Sự phát triển của phôi của trứng cá trê đồng ở nhiệt độ 25-27 oC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và ương nuôi giống cá trê đồng (clarias fuscus; lacepède, 1803) trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 53 - 59)

Thời gian (giờ)

Giai đoạn

phát triển Đặc điểm của phôi Hình ảnh

0,0 Thụ tinh nhân tạo

Sau khi thụ tinh nhân tạo khoảng 30 phút, trứng có màng trương nước, đĩa phôi hình thành rõ và sau đó tiến hành phân cắt.

1h30 phân cắt tế Giai đoạn

bào

Sự phân cắt lần 1 chia đĩa phôi thành 2 tế bào, sau đó phôi lần lượt phân cắt thành 4,8,16,32,64,128 tế bào. Thời gian phân cắt xong hết 4h30 phút.

7h,00 Phôi dâu

Có sự phân chia các tế bào thành các tế bào khác nhau xếp khít nhau quan sát trên kính hiển vi có sự phân cắt dọc, phân cắt ngang các tế bào chồng chất ở phía trên noãn hoàng giống hình quả dâu.

7h,40 Phôi nang cao

Đĩa phôi phân chia không ngừng xếp thành từng lớp tế bào, trên đĩa phôi là một khối đặc có dạng bán cầu đó là thời kỹ phôi nang cao.

11h20 Phôi nang thấp

Đĩa phôi phát triển thành một khối đặc phủ lên một phần khối noãn hoàng.

12h45 Phôi vị

Đĩa phôi phát triển dần dần che phủ khối noãn hoàng. Tại thời điểm đầu phôi vị, đĩa phôi che phủ khoảng 30% noãn hoàng 17h20 Giai đoạn phân đốt và hình thành các cơ quan

Các đốt cơ xuất hiện, đĩa phôi bao phủ từ 50-80% noãn hoàng, dây đốt sống và tủy sống xuất hiện

21h10 xuất hiện Bọc mắt

Xuất hiện hai bọc mắt lồi ra, hình thành rõ dần, đuôi tách dần khỏi khối noãn hoàng.

25h15 Phôi bắt đầu cựa Đuôi đã tách khỏi khối noãn hoàng và bắt đầu cử động nhẹ.

31h,20 Cá nở

Toàn thân cử động mạnh và chuyển động quay tròn quanh lớp màng trứng và phá vỡ màng trứng để chui ra ngoài.

Qua Bảng 4.5 cho thấy quá trình phát triển phôi của cá trê đồng đều trải qua các quy luật như các loài cá xương và động vật có xương sống (Lưu Thị Dung & Phạm Quốc Hùng, 2005). Cá trê đồng có thời gian phát triển phôi ngắn hơn rất nhiều so với các loài cá khác như chép thời gian từ 48 - 72 giờ tùy theo nhiệt độ (Nguyễn Bích Ngọc Đan Thanh, 2011). Tuy nhiên thời gian phát triển phôi của cá trê đồng ở miền Bắc lâu hơn cá trê vàng ở miền Nam nhiệt độ nước từ 28- 30oC thời gian phát triển phôi là 26 giờ 05 phút (Trần Quang Nhị, 2009), cá trê trắng ở miền Nam ở nhiệt độ 27 - 30oC thời gian phát triển phôi là từ 22 - 26 giờ (Nguyễn Văn Kiểm & cs., 2006).

Xác định tỷ lệ thụ tinh Theo dõi sự phát triển phôi của trứng cá

Hình 4.7. Xác định tỷ lệ thụ tinh và theo dõi sự phát triển phôi trứng cá trê đồng cá trê đồng

Bột cá trê mới nở Bột cá trê sau 4 ngày nở

Hình 4.8. Cá trê đồng bột mới nở và cá trê động bột sau 4 ngày nở

Qua kết quả các thí nghiệm kích thích sinh sản cá trê đồng chúng tôi nghiệm thức tiêm kích dục tố kết hợp (2.000 IU HCG + 50 µg LRHA + 5mg Dom)/kg cá cái trong đó kích dục tố HCG sử dụng tiêm liều sơ bộ và kích dục tố LRH-A + Dom sử dụng tiêm liều quyết định cho các đợt sinh sản tiếp theo do: Với giá kích dục tố HCG hiện nay là 80.000đ/lọ (10.000 IU/lọ); Kích dục tố LRH-A là 5.000đ/lọ (200µg/lọ); Dom là 2.000đ/viên (10mg/viên); Vì vậy khi dùng liều tiêm đơn kích dục tố HCG thì chi phí sử dụng kích dục tố là 32.000 đ/kg cá cái; Khi sử dùng kết hợp HCG + LRH-A + Dom thì chi phí sử dụng kích dục tố là 18.250 đ/kg cá cái. Do vậy khi dùng kết hợp 2 loại kích dục tố chi phí chỉ bằng 57,03% so với dùng đơn kích dục tố HCG. Số lượng cá trê đồng cái còn lại sau thực hiện các nghiệm thức trên là 125 con với khối lượng 42kg; Cá trê đồng đực là 63con với khối lượng 20,5kg; Được chúng tôi sử dụng kích dục tố (2.000 IU HCG + 50 µg LRHA + 5mg Dom)/kg cá cái. Kết quả cá cái rụng trứng là 113/125 con chiếm 90,4%; Số cá bột sau 4 ngày nở là 280.000 con; Năng suất cá bột 7.642 con/kg cá cái.

4.2. KẾT QUẢ ƯƠNG NUÔI CÁ TRÊ BỘT LÊN CÁ HƯƠNG 30 NGÀY TUỔI TRONG GIAI TRONG GIAI

4.2.1. Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường

Do các lô thí nghiệm được đặt ở cùng một địa điểm nên các yếu tố môi trường trong quá trình ương cơ bản là giống nhau, chúng tôi chỉ tiến hành đo các yếu tố môi trường chung không đo riêng rẽ từng lô thí nghiệm. Kết quả theo dõi

các yếu tố môi trường trong quá trình ương nuôi cá trên bột lên cá trê giống 30 ngày tuổi được thể hiện ở Bảng 4.6

Bảng 4.6. Các yếu tố môi trường trong quá trình ương cá trê đồng bột trong giai

To(oC) pH DO(mg/l) NH3(mg/l)

Thấp nhất 25,5 6,7 3,6 KPH

Cao nhất 29,5 7,8 4,5 0,02

Trung bình 26,87 ± 2,08 6,7 - 7,8 4,09 ± 0,26 0,012 ± 0,001

Theo kết quả nghiên cứu của Lê Thị Nam Thuận & cs. (2004) tại tỉnh Thừa Thiên – Huế về giới hạn các yếu tố môi trường phù hợp trong ương nuôi giống cá trê đồng: nhiệt độ thích hợp từ 26- 320C; DO = 3,5-5,6 mg O2/l; pH = 6,0 -8,5; NH3 < 0,03 mg/l. Như vậy yếu tố môi trường tương đối thuận lợi để ương nuôi cá trê đồng.

4.2.2. Kết quả theo dõi tốc độ sinh trưởng chiều dài

Cá bột trong thí nghiệm có khối lượng (P) trung bình là 2mg/con, chiều dài (L) trung bình là 9mm. Kết quả theo dõi tốc độ sinh trưởng về chiều dài của cá trê đồng được thể hiện qua Bảng 4.7

Bảng 4.7. Kết quả theo dõi tốc độ sinh trưởng (chiều dài, mm) của cá bột ương trong giai

Mật độ (con/m3)

Thời gian ương (ngày)

5 10 15 20 25 30 4.000 16,35 ± 0,21a 25,40 ± 0,14a 32,90 ± 0,42a 40,65 ± 0,64a 45,90 ± 0,99a 50,95 ± 0,64a 5.000 16,50 ± 0,00a 25,30 ± 0,14a 32,80 ± 0,85a 40,05 ± 0,42a 44,75 ± 0,78a 50,0 3 ± 0,71a 6.000 16,45 ± 0,07a 25,65 ± 0,21a 33,10 ± 0,00a 39,65 ± 0,49a 45,05 ± 0,35a 49,65 ± 0,50a

Qua Bảng 4.7 cho thấy tốc độ sinh trưởng về chiều dài của các lô thí nghiệm phát triển đều nhau; sai khác về tốc độ sinh trưởng chiều dài giữa các nghiệm thức thí nghiệm không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết quả trong thí nghiệm cao hơn kết quả nghiên cứu của Lê Thị Nam Thuận & cs. (2004) khi ương nuôi bột cá trê đồng với mật độ 5.500 - 6.500 con/m3 trong bể sau thời gian ương 30 ngày đạt kích cỡ 44,6mm. Thấp hơn kết quả nghiên cứu trên cá trê vàng lai (Clarias macrocephalus x Clarias gariepinus) 90,15mm (Hồ Châu Phương Quang, 2009); cá trê lai 58mm(Clarias fuscus x Clarias gariepinus) (Lê Thị Nam Thuận & cs., 2004); cá lăng chấm 63,0 mm (Nguyễn Đức Tuân, 2006).

4.2.3. Tốc độ sinh trưởng về khối lượng

Kết quả theo dõi tốc độ sinh trưởng về khối lượng của cá trê đồng được trình bày ở Bảng 4.8

Bảng 4.8. Tốc độ sinh trưởng (khối lượng, mg) của cá trê đồng bột ương trong giai

Mật độ (con/m3)

Thời gian ương (ngày)

5 10 15 20 25 30

4.000 10,50 ± 0,71 42,50 ± 0,71 115,0 ± 10,6a 402,5 ±1 0,6a 977,5 ± 3,5a 1765,0 ± 21,2a

5.000 11,00 ± 0,00 42,00 ± 0,00 107,5 ± 3,5a 395,0 ± 7,1a 955,0 ± 7,1a 1700,0 ± 28,3a

6.000 10,50 ± 0,71 41,50 ± 0,71 87,5 ± 3,5b 330,0 ± 14,1b 810,0 ± 14,5b 1345,0 ± 49,5b

Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện các số liệu có sai khác ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Qua Bảng 4.8 cho thấy ương nuôi với mật độ 6.000 con/m3 có tốc độ sinh trưởng chậm hơn so với ương mật độ 4.000 con/m3 và mật độ 5.000 con/m3 sự sai khác này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết quả ương nuôi ở mật độ 4.000 con/m3 và mật độ 5.000 con/m3 cao hơn kết quả nghiên cứu của Lê Thị Nam Thuận & cs. (2004) khi ương nuôi bột cá trê đồng với mật độ 5.500 - 6.500 con/m3 trong bể sau thời gian ương 30 ngày đạt khối lượng 1,52g/con. Thấp hơn kết quả nghiên cứu trên cá trê vàng lai (Clarias

macrocephalus x Clarias gariepinus) 5,14g (Hồ Châu Phương Quang, 2009),

cá trê đồng 1,6 g (Bùi Phú Thịnh & cs, 2017).

4.2.4. Kết quả về tỷ lệ sống trong quá trình ương nuôi trong giai

Qua quá trình thí nghiệm ương nuôi cá trê đồng từ bột lên cá hương 30 ngày tuổi trong giai đặt tại ao kết quả tỷ lệ sống được thể hiện tại Bảng 4.9

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và ương nuôi giống cá trê đồng (clarias fuscus; lacepède, 1803) trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)