Những kiến nghị đến cơ quan vĩ mô

Một phần của tài liệu Đánh giá cơ hội và thách thức đối với ngành NH khi việt nam gia nhập hiệp định đối tác xuyên thái bình dương TPP khoá luận tốt nghiệp 077 (Trang 76 - 81)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆP ĐỊNH TPP

3.3. Những kiến nghị đến cơ quan vĩ mô

3.3.1. Đối với Chính phủ, Bộ Cơng Thương và các bộ ngành liên quan:

- Cần thỏa thuận kỹ lưỡng với các nước trong TPP một lộ trình cam kết thực hiện Hiệp

định TPP phù hợp để khi kết thúc lộ trình đó, Việt Nam mới phải thực hiện hồn tồn các cam kết. Cịn trong lộ trình đó, Việt Nam sẽ có các bước điều chỉnh dần dần và phù hợp. Đây chính là một biện pháp để bảo vệ sản xuất trong nước. Tuy nhiên, do thời gian bảo hộ này chỉ có hạn và nếu hết thời gian này Việt Nam vẫn khơng có giải pháp phù hợp thì khả năng cạnh tranh của Việt Nam vẫn sẽ kém. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp ngay từ bây giờ phải có các biện pháp, kế hoạch để phát huy thế mạnh, tập trung vào các sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế hơn. Sau khi thời gian bảo hộ hết, doanh nghiệp có thể đứng vững được và cạnh tranh hiệu quả với các sản phẩm của các nước TPP.

- Thực tế của quá trình hội nhập của Việt Nam trong thời gian qua cho thấy, hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và hội nhập TPP nói riêng vừa tạo ra những cơ hội mới cho Việt Nam trong việc kết nối nền kinh tế với Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước thành viên khác của

TPP. Tuy nhiên, với mức độ cam kết tự do hóa sâu và rộng hơn nhiều so với WTO, những tác động cả tích cực lẫn tiêu cực chắc chắn sẽ rất lớn. Chúng ta đã có bài học từ việc tham gia và thực thi cam kết trong WTO trong thời gian qua như: một số cơ hội đã bị bỏ lỡ, những lợi ích và phí tổn tiềm tàng chưa được nhận rõ. Trong thời gian tới, khi TPP có hiệu lực, Việt Nam sẽ có hội gia tăng dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi, cùng với q trình tự do hóa thương mại sẽ làm gia tăng hơn nữa các lợi ích tiềm tàng của TPP. Như vậy, nếu

không muốn bỏ lỡ cơ hội, khai thác được lợi ích và giảm phí tổn tiềm tàng từ TPP, Chính phủ Việt Nam cần quyết tâm, mạnh dạn đổi mới chính sách quản lý, điều hành, đưa ra được

các bộ tiêu chuẩn, các tiêu chí để vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm được phép lưu thông tại Việt Nam và ngăn chặn các sản phẩm không đủ tiêu chuẩn nhập khẩu vào Việt Nam, tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các chính sách kinh tế vĩ mơ, nhất là giữa chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ để thiết lập môi trường vĩ mô ổn định cũng như chung tay hỗ trợ định hướng tầm nhìn phát triển chiến lược cho ngành Ngân hàng.

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước:

- TPP đặt ra yêu cầu cao về khả năng kiểm soát tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong điều kiện mở cửa thị trường tài chính ngân hàng, bởi tham gia vào sân chơi TPP,

những rủi ro hệ thống của các NHTM Việt Nam rất dễ xảy ra khi thị trường tiền tệ Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn hơn trước những biến động nhanh nhạy của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ và Nhật Bản. Chính vì vậy, để tránh được rủi ro này, công tác thanh tra, giám sát vĩ mô và giám sát từ xa của Ngân hàng Nhà nước phải dựa trên tiêu chuẩn thanh tra, giám sát quốc tế.

- Đẩy nhanh tiến độ cải cách doanh nghiệp, nhất là khu vực doanh nghiệp Nhà nước theo hướng cổ phần hóa, góp phần giảm gánh nặng đối với Ngân sách Nhà nước. Đồng thời, nhanh chóng xây dựng và hồn thiện các Luật thuế nhằm củng cố nguồn thu ngân sách

trong khi nguồn thu thuế bị giảm mạnh trong quá trình thực hiện các cam kết về mở cửa thị

trường dịch vụ.

- về ảnh hưởng từ mặt trái của nguồn vốn FDI, chúng ta cần lưu ý rằng không nên quá hy vọng vào FDI và cần phải có những chính sách, những biện pháp kiểm sốt hữu hiệu để phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của FDI. Cần thu hút và sử dụng có lựa chọn nguồn FDI hơn là chạy theo số lượng, cần tính đến hiệu quả kinh tế và sự phát triển bền vững cũng như đảm bảo về môi trường. Hướng FDI vào các ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao, các ngành cơng nghệ cao, ít tiêu tốn năng lượng, không làm cạn kiệt các nguồn tài ngun thiên nhiên. Cần có giải pháp khuyến khích và thu hút FDI vào các địa phương trong cả nước, trong đó chú trọng tìm ra các thế mạnh, lợi thế so sánh của từng địa phương để hướng FDI vào các địa phương và cũng giúp giảm sức ép quá tải về hạ tầng

cho các đơ thị. Bên cạnh đó, cũng cần có định hướng về quy hoạch phát triển các doanh nghiệp Việt Nam theo lĩnh vực và theo nhóm ngành liên kết với khu vực FDI dựa trên thế mạnh và lợi thế so sánh của từng khu vực và từng địa phương để thu hút và sử dụng có hiệu

quả vốn FDI lâu dài.

- Một biện pháp rất quan trọng chính là làm tốt cơng tác tun truyền để người dân, cộng động doanh nghiệp nắm bắt thật kỹ càng các nội dung của TPP, qua đó nhận biết được

các cơ hội lợi thế cần khai thác triệt để cũng như các thách thức để có biện pháp ứng phó phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Ket luận chương 3

Trong chương 3 chúng ta đã đưa ra một số định hướng phát triển cho ngành trong tương lại, từ đó đưa ra được một số giải pháp cho cơ quan quản lý vĩ mô và các nhà quản trị, hoạch

định chiến lược của các ngân hàng nhằm góp phần phát huy tối đa những điểm mạnh để tận

dụng cơ hội cũng như khắc phục những hạn chế còn tồn tại nhằm vượt qua các thách thức mà TPP mang lại.

KẾT LUẬN

TPP là một cột mốc quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Sự tham gia của Việt Nam vào hiệp định được thúc đẩy bởi nhiều cân nhắc về kinh tế, chính

trị và chiến lược. về mặt kinh tế nói chung, hiệp định này được kỳ vọng là sẽ giúp các quốc

gia thành viên đạt được tốc độ tăng trưởng GDP lớn hơn, mở rộng xuất khẩu và thu hút được nhiều luồng đầu tư từ nước ngồi nhiều hơn. về mặt tài chính - ngân hàng nói riêng, TPP cũng giúp các ngân hàng thương mại Việt Nam được hội nhập và trước sức ép cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ đến từ các thị trường tài chính đã phát triển sẽ giúp lĩnh vực tài chính - ngân hàng thay đổi về cơ chế quản trị, về việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ phù hợp hơn với yêu cầu thị trường, gia tăng sự sáp nhập, liên doanh liên kết giữa các ngân

hàng tạo thành một khối ngành vững mạnh, vươn mình đến những thị trường cao hơn. Về mặt chiến lược, TPP tái khẳng định hội nhập kinh tế quốc tế là một trụ cột quan trọng trong chính sách đối ngoại và chiến lược của Việt Nam. Hiệp định này sẽ giúp việt Nam tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ và các cường quốc kinh tế thế giới khác, giảm bớt sự phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, tác động của TPP vào

sự chuyển dịch cán cân chiến lược của Việt Nam giữa hai cường quốc sẽ không thể ngay lập tức thay đổi mà sẽ mất nhiều năm trước khi TPP có thể giúp việt Nam trở nên ít phụ thuộc vào Trung Quốc và tăng cường sự tin cậy lẫn nhau giữa Việt Nam - Hoa Kỳ. Trước mắt, hiệp định này sẽ đóng vai trị tạo thuận lợi hơn và động lực chính cho mối quan hệ Việt - Mỹ sắp tới.

Bên cạnh đó, Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế kém phát triển nhất trong số các nước

thành viên, việc này đồng nghĩa với những thách thức cho Việt Nam là tương đối lớn. Chính

phủ cũng như các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp cần phối hợp với nhau chặt chẽ để cùng vượt qua những thử thách này, cải thiện khả năng cạnh tranh và tối đa hóa những tiềm

năng mà hiệp định mang lại.

Tóm lại, TPP có thể sẽ tạo ra một số tác động tích cực với Việt Nam nhưng điều này khơng nên được phóng đại q mức, cơ hội nên được đánh giá cùng với thách thức. Câu hỏi quan trọng cho Việt Nam là liệu có thể tiến hành một cách kịp thời và có hiệu quả các cải cảnh cả về nền kinh tế vĩ mơ, thể chế chính trị để đáp ứng những thách thức và tận

cơ hội mà hiệp định đem lại hay không. Dù thế nào đi nữa, TPP vẫn được coi là một trường hợp “ lạc quan thận trọng đối với Việt Nam”.

Đề tài cơ hội và thách thức đối với ngành ngân hàng khi Việt Nam gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP là một đề tài vĩ mô mới, phức tạp, vì vậy, với những giới hạn về kiến thức cũng như thời gian mà trong quá trình tìm hiểu khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự quan tâm, đánh giá, góp ý của thầy cơ giáo để hoàn thiện, nâng cao chất lượng bài luận.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1. NCKH - Học viện Tài chính. PGS, TS Nguyễn Tiến Thuận và Ths. Phí Thị Thu Hương. 2. TS. Đào Lê Kiều Oanh - Trường Đại học Ngân hàng Thành Phố Hồ Chí Minh, báo Phát

triển và hội nhập số 17 tháng 7-8/2014

3. PGS. TS Hà Văn Hội - Tạp chí ngân hàng số 3+4/2016 - Tham gia TPP: Cơ hội và thách

thức đối với lĩnh vực tài chính - ngân hàng Việt Nam.

4. Lê Hồng Hiệp - The TPP’s impact on Vietnam: A Preliminary Assessment ISEAS

Perspective, Số 63 phát hành ngày 4/11/2015.

5. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi - Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực - Vietinbank.

6. TS. Nguyễn Thị Kim Thanh - Định hướng phát triển ngành ngân hàng đến năm 2020.

7. Slide bài giảng Quản trị kinh doanh - Học viện Ngân hàng

8. Thư viện pháp luật - Toàn văn Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương 9. Trang tin điện tử lăng Chủ tịch Hồ Chính Minh

10. Tin tức quốc tế, trang tin điện tử Vnexpress, Cafef, Vneconomy 11. Trang tin báo điện tử Người đồng hành www.ndh.vn

12. Thời báo ngân hàng 13. www.ezlawblog.com

14. Báo điện tử Chính phủ nước Cộng Hịa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam 15. Thư viện học liệu mở Việt Nam VOER www.voer.edu.vn

Một phần của tài liệu Đánh giá cơ hội và thách thức đối với ngành NH khi việt nam gia nhập hiệp định đối tác xuyên thái bình dương TPP khoá luận tốt nghiệp 077 (Trang 76 - 81)