Sự khác biệt giữa TPP và các FTA khác

Một phần của tài liệu Đánh giá cơ hội và thách thức đối với ngành NH khi việt nam gia nhập hiệp định đối tác xuyên thái bình dương TPP khoá luận tốt nghiệp 077 (Trang 31 - 33)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆP ĐỊNH TPP

1.2.4.Sự khác biệt giữa TPP và các FTA khác

1.2. Nội dung chính và một số điều cần lư uý của hiệp định

1.2.4.Sự khác biệt giữa TPP và các FTA khác

Tính đến cuối năm 2015, Việt Nam đã tham gia 8 hiệp định khu vực thương mại tự do (FTA), trong đó có 6 FTA khu vực (Hiệp định thương mại tự do ASEAN - AFTA, ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Hàn Quốc, ASEAN - Nhật Bản, ASEAN - Úc - New Zealand, ASEAN - Ản Độ) và 2 FTA song phương ( Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - Nhật Bản và FTA Việt Nam - Chile) với phạm vi và mức độ tự do hóa khác nhau. Theo thống kê, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và các đối tác FTA đều tăng cao sau khi có FTA. Chẳng hạn, kim ngạch thương mại Việt Nam - Hàn Quốc trước khi có FTA tăng bình qn 14,9%/năm Sau khi FTA ASEAN - Hàn Quốc có hiệu lực, kim ngạch hai chiều đã tăng bình quân 29,1%/năm trong giai đoạn 2007- 2012. Những đóng góp tích cực của việc tham gia các FTA đối với nền kinh tế trong nước đã thúc đẩy việc đàm phán ký kết các hiệp

định thương mại tự do giữa Việt Nam với các đối tác quốc tế. Với TPP lần này, nó cũng là một hiệp định thương mại tự do nhưng có nhiều điểm khác biệt cả trong nội dung lẫn cách thức mà Việt Nam tham gia đàm phán.

Trước kia khi đàm phán WTO, Việt Nam chỉ phải đàm phán 2 lĩnh vực là mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ, cùng với đàm phán đa phương, thì nay sang TPP, Việt Nam phải đàm phán tới 30 chương, trong đó có những lĩnh vực về phi thương mại lần đầu tiên

như mua sắm chính phủ, cơng đồn, lao động, doanh nghiệp Nhà nước. Với phạm vi đa biên như vậy, các cam kết trong TPP sâu hơn và tồn diện hơn, do đó, tác động và ảnh hưởng của TPP là rất lớn.

Trong thương mại, với Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ ký năm 2000, Việt Nam phải cắt giảm thuế quan cho khoảng 250 sản phẩm, đưa thuế suất về trung bình về 15-20% với lộ trình thực hiện trong 3 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực. Hay với Hiệp

định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), lộ trình giảm thuế của Việt Nam kéo dài suốt

từ năm 1999 đến 2018, trong đó vẫn cịn giữ lại một số mặt hàng nơng nghiệp nhạy cảm như gia cầm sống, trứng gà, xăng dầu...thì với Hiệp định TPP yêu cầu phải mở cửa hoàn toàn thị trường trong lộ trình rất ngắn, tức là mức thuế gần như về 0%, chỉ trừ một số rất ít mặt hàng cực kì nhạy cảm sẽ qua cơ chế song phương. Đây được đánh giá là một phạm vi toàn diện hơn và cũng là thách thức đối với các quốc gia tham gia vào hiệp định.

Đàm phán TPP được thực hiện theo phương thức tiếp cận "chọn - bỏ", khác với phương

thức "chọn - cho" của WTO. Điều này có nghĩa TPP chỉ cho phép các nước bảo lưu một số lượng hạn chế các ngành, phân ngành và phải giải trình với lý do hợp lý để được bảo lưu. Nếu khơng giải trình được lý do nhạy cảm đó, thì phải tn thủ đúng những nguyên tắc TPP, tức là phải mở cửa. Còn với khi đàm phán WTO, Việt Nam được chọn mở ngành nào sẽ mở ngành đó. Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, việc Việt Nam tham gia đàm phán dịch vụ tài chính với cách tiếp cận mới này được cho là một thách

thức lớn, vì phải đảm bảo khơng bị thiếu sót dẫn đến việc mở cửa thị trường vượt quá khả năng quản lý, cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước.

Chương lao động cũng hồn tồn mới khơng chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với nhiều

đối tác trong đàm phán TPP, hầu như chưa từng xuất hiện trong các đàm phán thương mại trước đây (bao gồm cả WTO và các FTA thế hệ trước). Trung tâm WTO đánh giá đàm phán

về lao động chủ yếu tập trung xung quanh các cam kết liên quan tới các quyền lao động cơ bản. Đây không phải là những nội dung mới bởi hầu hết đã có trong các Cơng ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), nhưng lại đặt ra thách thức lớn cho hầu hết các nước vì nhiều

quan của ILO ( Việt Nam là thành viên của tổ chức này giai đoạn 1950 - 1976, 1980 - 1985

và 1992 đến nay).

Khác với WTO trước đây, Việt Nam tham gia với tư cách nước “đến sau” nên chỉ có các đàm phán “một chiều”, theo cách muốn gia nhập thì phải đưa ra các cam kết của mình. Với TPP hiện nay, do các quốc gia khởi xướng chưa xây dựng các cam kết cụ thể về từng lĩnh vực mở cửa mà chỉ có các cam kết nền nên cơ hội đàm phán của Việt Nam hay các quốc gia khác là bình đẳng, trên tinh thần cùng xây dựng. Nhờ vậy, dù là quốc gia đang phát triển, nhưng cơ hội xây dựng và loại trừ tiêu chuẩn cho TPP của Việt Nam là hiện thực.

Mặt khác, TPP sẽ tạo điều kiện cho ta cân bằng lại quan hệ thương mại với các khu vực

thị trường trọng điểm, tránh phụ thuộc quá mức vào một khu vực thị trường nhất định. Bên

cạnh đó, quan hệ thương mại tự do với các thị trường lớn như Mỹ, Canada và việc Nhật Bản xóa bỏ thuế nhập khẩu cho hàng nông sản trong TPP sẽ là cú huých thực sự cho xuất khẩu của Việt Nam.

Hơn nữa, với các cam kết sâu và rộng hơn WTO, TPP sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam phân bổ lại nguồn lực theo hướng hiệu quả hơn, từ đó hỗ trợ tích cực cho q trình tái cơ cấu và đổi mới mơ hình tăng trưởng.

Cuối cùng, do TPP hướng tới mơi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch hóa quy trình xây dựng chính sách và khuyến khích sự tham gia của cơng chúng vào q trình này nên sẽ có tác dụng rất tốt để hồn thiện thể chế kinh tế cũng như tăng cường cải cách hành chính.

Một phần của tài liệu Đánh giá cơ hội và thách thức đối với ngành NH khi việt nam gia nhập hiệp định đối tác xuyên thái bình dương TPP khoá luận tốt nghiệp 077 (Trang 31 - 33)