Cơ hội cho ngành ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá cơ hội và thách thức đối với ngành NH khi việt nam gia nhập hiệp định đối tác xuyên thái bình dương TPP khoá luận tốt nghiệp 077 (Trang 50 - 60)

TPP mở cửa thị trường toàn diện, cắt giảm gần như toàn bộ 100% thuế quan, phạm vi đàm phán TPP rộng bao gồm 22 lĩnh vực. Các lĩnh vực đàm phán ưu tiên hiện nay bao gồm

dịch vụ tài chính, đầu tư, và sở hữu trí tuệ... Ngoài ra, những vấn đề về lao động, môi trường hay công đoàn cũng được đàm phán. VN có vai trò quan trọng đối với các nước trong đàm phán TPP, bởi VN là quốc gia có thị trường đáng kể, có thể đem lại giá trị gia tăng tương đối lớn cho các nước tham gia đàm phán chính vì vậy, khi tham gia vào TPP có thể đem đến những cơ hội rất lớn cho VN và chúng ta cần tận dụng những cơ hội này để thúc đẩy sự phát triển ngành cũng như sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.

- về quan hệ kinh tế quốc tế: TPP là hiệp định thương mại đa phương đầu tiên ngoài khuôn khổ ASEAN mà Việt Nam tham gia với tư cách là thành viên sáng lập và tham gia vào quá trình soạn thảo sân chơi, do đó, TPP sẽ có vai trò là một bước ngoặt khác trong quá

trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Bằng cách gắn Việt Nam sâu hơn vào mạng lưới thương mại và sản xuất trong khu vực, hiệp định cũng sẽ giúp Việt Nam trở thành một đối tác kinh tế và chiến lược quan trọng đối với các nước thành viên. Dần dần, an ninh và sự thịnh vượng cua Việt Nam sẽ trở thành một vấn đề quan tâm chung của khu vực. Thêm nữa, TPP là một sáng kiến do Mỹ dẫn đầu, do đó khi tham gia TPP sẽ giúp tăng cường hơn nữa quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ. Điều này là đặc biệt quan trọng nếu xét tới những nỗ lực gần đây của Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ chặt chẽ hơn với Mỹ cũng như với các cường quốc trong khu vực khác trong đó có cả Nhật Bản. TPP sẽ giúp VN cân bằng được quan hệ thương mại với các khu vực thị trường trọng điểm, tránh phụ thuộc quá mức vào một khu vực thị trường nhất định, đặc biệt là việc nhập siêu từ Trung Quốc, có thể thấy

sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc qua biểu đồ sau đây:

Sơ đồ 2.6: Biểu đồ kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 2010 - 2015.

■Tổng nhập siêu “Nhập siêu từ Trung Quốc

Đơn vị: Tỷ USD Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam. Giai đoạn từ năm 2010 - 2015 nước ta đang nhập siêu với giá trị tuyệt đối và tỷ trọng

năm 2013, nước ta xuất siêu sang nước khác với giá trị là 0,009 tỷ đồng trong khi nhập siêu

từ Trung Quốc gấp đôi so với năm 2010 là 23,7 tỷ USD, chính điều này đã xóa đi nỗ lực xuất siêu từ thị trường khác, do vậy, cần phải có biện phát kiểm soát việc nhập siêu từ Trung

Quốc. Tham gia đàm phán và ký kết các FTA đặc biệt là TPP với một số thị trường trọng điểm như Mỹ, Nhật Bản có thể giúp chúng ta khắc phục tình trạng mất cân đối này. Quan hệ thương mại tự do với các thị trường lớn như Mỹ, Canada và việc Nhật xóa bỏ thuế nhập khẩu cho hàng nông sản trong TPP, sẽ là cú hích thực sự cho xuất khẩu của VN.

Sơ đồ 2.7: Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam tới các nước thành viên TPP.

■Mỹ ■ Nhật

■Úc ■ Canada ■ New Zealand ■ Peru

■ Ma lay sia ■ Me ■ Sing apor e Đơn vị: % Nguồn: World Bank

Sơ đồ 2.8: Tỷ trọng nhập khẩu của Việt Nam từ các nước thành viên TPP.

Tỷ trọng nhập khẩu

3,8

■Mỹ ■ Nhật

■Úc ■ Canada ■ New Zealeand ■ Peru

■ Ma lay sia ■ Me ■ Sing apor e Đơn vị: % Nguồn: World Bank Từ thực tế mấy năm trở lại đây có thể thấy rằng, các thị trường lớn như Mỹ và Nhật Bản vẫn luôn duy trì quan hệ thương mại với Việt Nam với kim ngạch xuất nhập khẩu khá cao. Có thể thấy, đối với lĩnh vực xuất khẩu, Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất là sang Mỹ với hơn 1/5 tổng giá trị xuất khẩu sang 12 nước thành viên, tiếp theo đó là Nhật bản với tỷ trọng xuất khẩu đạt 8,7%. New Zealand và Peru là hai quốc gia mà sản lượng xuất khẩu của Việt Nam sang đó là thất thất. Cho đến nay, nước ta chưa xuất có mối quan hệ xuất

nhập khẩu với Brunei. Tương tự như tỷ trọng xuất khẩu, tỷ trọng nhập khẩu của nước ta sang Mỹ và Nhật vẫn là cao nhất với tỷ trọng lần lượt là 4,8% và 8,7%. Với những giao thương mạnh mẽ như vậy đối với các nước thành viên thì việc đưa thuế suất giảm xuống 0% theo như cam kết sẽ tiếp tục đẩy mạnh mối quan hệ giữa các quốc gia, để hàng hóa của Việt Nam tiếp tục thâm nhập sâu vào các thị trường khó tính truyền thống và các thị trường

mới như Peru và Brunei ( chúng ta tạm thời chưa xuất nhập khẩu sang quốc gia này). Việc mở rộng thị trường giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thêm nhiều lựa chọn khi tham gia ngành thương mại.

Theo như nhận định từ ngân hàng thế giới thì Việt nam có thể tận dụng TPP để gia tăng mạnh mẽ rất nhiều các chỉ số ở nhiều lĩnh vực khác nhau không chỉ là chỉ số liên quan đến xuất nhập khẩu thực tế mà còn những chỉ số liên quan đến lĩnh vực tài chính như đầu tư thực tế, dự trữ vốn...

Ngân hàng thế giới ( World Bank) đã đưa ra một số nhận định rất có triển vọng cho nền kinh tế Việt Nam khi tham gia hội nhập TPP. Có thể thấy một tương lai rất sáng cho sự tăng trưởng ở nhiều lĩnh vực trong 20 năm tới.

Sơ đồ 2.9: Tác động của TPP đến các chỉ số kinh tế chính trong tương lai.

Đơn vị: % Nguồn: World Bank.

Qua bảng số liệu trên có thể thấy triển vọng tương lai cho nền kinh tế Việt Nam là khá lớn, theo như World Bank thì năm 2020, chỉ số về dự trữ vốn sẽ tăng 3,1% so với năm 2015

và tăng cao nhất là lên đến 12,9% năm 2030, có giảm một chút vào năm 2035 vào khoảng 11,9%. Cùng với đó là các chỉ số về đầu tư thực tế tăng lên đến 13,5% vào năm 2020 và tăng mạnh nhất vào năm 2025 đạt 21,3% sau đó khi đã có thời gian hội nhập sau, chỉ số

Với những thỏa thuận trong TPP, 18000 dòng thuế giữa các nước thành viên được gỡ bỏ, quốc gia phụ thuộc lớn vào lĩnh vực xuất khẩu như Việt Nam sẽ được hưởng lợi đặc biệt là các ngành như dệt may, da giầy, thủy sản.

Theo đó, TPP sẽ tạo triển vọng cho ngành thương mại Việt Nam đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ. Đồng thời cũng mở ra cơ hội cho các dịch vụ tài chính - ngân hàng đồng hành, hỗ trợ vốn, cho các doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu trong tương lai với các dịch vụ như:

cho vay mua bán ngoại tệ, dịch vụ bảo lãnh, các sản phẩm tài trợ thương mại, L/C, kỹ quỹ....

- về thu hút lượng lớn vốn đầu tư FDI: Các cam kết rõ ràng hơn về cải thiện môi trường đầu tư và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chắc chắn sẽ góp phần thu hút vốn đầu tư nước

ngoài vào VN, nhất là của các tập đoàn lớn. Với các cam kết sâu và rộng hơn WTO, TPP sẽ giúp nền kinh tế VN phân bổ lại nguồn lực theo hướng hiệu quả hơn, từ đó hỗ trợ tích cực cho quá trình tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng.

Số liệu thống kê cho thấy, Nhật Bản luôn là nước đầu tư vốn FDI vào Việt Nam rất lớn, và đứng đầu trong danh sách các nước TPP với tỷ lệ là 14,3%, tiếp theo là Singapore với tỷ

trọng là 12,6%. Hiện tại, các quốc gia như ÚC ( với tỷ lệ rất nhỏ), Brunei, Chile, Mexico, Peru và New Zealeand vẫn chưa có vốn FDI tại Việt Nam, đây có thể là cơ hội rất lớn để Việt Nam thu hút nguồn đầu tư từ các quốc gia này, gia tăng cơ hội để người tiêu dùng được tiếp xúc và làm việc trong môi trường tại các quốc gia mới này.

Sơ đồ 2.10: Tỷ trọng vốn FDI của các nước TPP vào Việt Nam năm 2015.

Tỷ trọng vốn FDI của các nước TPP vào Việt Nam

Đơn vị: % Nguồn: World Bank

Hầu hết các nước kém phát triển đều rơi vào cái “vòng luẩn quẩn” đó là: Thu nhập thấp dẫn đến tiết kiệm thấp, vì vậy đầu tư thấp và rồi hậu quả lại là thu nhập thấp. Tình trạng luẩn quẩn này chính là điểm nút khó khăn mà các nước này phải vượt qua để hội nhập vào quỹ đạo kinh tế hiện đại. Nhiều nước lâm vào tình trạng trì trệ của nghèo đói bởi lẽ không thể lựa chọn và tạo ra điểm đột phá chính xác. Trở ngại lớn nhất để giải quyết vòng luẩn quẩn đó đối với các nước kém phát triển là vốn đầu tư và kỹ thuật. Vốn đầu tư là cơ sở tạo ra công ăn việc làm trong nước, đổi mới công nghệ, kỹ thuật, tăng năng suất lao động....Từ đó tạo tiền đề tăng thu nhập, tăng tích lũy cho sự phát triển của xã hội.

Để tạo ra vốn cho nền kinh tế chỉ trông chờ vào vốn nội bộ thì hậu quả khó tránh khỏi là sẽ tụt hậu trong sự phát triển chung của thế giới. Do đó vốn nước ngoài sẽ là một “cú hích” để góp phần đột phá vào cái “vòng luẩn quẩn” đó. Đặc biệt là FDI nguồn quan trọng

để khắc phục tình trạng thiếu vốn mà không gây nợ cho các nước nhận đầu tư. Hơn nữa lượng vốn này còn có lợi thế hơn nguồn vốn vay ở chỗ thời hạn trả nợ vốn vay thường cố định và đôi khi quá ngắn so với một số dự án đầu tư, còn thời hạn vốn FDI thì linh hoạt hơn.

Có hai cản trở chính cho sự tăng trưởng của một quốc gia đó là: Tiết kiệm không đủ đáp ứng cho nhu cầu đầu tư được gọi là “lỗ hổng tiết kiệm”, và thu nhập của hoạt động xuất

khẩu không đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động nhập khẩu được gọi là “lỗ hổng thương

mại”. Hầu hết các nước kém phát triển, hai lỗ hổng trên rất lớn. Vì vậy FDI góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng khả năng xuất khẩu của nước nhận đầu tư, thu một phần lợi nhuận từ các công ty nước ngoài, thu ngoại tệ từ các hoạt dộng dịch vụ cho FDI. Lợi ích quan trọng mà FDI mang lại đó là công nghệ khoa học hiện đại, kỹ sảo chuyên môn, trình độ quản lý tiên tiến. Khi đầu tư vào một nước nào đó, chủ đầu tư không chỉ vào nước đó vốn bằng tiền mà còn chuyển cả vốn hiện vật như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu....; trí thức khoa học, bí quyết quản lý, năng lực tiếp cận thị thường ... Do vậy đứng về lâu dài đây chính là lợi ích căn bản nhất đối với nước nhận đầu tư. FDI có thể thúc đẩy phát

triển các nghề mới, đặc biệt là những nghề đòi hỏi hàm lượng công nghệ cao như tài chính - ngân hàng. Đối với đầu tư trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, với nguyên tắc mở rộng hơn trong việc tiếp cận thị trường, Hiệp định TPP tạo cơ hội cho gia tăng đầu tư trong lĩnh vực này, đặc biệt thu hút vốn đầu tư từ các dự án tái đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh. Điều quan trọng, khi nguồn vốn đầu từ trực tiếp tăng sẽ góp phần tạo thuận lợi cho hệ thống

ngân hàng tăng cường thanh khoản và gia tăng cơ hội kinh doanh. Ngoài ra, hệ thống ngân hàng có điều kiện tiếp cận với các nguồn vốn ủy thác trên thế giới với chi phí thấp hơn do vị thế của Việt Nam sẽ cải thiện nhiều sau khi gia nhập TPP. Theo đó, ngành Ngân hàng “có dịp” lặp lại giai đoạn phát triển thần kỳ như năm 2006 khi Việt Nam gia nhập WTO, nhưng cường độ có thể thấp hơn. Việc tham gia sâu rộng của nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ tạo điều kiện mở rộng hợp tác, nâng cao năng lực quản trị và tài chính cho các ngân hàng

nội địa, đẩy mạnh việc tái cơ cấu, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đây có thể là cơ sở để phát

Ngoài những tác động trên đây, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn có một số tác động như: đóng góp phần đáng kể vào nguồn thu ngân sách Nhà nước thông qua việc nộp thuế của các đơn vị đầu tư và tiền thu tư việc cho thuê đất ....; cải thiện cán cân quốc tế cho nước

tiếp nhận đầu tư. Bởi vì hầu hết các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài là sản xuất ra các sản

phẩm hướng vào xuất khẩu. Cùng với việc tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn mở rộng thị trường cả trong nước và ngoài nước. về mặt xã hội, đầu tư trục tiếp nước ngoài đã tạo ra nhiều chỗ làm việc mới, thu hút một khối lượng đáng kể người lao động ở nước nhận đầu tư vào làm việc tại các đơn vị của đầu tư nước ngoài, góp phần đáng kể vào việc làm giảm bớt nạn thất nghiệp vốn là một tình trạng nan giải của nhiều quốc gia. Đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, nơi có lực lượng lao động rất phong phú nhưng không có điều kiện khai thác và sử dụng được.

Những thay đổi về luật pháp, cơ chế: TPP đòi hỏi Việt Nam phải có sự cải cách để đưa Việt Nam thực sự trở thành nền kinh tế thị trường (trợ cấp, bảo hộ), kèm theo các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường và người lao động. Đây đều là những cải cách mà Việt Nam nên tiến hành từ lâu, nếu muốn phát triển bền vững. Do đó TPP là cơ hội và là động lực để Việt Nam đẩy mạnh những cải cách đó. Ngoài ra, có một điều khoản khác trong TPP rất mới mẻ đối với Việt Nam nhưng nhiều khả năng sẽ mang đến những thay đổi to lớn đối với

các quyết định của Chính phủ sau này. Đó chính là cơ chế cho phép nhà đầu tư nước ngoài có thể khởi kiện chính phủ các quốc gia sở tại nơi mình hoạt động nếu họ cảm thấy chính phủ quốc gia này đưa ra các quy định bất hợp lý, trái với TPP và gây thiệt hại cho họ (cơ chế ISDS). Do đó, các quyết định mang nhiều tính hành chính các bộ, ngành thực hiện trong

nhiều năm nay sẽ phải được tính toán và xem xét rất cẩn trọng trước khi đưa ra, đặc biệt nếu các quyết định ấy ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các NHTM. Thậm chí ISDS

có thể dẫn đến những cải cách lớn của nhà điều hành ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng, có thể bị trì hoãn bởi quyền lực của các NH ngoại tăng lên đáng kể nhờ TPP. Điều này rất thuận cho một NH Trung ương theo các tiêu chuẩn ở những nền kinh tế phát triển đang vận hành.

về chính sách thực hiện các biện pháp quản lý thận trọng cho các nước: TPP cho phép các nước áp dụng các ngoại lệ cần thiết, tạo ra không gian chính sách gồm các biện pháp thận trọng, các biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia, quyền lợi và thông tin cá nhân;

Quốc gia Xếp hạng Quốc gia xếp hạng

Singapore 1 Australia 1

chính sách về tỷ giá, tiền tệ nhằm đảm bảo một môi trường đầu tư ổn định, an toàn. Việc thực hiện cam kết đảm bảo không gian chính sách này chính là để thực hiện các biện pháp quản lý thận trọng nhằm xây dựng một nền tài chính vĩ mô ổn định. Bên cạnh đó, theo quy định của TPP, các nước thành viên phải đảm bảo thực hiện các quy trình thủ tục cấp phép nhanh chóng và thuận tiện, tuân thủ thời gian phê duyệt hồ sơ cấp phép cho các nhà đầu tư nước ngoài không quá 120 ngày. Ngoài ra, các cam kết trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thúc đẩy các cơ hội đầu tư, góp phần đẩy mạnh sự

Một phần của tài liệu Đánh giá cơ hội và thách thức đối với ngành NH khi việt nam gia nhập hiệp định đối tác xuyên thái bình dương TPP khoá luận tốt nghiệp 077 (Trang 50 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w