Đặc điểm ngành ngân hàng Việt Nam trước khi gia nhập Hiệp định TPP

Một phần của tài liệu Đánh giá cơ hội và thách thức đối với ngành NH khi việt nam gia nhập hiệp định đối tác xuyên thái bình dương TPP khoá luận tốt nghiệp 077 (Trang 40 - 42)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆP ĐỊNH TPP

2.1. Đặc điểm ngành ngân hàng Việt Nam trước khi gia nhập Hiệp định TPP

Ngành ngân hàng Việt Nam trong những năm qua, nhất là trong giai đoạn 2011-2015 đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Với

sự chủ động, tích cực và những giải pháp đồng bộ, ngành ngân hàng đã hội nhập và phát triển một cách rất vững vàng.

Sự phát triển của ngành được thể hiện qua doanh thu toàn ngành tăng hàng năm trong giai đoạn 2012 - 2015 và tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng có những bước tăng trưởng rõ rệt.

Sơ đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng tín dụng ngành ngân hàng giai đoạn 2012-2015.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng 20,00% 18,00% 16,00% 14,00% 12,00% 10,00% 8,00% 6,00% 4,00% 2,00% 0,00% ;,90% 18% ;,90% 13% 13% 2012 2013 2014 2015

Bên cạnh sự tăng nhanh trong tốc độ tăng trưởng tín dụng thì tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của toàn ngành vẫn ở mức khá cao mặc dù đã có VAMC chuyên mua lại các khoản nợ xấu nhưng do việc quản lý, thẩm định còn yếu kém xuất phát từ cơ quan quản lý, từ chính phía ngân hàng và các doanh nghiệp.

Sơ đồ 2.2: Tỷ lệ lệ xấu toàn ngành ngân hàng giai đoạn 2012 - 2015.

4,50% 4,00% 3,50% 3,00% 2,50% Tỷ lệ nợ xấu toàn ngành 2,00% 1,50% 1,00% 0,50% 0,00% 2012 2013 2014 2015 Đơn vị tính: % Nguồn: Ngân hàng thương mại cổ phần Cơng Thương Tuy nhiên, nhìn vào biểu đồ ta thấy được sự cố gắng trong cơng tác kiểm sốt nợ xấu của toàn ngành ngân hàng khi mà tỷ lệ nợ xấu đang giảm dần từ năm 2012 đến năm 2015 từ 4.09% xuống 2,72% thời điểm đầu tháng 12/2015. Đây cũng là một điểm sáng trong sự

Trước ngưỡng cửa hội nhập TPP, Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao năng lực của các ngân hàng thương mại trong nước, trong đó ấn tượng

nhất có lẽ là đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng trong năm 2015 với hàng chục cuộc sáp nhập lớn, các bước đi lớn trong việc cải thiện khả năng thanh khoản và nâng cao chất lượng

tài sản. Nhờ chính sách tiền tệ và tín dụng thận trọng hơn, buộc các ngân hàng chuyển hướng sang các lĩnh vực có thu nhập khác mà khơng cần phải dựa quá mức vào việc đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng để tìm kiếm lợi nhuận mà tính ổn định của hệ thống được cải thiện hơn, sức khỏe của toàn ngành cũng đang trên đà đi lên đáng kể.

Trước yêu cầu hội nhập và mở cửa, các ngân hàng Việt Nam cũng đã mở rộng đầu tư sang các nước ASEAN, và ngày càng nhiều các chi nhánh, văn phòng đại diện xuất hiện ở các nước từ Châu Á đến Châu Âu. Thêm nữa, Ngân hàng nhà nước cũng không ngừng nỗ lực củng cố quan hệ hợp tác với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế, tìm kiếm cơ hội mở rộng quan hệ với các đối tác tiềm năng nhằm tăng cường huy động, hỗ trợ về cả tài chính, kỹ thuật.

Với hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do FTA mà Việt Nam đã ký kết và gần đây nhất là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, rõ ràng ngành ngân hàng Việt Nam sẽ có rất nhiều thuận lợi để phát triển trong tương lai.

Một phần của tài liệu Đánh giá cơ hội và thách thức đối với ngành NH khi việt nam gia nhập hiệp định đối tác xuyên thái bình dương TPP khoá luận tốt nghiệp 077 (Trang 40 - 42)