm tra và giám sát vốn vay; chắnh sách hạn mức cấp tắn dụng đối với từng dự án; chắnh sách khuyến khắch (hỗ trợ); chắnh sách quản lý rủi ro để đảm bảo an toàn cho khoản vốn được giải ngân cũng như an toàn cho tổ chức cấp tắn dụng và đằng sau đó là hạn chế gánh nặng cho Ngân sách Nhà nướcẦChắnh sách phù hợp với thực tiễn, chặt chẽ, rõ ràng về quy định sẽ tạo điều kiện nâng cao hiệu quả công tác quản lý.
Thứ hai là môi trường kinh tế, chắnh trị và xã hội. Môi trường kinh tế, chắnh trị và xã hội là tổng hòa các yếu tố bên ngoài tác động đến hiệu quả hoạt động của VDB. Tình hình chắnh trị ổn định không chỉ giúp VDB mà tất cả các chủ thể khác trong nền kinh tế yên tâm đầu tư vốn vào lĩnh vực đã chọn. Đồng thời, đây cũng là điều kiện thuận lợi để VDB thu hút được nhiều vốn từ Chắnh phủ, các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài tham gia tài trợ cho các dự án phát triển. Ngược lại khi môi trường chắnh trị không ổn định thì các chủ thể trong nền kinh tế sẽ không toàn tâm toàn ý vào hoạt động kinh doanh của mình vì thường xuyên bị xáo động bởi những cuộc bạo loạn, đình công, biểu tìnhẦcác cơ quan quản lý Nhà nước cũng khó khăn trong việc hoạch định các chiến lược phát triển, các doanh nghiệp thì khó tập trung vào đầu tư để mở rộng sản xuất, thậm chắ có thể bị phá sản, vỡ nợẦ
Thứ ba là các nhân tố thuộc về môi trường pháp lý. Nhân tố pháp lý bao gồm tắnh đồng bộ của hệ thống pháp luật, tắnh đầy đủ, thống nhất, kịp thời của các văn bản dưới luật, cùng với đó là trình độ dân trắ thông qua quá trình chấp hành luật. Qua thực tiễn hoạt động cho thấy: Pháp luật là cơ sở pháp lý để giải quyết các khiếu nại, tranh chấp có thể xảy ra, nó có vị trắ hết sức quan trọng đối với mọi hoạt động trong xã hội nói chung và hoạt động sử dụng vốn TDĐT của VDB. Chỉ trong điều kiện các chủ thể tham gia quan hệ với VDB tuân thủ pháp luật một cách nghiêm túc thì hiệu quả công tác quản lý mới có tác động tắch cực đúng theo mục đắch của nguồn vốn
Thứ tư; Năng lực, đạo đức của khách hàng
Năng lực quản lý dự án, ý thức chấp hành của khách hàng là nhân tố quan trọng ảnh hướng lớn tới quản lý TDĐT. Nếu chủ thể vay vốn có cơ cấu tổ chức, bộ máy linh hoạt, khả năng tổ chức, năng lực sản xuất tốt, có sức cạnh tranh trên thị trường, có khả năng hoạch định chiến lược đúng đắn, chủ động được trước những thay đổi chắnh sách của nhà nước, am hiểu được những thông lệ và luật pháp quốc tế, có tài chắnh lành mạnh v.v.. khả năng triển khai thực hiện dự án/chương trình sử dụng vốn TDĐT sẽ thuận lợi. Ngược lại, nếu năng lực quản lý dự án, năng lực tài chắnh yếu kém, không nắm bắt, nhanh nhạy các yếu tố thị trường sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả của dự án và nếu không trung thực, sử dụng vốn vay sai mục đắch thì rủi ro sẽ rất lớn. Khi khách hàng lập hồ sơ vay vốn, sổ sách thiếu minh bạch, ghi chép tuỳ tiện, không chắnh xác, không theo chuẩn mực kế toán, che dấu sự yếu kém v.v.. thì việc cho vay sẽ gặp nhiều rủi ro. Nếu khách hàng vay vốn cố tình lừa đảo, chây ỳ, chiếm dụng vốn nhà nước, vụ lợi cá nhân thì hậu quả sẽ khó lường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả quản lý TDĐT.
1.2.3.2. Các nhân tố chủ quan
Năng lực, trình độ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, nhân viên
Tại NHPT, cán bộ thẩm định, quản lý cho vay là những người tham gia trực tiếp vào các giai đoạn của quy trình quản lý TDĐT; từ khi tiếp xúc khách hàng, tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ vay vốn, ký kết HĐTD, giải ngân, quản lý vốn vay đến khi thanh lý HĐTD với khách hàng. Vì vậy, khả năng, trình độ chuyên
môn nghiệp vụ, đạo đức của cán bộ thẩm định, tắn dụng có ý nghĩa quyết định đến hiệu lực, hiệu quả quản lý tắn dụng. Việc phân tắch, đánh giá, lựa chọn dự án/khách hàng để tài trợ vốn là khâu quan trọng quyết định đến tắnh chất, mục đắch và mức độ rủi ro. Cán bộ thẩm định, tắn dụng làm việc mà không có năng lực trình độ, chuyên môn, thiếu hiểu biết, thiếu đạo đức nghề nghiệp, cố ý làm trái, thậm chắ tham nhũng, lãng phắ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả tắn dụng, uy tắn và hình ảnh của ngân hàng.
Tổ chức, mô hình và năng lực quản lý điều hành của Chi nhánh
Với mô hình tổ chức linh hoạt, phù hợp, chặt chẽ, được bố trắ, nhiệm vụ, phân công, phân cấp và ủy quyền rõ ràng cho từng cá nhân, bộ phận; đặc biệt là bộ phận thẩm định, quản lý cho vay và phòng ngừa, xử lý rủi ro thì sẽ đảm bảo hoạt động quản lý TDĐT hiệu lực, hiệu quả và tuân thủ các chắnh sách, quy trình tắn dụng của ngân hàng. Đồng thời, năng lực lãnh đạo, điều hành của Ban lãnh đạo là một yếu tố quan trọng, quyết định xuyên suốt đến quản lý tắn dụng. Khi Ban lãnh đạo quan tâm chỉ đạo, điều hành, kiểm soát, có quan điểm rõ ràng, quản lý tắn dụng kiên quyết thì các mục tiêu, chỉ tiêu về TDĐT sẽ thuận lợi hơn và đạt kết quả tốt nhất.
Kiểm tra, kiểm soát trong phối hợp hoạt động
Công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay phải được thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình vay vốn của khách hàng/dự án. Chi nhánh có trách nhiệm thực hiện công tác kiểm tra trước, trong và sau quá trình thực hiện nghiệp vụ nhằm nắm bắt tình hình của khách hàng, thực hiện quản lý, thu hồi nợ vay theo quy định; phát hiện kịp thời các khoản vay có khả năng dẫn đến rủi ro để thu hồi nợ, phân loại nợ và xử lý nợ phù hợp. Đồng thời, hoạt động kiểm tra, kiểm soát cũng góp phần phát hiện, ngăn ngừa những rủi ro đạo đức do cán bộ, nhân viên ngân hàng gây ra trong quá trình tác nghiệp. Công tác kiểm tra, giám sát phải được thực hiện ở tất cả các khâu của quá trình quản lý, tác nghiệp bao gồm: Tự kiểm tra, kiểm tra trước, kiểm tra trong và kiểm tra sau đối với quá trình thực hiện nghiệp vụ đã là nhân tố quan trọng chiếm vị trắ trọng yếu trong quản lý TDĐT tại NHPT.
Trang thiết bị cơ sở vật chất - kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin tại Chi nhánh
Trang thiết bị Ộcơ sở vật chất, kỹ thuật, mức độ ứng dụng công nghệ không
đáp ứng được yêu cầu của công việc, cơ sở dữ liệu nghèo nàn, thiếu thông tin trong và ngoài ngân hàng về khách hàng, môi trường kinh doanh của khách hàng là
nguyên nhân có thể ngân hàng đưa những quyết định tắn dụng sai lầm.Ợ
ỘViệc ứng dụng công nghệ tin học sẽ giúp tiết kiệm thời gian xử lý công việc,
rút ngắn thời gian giải ngân, thanh toán, cập nhật, tổng hợp số liệu nhanh chóng, chắnh xác tạo tiền đề cho những cải cách quy trình nghiệp vụ một cách hiệu quả
hơn, phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo điều hành.Ợ
Trong trường hợp, khi một khách hàng vay tiền tại nhiều ngân hàng, Chi nhánh NHPT và các ngân hàng cần hợp tác chặt chẽ với nhau trong việc kiểm tra,
giám sát tình hình sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ của khách hàng. ỘNếu thiếu trao
đổi thông tin hoặc hệ thống thông tin không đồng bộ, các ngân hàng có thể cùng cho vay một khách hàng mà không được thường xuyên cập nhật thông tin hoặc phải gia tăng chi phắ để có cùng một thông tin. Khi rủi ro xảy ra, tổn thất có thể đến với
bất cứ ngân hàng nào.Ợ
1.3 Kinh nghiệm quản lý vốn tắn dụng đầu tư của một số Chi nhánh NHPT trong nước và bài học kinh nghiệm rút ra cho Chi nhánh NHPT Phú Thọ 1.3.1 Kinh nghiêm quản lý vốn tắn dụng đầu tư của một số Chi nhánh NHPT trong hệ thống
(i) Kinh nghiệm của Ngân hàng Phát triển Việt Nam Ờ Chi nhánh khu vực Thừa Thiên Huế - Quảng Trị
VDB khu vực Thừa Thiên Huế Quảng Trị được sáp nhập từ VDB Thừa Thiên Huế và Ngân hàng Phát triển Việt Nam Ờ Chi nhánh Quảng Trị từ ngày 01/05/2016 theo quyết định số 159/QĐ-NHPT ngày 17/4/2016 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển. Mặc dù hoạt động đầu tư trong những năm qua phải đối mặt với không ắt khó khăn của sự suy thoái kinh tế, biến dộng của thị trường, thời tiết khắc nghiệt và địa bàn không thuận lợi của khu vực miền Trung cũng như sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng. NHPT Chi nhánh khu vực Thừa Thiên Huế
Quảng Trị đã chủ động tham mưu cho Lãnh đạo Tỉnh và các ban ngành về các cơ hội đầu tư, khai thác lợi thế, kêu gọi và hỗ trợ các doanh nghiệp, tranh thủ tối đa nguồn vốn tài trợ từ Chắnh Phủ cho 02 tỉnh, luôn đồng hành cùng với các chủ đầu tư kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ổn định sản xuất. Kết quả của quá trình điều hành, thực hiện NHPT Chi nhánh khu vực Thừa Thiên Huế - Quảng Trị đã cho vay thành công một số dự án mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao trên địa bàn như: thuỷ điện A lưới, Thuỷ điện Hương Điền. Thuỷ điện Bình Điền, Thuỷ điện Tả Trạch, Thuỷ điện Đắc rông 2, Thuỷ điện Đắk rông 3, Bênh viện Quốc tế Huế, Khu du lịch sinh thái VenadaẦ Nhiều năm liền, NHPT Chi nhánh khu vực Thừa Thiên Huế - Quảng Trị luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chắnh trị được giao. Công tác giải ngân, thu nợ, thu lãi luôn đạt và vượt kế hoạch.
- Chủ động tiếp cận các cơ hội đầu tư, cho vay và phát huy các hiệu quả các dự án, chương trình kinh tế trọng điểm, lĩnh vực mũi nhọn của Tỉnh. Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng, miền; chú trọng đầu tư làm thay đổi bộ mặt nông thôn, ổn định cuộc sống cho người dân.
- Chú trọng xây dựng thương hiệu bằng uy tắn của đơn vị cấp tắn dụng. Với quan điểm chỉ đạo, đào tạo cho đội ngũ nhân viên từ trình độ chuyên môn, phong cách làm việc và trách nhiệm đối với công việc được giao. Trong thời gian qua uy tắn của NHPT Ờ Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã được khẳng định bằng sự tắn nhiệm của khách hàng vay vốn, của các tổ chức tắn dụng đồng tài trợ trên địa bàn qua sự thành công của một số dự án lớn trên địa bàn.
- Tư vấn và hỗ trợ có hiệu quả cho các doanh nghiệp, thực sự là người đồng hành cùng doanh nghiệp từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khi đưa dự án vào hoạt động và thu hồi nợ vay. Luôn bố trắ cán bộ theo dõi, nắm bắt tình hình của chủ đầu tư để kịp thời đề xuất, bàn bạc cùng Lãnh đạo Chi nhánh đưa ra những giải pháp xử lý kịp
thời các tình huống xảy ra. ỘNgoài ra Chi nhánh còn thành lập tổ thu nợ hàng tháng,
quý, bám sát chủ đầu tư kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tắch tình hình tài chắnh của đơn vị, kịp thời tháo gỡ khó khăn tạo nguồn trả nợ. Chủ động làm việc và thông báo kế hoạch thu nợ cho các chủ đầu tư ngay từ đầu tháng, đầu
quý, đồng thời cán bộ chuyên quản thường xuyên xuống đơn vị kiểm tra thực tế,
phân tắch tình hình tài chắnh và nắm bắt nguồn trả nợ.Ợ
- Chú trọng chăm lo đến công tác chắnh sách xã hội, đền ơn đáp nghĩa, đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ viên chức Chi nhánh thông qua các hoạt động quyên góp, hỗ trợ, các phong trào hoạt động thể dục thể thao, văn nghệẦCó chắnh sách thưởng phạt rõ ràng gắn với tiền lương hàng kỳ đã kắch thắch sự sáng tạo, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ của mỗi cá nhân trong đơn vị.
(ii) Kinh nghiệm của Ngân hàng Phát triển Việt Nam - CN Điện Biên
Ngân hàng Phát triển Việt Nam Ờ Chi nhánh Điện Biên, một đơn vị của NHPT đóng trên địa bàn của một tỉnh miền núi phắa Bắc của đất nước. Với định hướng hoạt động: Tăng trưởng tắn dụng, giảm nợ quá hạn, lãi treo đến mức thấp nhất; lành mạnh hoá công tác tắn dụng đầu tư của Nhà nước trên địa bàn, Chi nhánh đã tắch cực quảng bá cơ chế, chắnh sách của Nhà nước về tắn dụng đầu tư, tắn dụng xuất khẩu, chắnh sách khách hàng của NHPT.
Theo báo cáo thi đua hàng năm của Ngân hàng Phát triển Việt Nam Ờ Chi nhánh Điện Biên thì trong giai đoạn 2012-2017, số thu nợ gốc hàng năm luôn đạt trên 85%, và số thu nợ lãi hàng năm đều đạt trên 100% kế hoạch. Tỷ lệ nợ quá hạn luôn duy trì ở mức dưới 2%. Các dự án của Chi nhánh cho vay tập trung vào các công trình trọng điểm của Quốc gia, các chương trình theo quy định của Chắnh Phủ như các dự án thuỷ điện, xi măng gạch ngói, trồng rừng nguyên liệu, chế biến tinh bột sắn,Ầtrên địa bàn tỉnh Điện Biên. Đặc biệt với việc quản lý, cho vay hơn 4.000 tỷ đồng từ nguồn vốn tắn dụng đầu tư của Nhà nước Chi nhánh đã góp phần vào sự thành công của các dự án thủy điện, di dân tái định cư hàng vạn hộ dân phục vụ dòng điện cho đất nước. Thực hiện cuộc đại di dân xây dựng nhà máy thuỷ điện, Chi nhánh luôn xác định nhiệm vụ quản lý, thanh toán vốn bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là nhiệm vụ trọng tâm quan trọng hàng đầu. Đây là nhiệm vụ đặc thù nên trong quá trình triển khai thực hiện có nhiều vướng mắc, bất cập về cơ chế chắnh sách, Chi nhánh đã thường xuyên báo cáo và đề xuất với Tỉnh uỷ, UNND Tỉnh Điện Biên, NHPT để đề xuất, thống nhất các giải pháp để táo gỡ khó khăn, vướng mắc. Một số kinh nghiệm được đề xuất từ Chi nhánh là:
- Chú trọng nâng cao chất lượng công tác thẩm định, việc thẩm định dự án của Chi nhánh tuân thủ các văn bản hướng dẫn và chỉ đạo của Tổng Giám đốc NHPT theo từng thời điểm. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng, các chủ dự án tập trung vào các mặt kỹ thuật, phương án tài chắnh, phương án trả nợ vốn vay, vốn chủ sở hữu, đảm bảo tiền vayẦnhằm đầu tư dự án có hiệu quả, hạn chế rủi ro và thu hồi được vốn.
- Công tác giải ngân, thu nợ luôn đảm bảo đúng quy định của NHPT. Việc quản lý, thanh toán nguồn vốn cho các dự án luôn đáp ứng tiến độ, thời hạn giải