Điểm yếu của ngành ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá cơ hội và thách thức đối với ngành NH khi việt nam gia nhập hiệp định đối tác xuyên thái bình dương TPP khoá luận tốt nghiệp 077 (Trang 45 - 50)

Bên cạnh những mặt tích cực mà các NHTM đã đạt được thì vẫn còn tồn tại rất nhiều những điểm yếu kém và tồn tại, xuất phát nguyên nhân từ sự phát triển chậm của nền kinh tế hay hay thống về chính sách, pháp luật của nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, sức cạnh tranh còn yếu kém so với các quốc gia trong khu vực.

Sơ đồ 2.4: So sánh quy mô GDP của các nước thành viên TPP năm 2014.

Quy mô GDP của các nước TPP năm 2014

20000

Đơn vị: Tỷ USD Nguồn: World Bank

Trong số 12 quốc gia thành viên TPP, có thể nói Việt Nam là nước có nền kinh tế “tý hon” nhất khối với GDP năm 2014 chỉ cao hơn Brunei đạt 186 tỷ USD chỉ bằng 1/25 GDP của Nhật Bản và 1/94 GDP Mỹ đồng thời GDP/người thấp nhất với mức 2052 USD năm 2014 chỉ bằng 1/30 nước có GDP bình quân đầu người cao nhất là New Zealand. Chính sự phát triển thấp của nền kinh tế là một yếu điểm và tạo ra những thách thức không nhỏ khi Việt Nam gia nhập Hiệp định TPP.

Sơ đồ 2.4: So sánh GDP bình quân đầu người các nước thành viên TPP năm 2014.

Đơn vị: USD Nguồn: World Bank.

Cùng với sự phát triển chậm của nền kinh tế, GDP thấp thứ 11 trong 12 nước thành viên thì mức GDP bình quân đầu người của Việt Nam cũng nằm vị trí cuối cùng trong bảng

xếp hạng. có thể thấy, với nền kinh tế phát triển chậm cùng với cuộc sống của người dân chưa được cải thiện sẽ dẫn đến nhiều khó khăn cho việc tham gia hội nhập của Việt Nam trên trường quốc tế.

Đối với hệ thống ngân hàng nước ta, mặc dù vài năm gần đây đã có vài sự chuyển biến tích cực song quy mô ngân hàng nước ta vẫn rất nhỏ bé khi so sánh với các quốc gia thành viên khác.

Sơ đồ 2.5: Quy mô hệ thống ngân hàng Việt Nam so với các nước thành viên TPP.

Quy mô hệ thống ngân hàng Việt Nam với các nước TPP

Nguồn: Business Monitor International. Theo số liệu thống kê cho thấy, tổng tài sản của các ngân hàng VN đã tăng lên đáng kể trong năm 2015, có thể nói như cuộc vượt rào mạnh mẽ so với năm 2014, tuy nhiên nếu

các NH nước ngoài đã làm tăng sức ép cạnh tranh trong lĩnh vực NH. Các NH nước ngoài không chỉ cạnh tranh với các NH trong nước trong việc cung cấp các dịch vụ NH hiện đại, mà còn cạnh tranh ngay cả về các sản phẩm truyền thống như tín dụng, thanh toán, nhận tiền gửi v.v.. Mặc dù các NH VN có lợi thế so sánh về mạng lưới, về khách hàng truyền thống nhờ vai trò lịch sử nhưng kém hơn so về năng lực cạnh tranh với các NH nước ngoài

về mức độ hiện đại hóa công nghệ NH, về nguồn nhân lực, về trình độ quản trị hoạt động và vấn đề quản lý rủi ro. Một số công trình nghiên cứu cho rằng: một tổ chức tín dụng có khả năng cạnh tranh cần có các đặc điểm sau: (i) Năng lực sáng tạo; (ii) Năng lực phân bổ và tái phân bổ danh mục tài sản và nợ; (iii) năng lực cải thiện năng suất và quản lý nguồn lực; (iv) khả năng thanh toán, vốn và thanh khoản; và (v) Chủ sở hữu mạnh. Điều đó có nghĩa là, để nâng cao năng lực cạnh tranh, việc tăng vốn là rất cần thiết để tạo năng lực và động lực cạnh tranh.

Dịch vụ mà các NH VN đang cung cấp hiện nay dù đã được đa dạng hoá nhưng vẫn đơn điệu, chủ yếu vẫn là các sản phẩm truyền thống. Các dịch vụ NH hiện đại chưa phát triển hoặc phát triển nhưng chưa đồng bộ. Rất nhiều dịch vụ phát triển chưa xứng với tiềm năng, đặc biệt là các dịch vụ bán lẻ, dịch vụ dành cho khách hàng thượng lưu, dịch vụ quản

lý tài sản, tư vấn và hỗ trợ tài chính, trung gian tiền tệ, trao đổi công cụ tài chính, cung cấp thông tin tài chính và dịch vụ chuyển đổi. Hoạt động NH đầu tư và kênh phân phối điện tử đã tăng trưởng nhanh chóng nhưng tính tiện tích và hiệu quả kinh tế chưa cao. Mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội đối với dịch vụ NH chưa cao do những hạn chế về số lượng, chất lượng

và khả năng tiếp cận. Nếu dịch vụ NH không được cải tiến mạnh mẽ, phát triển dịch vụ chưa theo định hướng nhu cầu của khách hàng, thì hệ thống NH trong nước sẽ khó duy trì thị phần của mình. Lợi thế về truyền thống và mạng lưới sẽ khó giúp các NH trong nước phát triển các dịch vụ mới và các dịch vụ phi tín dụng - những dịch vụ cần công nghệ và kỹ

năng khai thác của các cán bộ NH. Thời điểm tự do hóa hoàn toàn thị trường dịch vụ NH của VN đã đang đến rất gần nhưng việc cung cấp dịch vụ qua biên giới, hiện diện thương mại và hiện diện của thể nhân còn hạn chế. Tổng doanh thu từ xuất khẩu dịch vụ tài chính của VN chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh thu xuất khẩu dịch vụ của VN.

2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng nhập siêu 12,7 13,8 -0,78 -0,009 -2 3 Nhập siêu từ Trung

Quốc 12,4 9,5 16,4 23,7 29 10,7

Năng lực quản trị và công nghệ chưa thực sự trở thành công cụ hữu hiệu phục vụ quản trị điều hành. Tình trạng vay mượn với lãi suất lên xuống thất thường trên thị trường tiền tệ liên NH trong thời gian qua đều bắt nguồn từ việc các NH chưa quản trị tốt tài sản và thanh khoản. Do sự yếu kém từ quản trị tài sản Nợ, tài sản Có và sự thiếu hụt của các công cụ quản lý hữu hiệu, trong khi một số NHTM lại muốn sử dụng triệt để phần vốn này để cho các hoạt động kinh doanh sinh lời, nên xảy ra thiếu thanh khoản cục bộ tại một số NH. Theo kinh nghiệm của các NH nước ngoài, yếu tố công nghệ có thể giúp giảm 76% chi phí hoạt động của NH, nhưng để có được nền tảng công nghệ hiện đại, đòi hỏi phải đầu tư lớn, đây là việc rất khó đối với các NHTM VN. Do vốn ít, năng lực tài chính còn hạn chế, nên một số NH không dễ thực hiện. Như vậy, quản trị hoạt động cũng như quản trị công nghệ NH đang là một thách thức lớn trước sức ép hội nhập của hệ thống NH VN.

Một phần của tài liệu Đánh giá cơ hội và thách thức đối với ngành NH khi việt nam gia nhập hiệp định đối tác xuyên thái bình dương TPP khoá luận tốt nghiệp 077 (Trang 45 - 50)