Tên hóa chất Khối lượng (g)
Saccharose 4,5 NaNO3 4,5 K2HPO4 0,15 MgSO4 0,075 FeSO4 0,075 Agar 3,75
Pha môi trường: Cho hỗn hợp vào 150ml nước cất, sau đó cho thêm 2,25g
agar vào và khuấy đều, cho hỗn hợp vào bình Duxral, sau đó hấp ở 121ºC trong 1 giờ. Lấy hỗn hợp ra để nguội ở nhiệt độ phòng dến khi hỗn hợp khoảng 40ºC thì bắt đầu đổ vào đĩa peptri, mỗi điã peptri chứa khoảng 15ml môi trường. Sau đó để môi trường nguội và bao gói bằng giấy báo rồi bỏ vào tủ lạnh 4ºC trong 24 giờ trước khi nuôi cấy.
Chuẩn bị dung dịch pha loãng: Cân 1ml nước đường và cho vào 9ml nước
cất (ống nghiệm 1). Sau đó lấy 1ml dung dịch ống nghiệm 1 cho vào 9ml nước cất (ống nghiệm 20). Lấy 1ml ống nghiệm 2 cho vào 9ml nước cất (ống nghiệm 3).
Nuôi cấy: Hút 1ml dung dịch khuẩn ở mỗi ống cho vào đĩa peptri có môi trường,
dùng que cấy dàng đều đến khi thấy mặt môi trường khô thì dừng lại. Gói đĩa peptri bằng giấy rồi cho vào tủ ấm ở nhiệt độ 37ºC trong 48 giờ và đếm khuẩn lạc.
2.5. Ảnh hưởng chất bảo quản acid citrit đến thời gian bảo quản chè
Chè sau khi nấu xong tiến hành bỏ vô hủ vô trùng (hủ đã được hấp bằng nồi hấp ở 121oC, 1 atm trong 1 giờ) sau đó bổ sung acid citric ở các nồng độ 0,01%, 0,02% và 0,03% theo nguyên liệu vào hủ và theo dõi đánh giá các chỉ tiêu cảm quan (màu, mùi, vị, hình thái), nấm men, nấm mốc, E.coli, Salmonella, pH và Brix 3
ngày một lần và trong 12 ngày. Dựa vào TCVN 5516:2010 để đánh giá chất lượng sản phẩm sau khi bảo quản.
2.6. Xử lý số liệu
Các thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Các số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 1.8 với mức ý nghĩa thống kê p<0,05.
Chương 3: KẾT QUẢ
3.1. Ảnh hưởng hàm lượng màu đến chất lượng sản phẩm
Sản phẩm để thu hút người tiêu dùng trước tiên phải có một cảm quan tốt bên cạnh chất lượng dinh dưỡng mà sản phẩm mang lại. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành khảo sát hàm lượng các chất màu đến chất lượng của chè khúc bạch.
Thạch trà xanh
Ảnh hưởng của trà xanh đến màu sắc thạch chè khúc bạch được thể hiện ở bảng 3.1 và hình 3.1