Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.1. Kết quả nghiên cứu sinh sản nhân tạo
4.1.2. Sự thành thục của cá bố mẹ
Sau 4 tháng nuôi vỗ cá bố mẹ tiến hành kiểm tra độ thành thục của cá bố mẹ. Những con cá thành thục tốt tiến hành cắt vây để dễ nhận biết; Kết quả kiểm tra độ thành thục của cá được thể hiện ở Bảng 4.2.
Bảng 4.2. Tỷ lệ thành thục cá trê đồng bố mẹ trong quá trình nuôi vỗ
Tháng
Cá cái Cá đực
Số lượng cá đưa vào nuôi
vỗ (con)
Số lượng cá thành thục
(con)
Số lượng cá đưa vào nuôi
vỗ (con) Số lượng cá thành thục (con) 2/2020 500 160 250 90 3/2020 280 147 Tổng 500 440/500 = 88% 250 237/250 = 94,8%
Qua Bảng 4.2 có thể nhận thấy tỷ lệ thành thục của cá trê cái là 88,00% đối với cá trê đực 94,8%. Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Bùi Phú Thịnh & cs. (2017) Chi cục thủy sản Phú Thọ khi nuôi vỗ cá trê đồng trong bể xi măng với tỷ lệ thành thục của cá cái là 60%, cá đực là 70%; Kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Nam Thuận & cs. (2004) khi nuôi vỗ cá trê đen trong ao đất tỷ lệ thành thục của cá cái là 86,6% cá đực là 80%. Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Hồ Châu Phương Quang (2009) khi nghiên cứu sản xuất giống cá trê vàng lai (Clarias macrocrphalus x C.
gariepinus) cho tỷ lệ thành thục là đối với cá trê vàng 79,8%, cá đực là 54,9%.
Tỷ lệ thành thục của cá trê đồng thấp hơn tỷ lệ thành thục ở cá lăng chấm cá cái đẹt 91,67% (Nguyễn Đức Tuân, 2006), cá ngạnh đối với cá cái là 100%, cá đực là 95,76% (Nguyễn Đình Vinh, 2017), cá nheo mỹ cái đạt 93,33% (Nguyễn Ngọc Sơn, 2019); cao hơn đối tượng cá chiên đối với nuôi tại lồng đạt 80,3%, nuôi trong bể đạt 77,4% (Nguyễn Văn Bình, 2004).
Cá trê đồng cái Cá trê đồng đực