Kết quả kích thích sinh sản nhân tạo cá trê đồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và ương nuôi giống cá trê đồng (clarias fuscus; lacepède, 1803) trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 51 - 53)

Một số thông số NT1 NT2 NT3 Tỷ lệ thụ tinh (%) 72,86 ± 4,07a 63,72 ± 2,25b 70,56 ± 3,19a Tỷ lệ nở (%) 75,41 ± 1,23a 72,06 ± 0,80b 74,06 ± 1,09a Tỷ lệ sống của cá bột sau 4 ngày (%) 79,41 ± 3,82 76,51 ± 1,89 78,03 ±1,97

Năng suất cá bột (con) 7.770 ± 853a 5.318 ± 913b 7.409 ± 960a

Ghi chú: NT1: 4.000UI HCG; NT2: 100 µg LRH-A + 10mg Dom, NT3: 2.000 UI HCG + 50 µg LRH-A + 5mg Dom.

Các chữ cái khác nhau trong cùng một dòng thể hiện các số liệu có sai khác ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Qua Bảng 4.4 cho thấy: Tỷ lệ thụ tinh trong các nghiệm thức cao hơn kết quả nghiên cứu trên cá trê đồng của tác giả Bùi Phú Thịnh & cs. (2017) tỷ lệ thụ tinh đạt 36,1%, cá chiên 59,7% (Nguyễn Anh Hiếu & cs., 2008); cá ngạnh từ 46,7 - 58% (Nguyễn Đình Vinh, 2017), cá chạch sông 70% (Cao Văn, 2019). Tỷ lệ thụ tinh của thí nghiệm thấp hơn so với kết quả nghiên cứu trên cá trê đồng của Lê Thị Nam Thuận & cs. (2004) khi sử dụng kích dục tố là não thùy thể cho tỷ lệ thụ tinh là 81,2%, LRH-A + Dom cho tỷ lệ thụ tinh là 77,8%, sử dụng kết hợp não thùy thể + LRH-A + Dom cho tỷ lệ thụ tinh là 79,65%; cá trê vàng lai khi sử dụng kích dục tố HCG là 84,3%, KDT là LRH-A + Dom là 84,8% (Hồ Châu Phương Quang, 2009), cá lăng chấm 76,01% (Nguyễn Đức Tuân, 2006), cá nheo mỹ 92,6% (Nguyễn Ngọc Sơn, 2019).

Về tỷ lệ nở của trứng thụ tinh cá trê đồng trong nghiệm thức cao hơn nghiên cứu của Bùi Phú Thịnh & cs. (2017) khi nghiên cứu trên cá trê đồng (38,9%), cá lăng chấm 58,19% (Nguyễn Đức Tuân, 2006), cá chiên 63,4% (Nguyễn Anh Hiếu & cs., 2008), cá ngạnh từ 18-23% (Nguyễn Đình Vinh, 2017), cá chạch sông 70% (Cao Văn, 2019), cá trê đồng 72,4% (Lê Thị Nam Thuận & cs., 2004); Tỷ lệ nở của cá trê đồng trong thí nghiệm tương đương với TLN cá nheo mỹ 74,39% (Nguyễn Ngọc Sơn, 2019) và thấp hơn TLN của cá trê vàng lai 85% (Hồ Châu Phương Quang, 2009).

Về tỷ lệ sống của cá trê đồng bột sau 4 ngày nở dao động từ 76,51 – 79,41%; Sự sai khác giữa các công thức không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Tỷ lệ sống trong nghiệm thức cao hơn kết quả nghiên cứu của tác giả Bùi Phú Thịnh & cs. (2017) tỷ lệ sống của cá bột là 66,96% và cũng cao hơn kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Thị Nam Thuận & cs. (2004) tỷ lệ sống của cá bột là

72,4% khi nghiên cứu trên cùng đối tượng là cá trê đồng.

Năng suất cá bột trong thí nghiệm cao hơn kết quả nghiên cứu trên cá trê đồng của Bùi Phú Thịnh & cs. (2017) năng suất cá bột đạt 2.979 cá bột/kg cá cái và cũng cao hơn năng suất cá bột của cá lăng chấm (Nguyễn Đức Tuân, 2006), cá nheo mỹ (Nguyễn Ngọc Sơn, 2019), cá chiên (Nguyễn Anh Hiếu & cs., 2008), cá ngạnh 504 con/kg cá cái (Nguyễn Đình Vinh, 2017).

Vuốt trứng Mổ cá đực lấy sẹ

Nghiền sẹ Thụ tinh nhân tạo

Hình 4.5. Thụ tinh nhân tạo cá trê đồng

A: Ảnh vuốt trứng cá trê đồng cái cái; B: Ảnh mổ sẹ cá trê đồng đực; C: Ảnh nghiền sẹ cá trê đồng đực; D: Ảnh thụ tinh nhân tạo cho trứng cá trê đồng

A B

Hình 4.6. Ấp trứng cá trê đồng

4.1.4. Kết quả theo dõi sự phát triển của phôi của cá trê đồng

Qua quá trình theo dõi sự phát triển phôi của cá trê đồng trong thí nghiệm cho thấy nhiệt độ nước dao động từ 25 - 27oC. Thời gian trung bình của các thí nghiệm từ khi bắt đầu thụ tinh cho trứng đến khi cá bột bắt đầu nở là 31 giờ 20 phút; Kết quả quá trình theo dõi phát triển của phôi cá trê đồng được thể hiện ở Bảng 4.5.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và ương nuôi giống cá trê đồng (clarias fuscus; lacepède, 1803) trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)