Thách thức đối với ngành ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá cơ hội và thách thức đối với ngành NH khi việt nam gia nhập hiệp định đối tác xuyên thái bình dương TPP khoá luận tốt nghiệp 077 (Trang 60)

Tham gia TPP cũng sẽ mang lại những thách thức lớn đối với lĩnh vực dịch vụ tài chính - ngân hàng của Việt Nam. Trước đây, dịch vụ tài chính - ngân hàng là mảng hoạt động thương mại mà mức độ mở cửa thị trường là hạn chế và dè dặt nhất. Lần đầu tiên Việt Nam

biết đến khái niệm cam kết mở cửa dịch vụ tài chính ngân hàng là trong đàm phán Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, trong đó dịch vụ tài chính - ngân hàng đã làm quá trình đàm phán kéo dài mất 4 năm mới được hoàn tất. Sau khi Hiệp định thương

mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết vào năm 2000, Việt Nam cũng chỉ mở một cánh cửa hẹp cho Mỹ tham gia vào cung ứng dịch vụ ngân hàng - tài chính cùng nhiều quy định hạn chế. Trong khi đó, tham gia TPP, Việt Nam phải cam kết mở rộng ngành dịch vụ tài chính - ngân hàng với mức độ sâu hơn, xóa bỏ dần các điều kiện tiếp cận thị trường tài chính - ngân hàng và không chỉ cam kết với riêng Mỹ mà với 12 nước có trình độ phát triển khác nhau nên tác động của việc mở cửa dịch vụ tài chính - ngân hàng cũng sẽ lớn hơn. Cụ thể, phần lớn các nước tham gia đàm phán TPP có thị trường tài chính - ngân hàng

rất phát triển (Hoa Kỳ, Úc, Singapore) hoặc đã mở cửa cho sự tham gia của nhà đầu tư nước

ngoài (New Zealand) hoặc lợi ích sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi việc mở cửa thị trường tài chính ngân hàng (Brunei) sẽ tạo những khó khăn nghiêm trọng trong những thỏa

thuận mở cửa thị trường trong khuôn khổ đàm phán TPP. Hơn nữa, các nước phát triển, đặc

biệt là Hoa Kỳ và Úc sẽ có nhiều thuận lợi khi đưa ra những yêu cầu cao về mở cửa thị trường tài chính - ngân hàng, vô hình chung tạo ra nhiều sức ép đối với các nước đang phát

triển (Chi-lê, Mexico, Malaysia), trong đó có Việt Nam. Một số thách thức chủ yếu có thể kể đến như:

về áp lực cạnh tranh với các nước thành viên TPP: Theo một khảo sát của diễn đàn kinh tế thế giới WEF về năng lực cạnh tranh của các nước thành viên TPP cho thấy Việt Nam đang là quốc gia có năng lực cạnh tranh thấp nhất.

Hoa Kỳ 1 Brunei

Nhật Bản 1 Chile ^9

Canada 1 Mexico lõ

New Zealand ~5 Peru lĩ

Nguồn: Biz.live.vn Về nguyên nhân của vị trí áp chót trong bản xếp hạng năng lực cạnh tranh thì có thể thấy do sự bất ổn của nền kinh tế vĩ mô với mức lạm phát cao, rủi ro tỷ giá, cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ công nghệ kỹ thuật lạc hậu, năng lực đổi mới và sáng tạo trong tư duy, phong cách làm việc còn hạn chế.

Đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, việc dần xóa bỏ các điều kiện thị trường lại trở thành thách thức do hệ thống ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế. về tiếp cận dịch vụ ngân hàng, tuy đã có những tiến bộ nhưng vẫn ở mức thấp. Nếu so sánh với

phố Hồ Chí Minh. Điều này sẽ tăng cơ hội tiếp cận thị phần khách hàng trong nước cho các

ngân hàng quốc tế của các nước, đe dọa thị trường tiềm năng của ngân hàng trong nước. Hơn nữa, hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam còn thấp, đặc biệt một số ngân hàng có năng lực quản lý yếu kém, vi phạm các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp và quản trị rủi ro. Một điểm quan trọng khác là cơ cấu lợi nhuận kém bền vững, với 80% lợi nhuận của hệ thống NHTM Việt Nam là thu nhập từ lãi (cao hơn nhiều so với trung bình các nước trong khu vực Đông Nam Á) và tỷ lệ thu nhập phi lãi trên tổng thu nhập ở mức rất thấp, chỉ trên 15% vào cuối năm 2011 (đứng thứ 4 tính từ thấp đến cao trong 200 nước do World Bank tổng hợp). Thêm vào đó, khuôn khổ quản trị chưa được công khai, minh bạch với báo cáo công bố chủ yếu là báo cáo thường niên và báo cáo tài chính để kiểm toán,

chứ không có báo cáo giao dịch nội bộ, giao dịch với các bên liên quan hoặc liên quan tới công ty con của ngân hàng. Những điểm yếu này của hệ thống ngân hàng có thể cản trở ngành ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh gia nhập TPP. Ngược lại các định chế tài chính đến từ Mỹ, Nhật Bản và Australia với tiềm lực tài chính và khả năng quản trị chuyên nghiệp

sẽ gia tăng sức ép cạnh tranh đối với khối ngân hàng trong nước. Đặc biệt, khi TPP cho phép ngân hàng của các nước trong TPP được cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng xuyên biên giới. Nghĩa là ngân hàng ở Mỹ có thể cung cấp dịch vụ về thẻ, chuyển tiền... cho người dân Việt Nam mà không cần có chi nhánh ngân hàng tại Việt Nam thì thách thức về cạnh tranh dịch vụ lại càng gia tăng mạnh hơn. Chiến lược “bán lẻ” của các ngân hàng nước

ngoài với những thế mạnh về sản phẩm dịch vụ, công nghệ, kỹ năng tiếp cận khách hàng chuyên sâu có thể khiến ngân hàng nội địa mất dần các phân khúc thị trường quan trọng, và là vấn đề mà các ngân hàng Việt Nam cần đặc biệt quan tâm. Thêm nữa, việc mở cửa thị trường sẽ gia tăng sức ép bị thâu tóm và chi phối cũng tăng cao. Viễn cảnh các doanh nghiệm niêm yết trong lĩnh vực sản xuất - thương mại đã từng bị nhà đầu tư nước ngoài chi phối, thao túng có thể lặp lại đối với lĩnh vực Ngân hàng. Và điều này càng có thể xảy ra khi vẫn chưa đưa ra được bài toán giải quyết rõ ràng cho vấn đề sở hữu chéo giữa các ngân hàng Việt Nam.

- Rủi ro từ việc phụ thuộc và vốn ngoại sẽ tăng lên cho nền kinh tế Việt nam: Với tỷ lệ nợ nước ngoài (cả nợ công và nợ tư nhân) ngày một tăng lên của Việt Nam, cộng với tầm

quan trọng của tỷ trọng FDI trên cán cân thanh toán và sự mở cửa hơn nữa của thị trường chứng khoán Việt Nam, chúng ta đang ngày càng phụ thuộc vào vốn ngoại. Trong bối cảnh

đó, khi thị trường tài chính toàn cầu gặp những cú sốc lớn khiến dòng vốn quốc tế biến động mạnh, nền kinh tế Việt Nam sẽ càng dễ tổn thương. Một cú sốc khiến vốn ngoại ngưng

chảy vào hoặc chảy ra sẽ tác động khó lường tới sức ép phá giá ngoại tệ và sự ổn định của hệ thống tài chính. Ngược lại, sự đổ vào nhanh chóng của vốn ngoại sẽ làm tăng bong bóng

bất động sản, tài sản tài chính và đẩy giá VND lên như những gì đã diễn ra trong giai đoạn 2006-2008.

về thể chế, chính sách, khả năng quản trị rủi ro trong ngân hàng: Thể chế dành cho ngành Ngân hàng ở Việt Nam hiện nay vẫn còn bất cập. Cùng với đó là chất lượng của đội ngũ nhân lực quản lý cấp cao, khả năng quản trị rủi ro và định hướng chiến lược phát triển tập trung chưa cao. Mặt khác, gia nhập TPP có thể làm tăng các giao dịch vốn và rủi ro của

hệ thống ngân hàng trong điều kiện cơ chế quản lý chưa thật sự hoàn thiện, nhất là cơ chế thanh tra, giám sát, thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các bộ, ngành liên quan sẽ là một thách thức không nhỏ đối với các NHTM Việt Nam... Đồng thời, vấn đề liên quan đến tự do hóa tài khoản vốn trong đàm phán TPP cũng đưa ra nhiều thách thức liên quan đến nội dung giao dịch xuyên biên giới (mặc dù cũng mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện cho các

doanh nghiệp Việt Nam được tiếp xúc với luồng vốn ngoại của khu vực). Vướng mắc là thị

trường chứng khoán Việt Nam và các thị trường trong khu vực vẫn còn sự khác biệt, không

chỉ đơn thuần là vấn đề kỹ thuật, mà quan trọng nhất là sự kết nối đó phải đảm bảo cho nhà

đầu tư có thể giao dịch tại chỗ thông qua hệ thống thanh toán bù trừ tại các thị trường chứng

khoán khác nhau. Hiện nay, một số quy định của nước ta vẫn là những rào cản cho việc kết

nối này như quy định hạn chế tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp chỉ ở mức 49% (ở các ngân hàng là 30%), chưa tự do hóa tài khoản vốn (liên quan đến việc

+ Chuyển giao công nghệ: Khi nói về vấn đề chuyển giao kỹ thuật thông qua kênh đầu tư trực tiếp nước ngoài dễ dẫn tới nguy cơ là nước tiếp nhận đầu tư sẽ nhận nhiều kỹ thuật không thích hợp. Các công ty nước ngoài thường chuyển giao những công nghệ kỹ thuật lạc hậu và máy móc thiết bị cũ có thể do: Một là, dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cho nên máy móc công nghệ nhanh chóng trở thành lạc hậu. Vì vậy họ thường chuyển giao những máy móc đã lạc hậu cho các nước nhận đầu tư để đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng của sản phẩm của chính nước họ. Hai là, sau một thời gian phát triển giá cả lao động sẽ tăng, kết quả là giá thành sản phẩm cao. Vì vậy họ muốn thay đổi công nghệ bằng những công nghệ có hàm lượng cao để hạ giá thành sản phẩm. Do vậy việc chuyển giao công nghệ lạc hậu sẽ gây thiệt hại cho các nước nhận đầu tư như là: rất khó tính được giá trị thực của những máy móc chuyển giao đó. Do đó nước đầu tư thường bị thiệt hại trong việc tính tỷ lệ góp trong các doanh nghiệp liên doanh và hậu quả là bị thiệt hại trong việc chia lợi nhuận, gây tổn hại môi trường sinh thái, chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất cao và do đó sản phẩm của các nước nhận đầu tư khó có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới. Thực tiễn cho thấy, tình hình chuyển giao công nghệ của các nước công nghiệp sang các nước đang phát triển đang còn là vấn đề gay cấn. Ví dụ theo báo cáo của ngân hàng phát triển Mỹ thì 70% thiệt bị của các nước Mỹ La Tinh nhập khẩu từ các nước tư bản phát triển là công nghệ lạc hậu. Cũng tương tự, các trường hợp chuyển giao công nghệ ASEAN lúc đầu chưa có kinh nghiệm kiểm tra nên đã bị nhiều thiệt thòi. Tuy nhiên, mặt trái này cũng một phần phụ thuộc vào chính sách công nghệ của các nước nhận đầu tư. Chẳng hạn như Mexico có 1800 nhà máy lắp ráp sản xuất của các công ty xuyên gia của Mỹ. Một số nhà máy này được chuyển sang Mexico để tránh

những quy định chặt chẽ về môi thường ở Mỹ và lợi dụng những khe hở của luật môi trường

ở Mehico.

+ Phụ thuộc về kinh tế đối với các nước nhận đầu tư: đầu tư trực tiếp nước ngoài thường đước chủ yếu do các công ty xuyên quốc gia, đã làm nảy sinh nỗi lo rằng các công ty này sẽ tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế nước nhận đầu tư vào vốn, kỹ thuật và mạng lưới tiêu thụ hàng hóa của các công ty xuyên quốc gia. Đầu tư trực tiếp nước ngoài có đóng

công nghệ cho các nước nhận đầu tư. Đồng thời cũng thông qua các công ty xuyên quốc gia là những bên đối tác nước ngoài để chúng ta có thể tiêu thụ hàng hóa vì các công ty này

nắm hầu hết các kênh tiêu thụ hàng hóa từ nước này sang nước khác. Vậy nếu càng dựa nhiều vào đầu tư trực tiếp nước ngoài, thì sự phụ thuộc của nền kinh tế vào các nước công nghiệp phát triển càng lớn. Nhưng vấn đề này có xảy ra hay không còn phụ thuộc vào chính

sách và khả năng tiếp nhận kỹ thuật của từng nước. Nếu nước nào tranh thủ được vốn, kỹ thuật và có ảnh hưởng tích cực ban đầu của đầu tư trực tiếp nước ngoài mà nhanh chóng phát triển công nghệ nội địa, tạo nguồn tích lũy trong nước, đa dạng hóa thị trường tiêu thụ

và tiếp nhận kỹ thuật mới cũng như đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai trong nước thì sẽ được rất nhiều từ ảnh hưởng của các công ty đa quốc gia.

+ Chi phí cho thu hút FDI: để thu hút FDI, các nước đầu tư phải áp dụng một số ưu đãi cho các nhà đầu tư như là giảm thuế hoặc miễn thuế trong một thời gian khá dài cho phần lớn các dự án đầu tư nước ngoài. Hoặc việc giảm tiền cho họ cho việc thuê đất, nhà xưởng và một số các dịch vụ trong nước là rất thấp so với các nhà đầu tư trong nước. Hay trong một số lĩnh vực họ được Nhà nước bảo hộ thuế quan.... Và như vậy đôi khi lợi ích của nhà đầu tư có thể vượt lợi ích mà nước chủ nhà nhận được. Thế mà, các nhà đầu tư còn

tính giá cao hơn mặt bằng quốc tế cho các yếu tố đầu vào. Các nhà đầu tư thường tính giá cao cho các nguyên vật liệu, bán thành phẩm, máy móc thiết bị mà họ nhập vào để thực hiện đầu tư. Việc làm này mang lại nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư chẳng hạn như trốn được thuế, hoặc giấu được một số lợi nhuận thực tế mà họ kiếm được. Từ đó hạn chế cạnh tranh của các nhà đầu tư khác xâm nhập vào thị trường. Ngược lại, điều này lại gây chi phí sản xuất cao ở nước chủ nhà và nước chủ nhà phải mua hàng hóa do các nhà đầu tư nước ngoài sản xuất với giá cao hơn.

+ Những mặt trái khác: các nhà đầu tư không có thể có trường hợp hoạt động tình báo, gây rối an ninh chính trị. Thông qua nhiều thủ đoạn khác nhau theo kiểu “diễn biến hòa bình”. Có thể nói rằng sự tấn công của các thế lực thù địch nhằm phá hoại ổn định về chính trị của nước nhận đầu tư luôn diễn ra dưới mọi hình thức tinh vi và xảo quyệt. Trường

hợp chính phủ Xanvado Agiende ở Chile bị giật dây lật đổ năm 1973 là một ví dụ về sự can

phủ Mỹ can thiệp công việc nội bộ của Chile. Mặt khác, mục đích của các nhà đầu tư là kiếm lời, nên họ chỉ đầu tư vào những nơi có lợi nhất. Vì vậy khi lượng vốn nước ngoài đã làm tăng thêm sự mất cân đối giữa các vùng nông thôn và thành thị. Sự mất cân đối này có thể gây ra mất ổn định về chính trị. Hoặc FDI cũng có thẻ gây ảnh hưởng xấu về mặt xã hội. Những người dân bản xứ làm thuê cho các nhà đầu tư có thể bị mua chuộc, biến chất, thay đổi quan điểm, lối sống và nguy cơ hơn là họ có thể phản bội Tổ Quốc. Các tệ nạn xã hội cũng có thể tăng cường.

2.3. Ket luận, đánh giá chung

Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế đứng thứ 55 trên thế giới với tổng GDP khoảng 186 tỷ USD, đứng thứ 11 về GDP trong 12 nước thành viên. Mức thuế quan trung bình của nước ta là 9.5%, cao nhất trong số các nước thành viên TPP. Mức độ giới hạn trao đổi thương mại trong ngành dịch vụ được Ngân hàng thế giới chấm 41.5 điểm (mức điểm 1 là mức độ thoáng nhất và mức điểm 100 được xem là hoàn toàn ngăn cấm việc trao đổi mậu dịch), quốc gia có sự quản lý lĩnh vực dịch vụ chặt chẽ thứ 2 trong TPP. Quy định bảo vệ sáng chế của Việt Nam nằm ở mức 3.43 điểm (trên thang điểm 5). Vì vậy có thể thấy việc hội nhập sâu rộng vào nên kinh tế thế giới, đặc biệt là việc tham gia ký kết Hiệp định thương

mại tự do TPP, Việt Nam đứng trước vô vàn những cơ hội và thách thức.

2.3.1. Điểm yếu

Một phần của tài liệu Đánh giá cơ hội và thách thức đối với ngành NH khi việt nam gia nhập hiệp định đối tác xuyên thái bình dương TPP khoá luận tốt nghiệp 077 (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w