Tình hình nghiên cứu sản xuất giống một số loài cá da trơ nở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và ương nuôi giống cá trê đồng (clarias fuscus; lacepède, 1803) trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 26 - 30)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Tình hình nghiên cứu sản xuất giống một số loài cá da trơ nở Việt Nam

VIỆT NAM

2.3.1. Cá Lăng chấm (Hemibagrus guttatus Lacepède, 1803)

Cá lăng chấm (Hemibagrus guttatus Lacepède, 1803) là tên gọi của một loài cá giống cá Lăng (Hemibagrus) của họ cá Lăng (Bagridea), bộ cá da trơn (Siluriformes). Cá lăng là một trong những loài cá nước ngọt có kích thước lớn nhất, trong tự nhiên đã bắt được những con từ 40-50 kg (Mai Đình Yên, 1987).

Theo Nguyễn Đức Tuân (2006), cá Lăng chấm bố mẹ có khả năng thành thục tốt trong điều kiện nuôi ao, hệ số thành thục và sức sinh sản cao hơn so với cá thành thục trong tự nhiên. Công thức nuôi vỗ cá bố mẹ đạt hiệu quả cao nhất là trong điều kiện ao có phun mưa nhân tạo, tạo dòng chảy trong ao từ tháng 12 đến khi kết thúc vụ đẻ và sử dụng thức ăn tươi sống trong giai đoạn nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ, tỷ lệ cá cái thành thục đạt 91,67%, tỷ lệ cá đực thành thục đạt 84,00%. Tỷ lệ cá cái rụng trứng đạt 93,33%, tỷ lệ thụ tinh trung bình 76,01%, tỷ lệ nở trung bình 58,19%, sức sinh sản thực tế đạt 4.432 trứng/kg cá cái. Hỗn hợp kích dục tố phù hợp nhất để kích thích cá bố mẹ rụng trứng và tiết tinh là LRH-A + Dom với liều lượng 15-20µg LRH-A + 6mg Dom. Động vật phù du và trùng chỉ là loại thức ăn phù hợp nhất để ương nuôi cá bột đến 15 ngày tuổi với mật độ ương nuôi phù hợp 4.000-6.000 con/m3. Sau 15 ngày ương cá đạt chiều dài trung bình 1,99-2,03 cm, trọng lượng trung bình 0,058 -0,062g, tỷ lệ sống 84,92 – 87,32%. Có thể ương cá hương từ 15 đến 30 ngày tuổi bằng trùng chỉ, thịt cá và thức ăn tổng hợp với mật độ ương nuôi thích hợp 100-1300 con/m2, tỷ lệ sống đạt 90%.

2.3.2. Cá Chiên(Bagarius rutilus Kottelat, 2000)

Loài cá chiên (Bagarius rutilus Ng & Kottelat,2000) thuộc giống cá chiên (Bagarius) là một loài cá da trơn thuộc phân họ Sisorinae, họ Sisoridae, bộ

Siluriformes, lớp Actinopterrygii. Giống cá chiên gồm 5 loài, trong đó có 4 loài còn tồn tại tới ngày nay là B. Bagarius, B.suchus, B. Yarelli và một loài bị tuyệt chủng là B.gigas (Mai Đình Yên, 1987).

Tỷ lệ cá chiên nuôi thành thục là 80,3% (nuôi trong lồng) và 77,4% (nuôi trong bể). Sử dụng LRH-A là tốt nhất khi kích thích sinh sản cá chiên với tỷ lệ đẻ đạt 72,5%. Thụ tinh bằng phương pháp bán ướt cho kết quả cao nhất với tỷ lệ thụ tinh đạt 59,7%, tỷ lệ nở đạt 63,4%, tỷ lệ dị hình 8,67% (Nguyễn Văn Bình, 2004).

Từ năm 2013-2015, nhóm nghiên cứu trường Đại học Vinh đã thành công trong việc hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá chiên (Bagarius rutilus). Kết quả cho thấy: cá cái sử dụng thức ăn có bổ sung giun quế (5-10%) có sức sinh sản tương đối tốt. Thời điểm thích hợp tiêm kích dục tố cho cá đực là trước thời điểm ước đoán tiêm liều quyết định của cá cái 90 phút. Trứng cá chiên được thụ tinh khô tỷ lệ nở đạt 48,65%, cao hơn so với trứng thụ tinh bán ướt (12,84%). Sử dụng hình thức ấp trứng có sục khí trong thùng xốp để ấp trứng cá chiên. Giai đoạn ương cá bột lên cá hương tốc độ tăng trưởng về chiều dài và khối lượng ở mật độ 4 con/lít (14,3 mm/con; 0,1g/con) cao hơn ở mật độ 6 con/lít và 8 con/lít. Ở giai đoạn ương từ cá hương lên cá giống sử dụng thức ăn là giun quế tốt hơn thức ăn hỗn hợp (tự chế) và thức ăn là cá tạp.

Về nghiên cứu ương từ cá bột lên cá hương: Nguyễn Anh Hiếu & cs. (2008), qua nghiên cứu phương pháp ương cá bột lên cá hương và sử dụng 2 hình thức ương và các công thức về mật độ, công thức thức ăn, kỹ thuật ương nuôi từ cá bột lên cá hương chia làm 2 giai đoạn.

+ Giai đoạn 1: ương từ 2-5 ngày tuổi, ương trong bể có nước chảy nhẹ mật độ ương 1.000 con/m2 sử dụng các công thức thức ăn khác nhau, kết quả ương nuôi bằng lòng đỏ trứng gà cho tỷ lệ sống cao nhất 69,5%.

+ Giai đoạn 2: Giai đoạn 6-30 ngày tuổi, ương trong bể xi măng và giai trong ao, sử dụng 3 công thức thức ăn, mật độ ương 1.000 con/m2. Kết quả tỷ lệ sống cao nhất (89,5%) khi ương trong bể có nước chảy nhẹ và sử dụng công thức thức ăn gồm: 50% động vật phù du + 50% ấu trùng muỗi lắc Chironomus, kết quả ương nuôi trong giai đạt tỷ lệ thấp hơn, trung bình 52,8%. Khi ương cá Chiên từ cá bột lên cá hương với 3 mật độ, kết quả cao nhất ở mật độ 3.000 con/m2 tỷ lệ sống đạt 69%.

2.3.3. Cá ngạnh (Cranoglanis bouderius Richardson, 1846)

Cá ngạnh (Cranoglanis bouderius Richardson, 1846) là tên gọi một loài cá trong giống cá ngạnh (Cranoglanis), họ cá ngạnh (Cranoglanididea), bộ cá nheo (Siluriformes) (Mai Đình Yên, 1987).

Theo Nguyễn Đình Vinh (2017), đã nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật sản xuất giống cá ngạnh:

+ Nuôi vỗ thành thục cá ngạnh bố mẹ sử dụng 100% thức ăn cám công nghiệp có hàm lượng Protein 40% cho hiệu quả cao nhất cá cái thành thục 100%, cá đực thành thục 95,76%.

+ Sử dụng kích dục tố LRH-A + Dom với liều lượng (30µg LRH-A + 9 mg Dom)/kg cá cái hoặc sử dụng HCG với liều lượng 2.500 UI HCG/kg cá cái để kích thích sinh sản nhân tạo cá ngạnh cho kết quả tốt nhất: tỷ lệ thụ tinh 46,7- 58%, tỷ lệ nở 18-23%. Trứng cá ngạnh thụ tinh bằng phương pháp thụ tinh khô cho tỷ lệ thụ tinh cao nhất 50,34%. Ấp trứng bằng thùng xốp có sục khí cho tỷ lệ nở cao nhất 22,51%. Ở nhiệt độ 24-300 C sau 26-27 giờ cá bột sẽ nở.

+ Ương cá bột: cá bột mới nở được đưa vào ương trong bể composite hoặc trong giai đặt tại ao, mật độ ương 500 con/m3. Thức ăn cho cá ở tuần đầu tiên là trứng nước (Moina), bổ sung lòng đỏ trứng gà, lượng thức ăn phụ thuộc vào thức ăn của cá (200g Moina + 4 trứng/10.000 con/ngày). Từ ngày thứ 5 cho ăn kèm Giun quế (0,5kg/10.000 con cá/ngày), từ ngày thứ 10 tập cho cá chuyển sang ăn cs tạp xay nhuyễn. Cho cá ăn 2 lần/ngày, buổi sáng cho cá ăn lúc 5-6 giờ và buổi chiều cho ăn 17-18 giờ. Thời gian ương cá bột lên cá hương 25-30 ngày. Tỷ lệ sống của cá bột từ 69 – 84%.

2.3.4. Cá trê vàng lai

Cá trê vàng lai là kết quả lai tạo giữa cá trê vàng cái (Clarias

macrocephalus) và cá trê phi đực (Clarias gariepinus). Khi nghiên cứu nuôi vỗ

cá bố mẹ trong ao tác giả Hồ Châu Phương Quang (2009) đã cho được kết quả thành thục cá trê cá là 79,8%, cá trê đực 54,9% và nghiên cứu sinh sản nhân tạo cho được kết quả:

+ Khi sử dụng kích dục tố HCG với các liều lượng khác nhau thì liều lượng 4.000 UI HCG/kg cá cái cho kết quả sinh sản tốt nhất với tỷ lệ đẻ là 96,9%, thời gian hiệu ứng thuốc là 13 giờ 30 phút, TLTT là 84,3%, TLN 83,2%.

+ Khi sử dụng kích dục tố LRH-A với các liều lượng khác nhau thì liều lượng 100 µg LRH-A + 9 mg Dom/kg cá cái cho kết quả sinh sản tốt nhất với tỷ lệ đẻ 98,2%, thời gian hiệu ứng thuốc là 12 giờ 55 phút, TLTT 84,8%, TLN 85%. + Khi ương cá bột lên cá hương 30 ngày tuổi ở trong ao với mật độ 400 con/m2 đạt kích cỡ chiều dài 9,15cm, khối lượng 5,14 g, tỷ lệ sống từ 21,8-24,4%.

2.3.5. Cá Nheo Mỹ (Ictalurus punctatus Rafinesque, 1818)

Cá nheo mỹ Ictalurus punctatus (Rafinesque, 1818) là loài thuộc giống Ictalurus, Họ Ictaluridae, Bộ cá Nheo Siluriformes. Theo tác giả Nguyễn Ngọc Sơn (2019) khi nghiên cứu về sinh sản cá nheo mỹ Ictalurus punctatus

(Rafinesque, 1818) tại tỉnh Phú Thọ cho được kết quả:

+ Sử dụng thức ăn công nghiệp viên nổi có hàm lượng protein 35% của hãng cám Cargill để nuôi vỗ cá nheo mỹ đạt kết quả tốt: tỷ lệ cá cái thành thục đạt 93,33%, hệ số thành thục 11,84%; việc lựa chọn thức ăn công nghiệp viên nổi với hàm lượng độ đạm cao (35% Protein) để nuôi vỗ đàn cá bố mẹ có thể tiết kiệm nhân công nuôi vỗ, đảm bảo an toàn dịch bệnh cho hiệu quả cao hơn so với việc sử dụng nguồn thức ăn là cá tạp tận dụng tại chỗ đối với các cơ sở.

+ Kích thích sinh sản cá nheo mỹ cho hiệu quả cao nhất khi sử dụng kích dục tố với liều lượng 150 g LRH-A + 5mg DOM/kg cá cái, cá cái hiệu ứng với kích dục tố và rụng trứng sau khi tiêm liều quyết định 24-27 giờ. Các chỉ tiêu đạt được: Tỷ lệ cá đẻ đạt 84,13%; Tỷ lệ thụ tinh đạt 92,6%; Tỷ lệ nở đạt 74,39%; Tỷ lệ dị hình 3,10%.

2.3.6. Cá chạch sông Mastacembelus Armatus (Lacépède, 1800)

Cá chạch sông Mastacembelus Armatus ((Lacépède, 1800) là loài thuộc giống Mastacembelus, Họ Mastacembelidae, Bộ Synbranchiformes. Theo tác giả Cao Văn & cs. (2014) trường Đại học Hùng Vương khi Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất giống và thử nghiệm nuôi thương phẩm cá chạch sông

Ictalurus punctatus (Rafinesque, 1818) tại tỉnh Phú Thọ:

Thức ăn để nuôi vỗ cá bố mẹ là cám công nghiệp (3% trọng lượng thân) và giun quế (2% trong lượng thân), kích dục tố được sử dụng cho cá cái là 2mg Dom + 10µg LRHA + 400 IU HCG/kg cá cái, liều dùng cho cá đực bằng 1/3 liều tiên cho cá cái. Cá cái được tiêm 2 lần (liều tiêm sơ bộ và lần tiên quyết định cách nhau 12 giờ). Kết quả cho tỷ lệ đẻ đạt trên 60%, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở trên 70%, tỷ lệ sống ương cá bột lên cá giống đạt trên 80%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và ương nuôi giống cá trê đồng (clarias fuscus; lacepède, 1803) trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)