1 .Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
6. Kết cấu luận văn
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quảcho vay cho vay kháchhàng cá nhân của
nhân của ngân hàng thƣơng mại
1.3.1. Các yếu tố chủ quan
- Yếu tố thuộc về hội sở :
Thứ nhất: Quy mô của ngân hàng thương mại.
Quy mô của ngân hàng thƣơng mại đƣợc đánh giá qua các chỉ tiêu nhƣ: tổng nguồn vốn (cũng chính là tổng tài sản), số vốn tự có, mạng lƣới các điểm giao dịch…
Vốn tự có là một trong những tiêu chí quan trọng nhất khi đánh giá năng lực của một NHTM. Vốn tự có lớn chứng tỏ tiềm lực tài chính của NHTM vững mạnh. Nhƣ đã nói ở phần trên, để phát triển hoạt động cho vay KHCN các NHTM phải mở rộng mạng lƣới các điểm giao dịch để khách hàng dễ dàng tiếp cận với các sản phẩm của ngân hàng, đồng thời nghiên cứu đƣa ra nhiều loại hình sản phẩm đáp
ứng mọi nhu cầu của khách hàng. NHTM với quy mô vốn tự có lớn sẽ dễ dàng xây dựng trụ sở, mua sắm trang thiết bị hiện đại, nghiên cứu phát triển sản phẩm… từ đó tạo nên ƣu thế so với các đối thủ cạnh tranh trong việc thu hút khách hàng đến với ngân hàng.Các ngân hàng nhỏ với quy mô vốn bé sẽ tập trung vào phát triển cho vay tiêu dùng vì lƣợng vốn ít ỏi sẽ khó cạnh tranh đƣơc với các ngân hàng lớn khi cho vay các khoản vay lớn.
Vốn tự có của ngân hàng phải đảm bảo đƣợc tỷ lệ an toàn vốn tự có tối thiểu trên tổng tài sản có rủi ro là 8%, vì thế khi mở rộng hoạt động kinh doanh, tài sản của ngân hàng tăng lên thì ngân hàng phải đồng thời tăng vốn tự có đẻ đảm bảo đƣợc tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Do đó muốn phát triển cho vay cá ngân hàng phải chú trọng tới việc gia tăng vốn tự có của mình.
Quy mô tổng nguồn vốn (hay tổng tài sản): Với quy mô nguồn vốn lớn, ngân hàng có thể cho vay với số lƣợng lớn, đáp ứng nhiều nhu cầu vay vốn của khách hàng, từ đó ngân hàng có thể tạo ra đƣợc danh mục các sản phẩm dịch vụ cho vay đa dạng, phong phú.
Măt khác, KHCN rất đông và mỗi ngƣời lại có tâm lý khác nhau nhƣng nhìn chung là liên quan đến vấn đề tài chính, họ thƣờng sợ bị lừa đảo và tìm đến những ngân hàng lớn, có uy tín để giao dịch. Vì vậy, quy mô , uy tín của NHTM là yếu tố có ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động cho vay KHCN.
Thứ hai: Trình độ khoa học kĩ thuật và công nghê thông tin của ngân hàng. Công nghệ của ngân hàng là các phần mềm và phần cứng của thiết bị thông tin
đƣợc dùng trong ngân hàng. Với công nghệ hiện đại nhƣ máy tính, ATM, hệ thống chƣơng trình quản lí ngân hàng lõi giúp cho các NHTM đơn giản hoá thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch, bảo mật thông tin cho khách hàng tốt hơn, nhờ vậy ngân hàng có thể phục vụ tốt nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất các nhu cầu của khách hàng. Qua đó tạo sự hài lòng, sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng và nhờ vậy mà thu hút nhiều khách hàng đến giao dịch với ngân hàng, làm tăng doanh số cho vay nói chung và cho vay KHCN nói riêng, gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
- Yếu tố thuộc về chi nhánh:
Thứ nhất: Chính sách tín dụng của ngân hàng.
Có thể nói đây là nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến quy mô của hoạt động cho vay nói chung và cho vay KHCN nói riêng, từ đó ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động cho vay. Có 3 nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp trong chính sách tín dụng là: lãi suất cạnh tranh, phƣơng thức cho vay và các tài sản bảo đảm tiền vay.
Về lãi suất cạnh tranh: Đây là một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định vay vốn của khách hàng đối với ngân hàng. Ngân hàng nào có lãi suất cho vay thấp hơn sẽ thu hút đƣợc nhiều khách hàng đến với mình.
Về phƣơng thức cho vay: Phƣơng thức cho vay đa dạng phong phú, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng tại từng thời điểm khác nhau là nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến quy mô hoạt động cho vay nói chung và cho vay KHCN nói riêng.
Về tài sản đảm bảo tiền vay: Khách hàng muốn vay vốn tại ngân hàng phải đáp ứng các điều kiện, nguyên tắc vay vốn. Trong các điều kiện đó, điều kiện về tài sản bảo đảm tiền vay đóng vai trò quan trọng trong quyết định cho vay của ngân hàng.
Hiện nay, trong danh mục cho vay KHCN của các NHTM có rất nhiều sản phẩm là cho vay tín chấp, không cần tài sản đảm bảo, điều kiện vay vốn đơn giản. Điều này là một nhân tố giúp mở rộng hoạt động cho vay KHCN tuy nhiên cũng làm gia tăng rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Chính vì vây các NHTM phải có chính sách đúng đắn về tài sản đảm bảo để vừa mở rộng đƣợc hoạt động cho vay KHCN lại vừa hạn chế rủi ro tín dụng đến mức thấp nhất, từng bƣớc nâng cao đƣợc hiệu quả hoạt đông cho vay KHCN.
Thứ hai: Công tác tổ chức hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng.
Tổ chức hoạt động cho vay KHCN của NHTM có ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả hoạt động cho vay KHCN của chính ngân hàng đó. Hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay KHCN nói riêng thƣờng đƣợc triển khai qua nhiều khâu: Từ nghiên cứu phát triển sản phẩm, tiến hành quảng bá, tiếp thị sản phẩm, hƣớng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ, thẩm định và phân tích tín dụng để đi đến quyết định cho vay hay không, sau cho vay lại tiếp tục tiến hành theo dõi và thu hồi
nợ… Các ngân hàng khác nhau lại có cách tổ chức hoạt động cho vay khác nhau, có ngân hàng thành lập riêng Bộ phận hoặc Phòng khách hàng cá nhân chuyên phụ trách về cho vay đối với KHCN tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động này. Tuy nhiên cũng có ngân hàng lại coi cho vay KHCN là một mảng của hoạt động cho vay nói chung và chƣa có sự tách biệt về công việc dẫn đến hoạt động này chƣa thực sự đƣợc chú trọng phát triển. Vì vậy muốn nâng cao đƣợc hiệu quả hoạt động cho vay đối với KHCN, các NHTM cần tổ chức tốt công tác cho vay, có bộ phận chuyên phụ trách mảng cho vay KHCN để tạo sự chuyên môn hóa trong công việc.
Thứ ba : Chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng.
Để có đƣợc đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao các NHTM cần chú trọng công tác tuyển dụng ban đầu. Trong quá trình làm việc tiến hành đào tạo một cách bài bản, thƣờng xuyên để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ. Đồng thời cần có những chính sách đãi ngộ hợp lý để giữ chân những cán bộ ƣu tú cũng nhƣ tâm huyết với công việc, duy trì khả năng làm việc lâu dài của họ tại ngân hàng.
Thứ tư: Hoạt động marketing.
Hoạt đông marketing nhằm giới thiệu, quảng bá và xây dựng hình ảnh ngân hàng cũng nhƣ danh mục sản phẩm mà ngân hàng cung cấp với những tiện ích đặc biệt nhằm thu hút khách hàng đến với ngân hàng. KHCN thƣờng ít (thậm chí là không) tự tìm hiểu thông tin về ngân hàng. Chính vì vậy, Ngân hàng nào càng chú trọng đầu tƣ cho hoạt động marketing thì càng nhiều khách hàng biết đến sản phẩm của ngân hàng và tìm đến giao dịch, qua đó góp phần mở rộng quy mô hoạt động của mình, tìm kiếm và phát triển trên những thị trƣờng mới.
Tuy nhiên, nếu không cân nhắc mức chi cho hợp lý mà tiến hành chi quá nhiều cho hoạt động này cũng làm cho lợi nhuận của ngân hàng bị giảm sút bởi thu nhập tăng lên do mở rộng cho vay KHCN không bù đắp nổi chi phí cho hoạt động marketing.
1.3.2. Các yếu khách quan
Thứ nhất: Môi trường kinh tế.
Khi nền kinh tế trong trạng thái hƣng thịnh, thu nhập của ngƣời dân tăng cao và ổn định, mức sống đƣợc cải thiện vì vậy mà nhu cầu tiêu dùng, mở rộng sản xuất
kinh doanh tăng, hoạt động của các NHTM cũng trong xu hƣớng diễn ra mạnh mẽ, khi đó nhu cầu vay tiền của KHCN gia tăng, cùng với đó là sự gia tăng cạnh tranh giữa các NHTM.
Khi nền kinh tế suy thoái, hoạt động sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, nhu cầu tiêu dùng của ngƣời dân cũng giảm sút do sự lo ngại về triển vọng thu nhập giảm sút của ngƣời dân trong tƣơng lai, do đó ảnh hƣởng tiêu cực tới hoạt động cho vay KHCN, các NHTM khó có thể tiến hành mở rộng hoạt động trong giai đoạn này.
Hai yếu tố lạm phát và lãi suất là hai nhân tố tác động trực tiếp đến việc mở rộng cho vay nói chung và cho vay KHCN nói riêng. Bởi khi lãi suất tăng cao tức chi phí của việc vay vốn trở nên đắt hơn, các khách hàng sẽ cân nhắc việc vay vốn của ngân hàng và làm cho hoạt động cho vay KHCN bị ảnh hƣởng tiêu cực. Khi nền kinh tế có mức lạm phát cao hàng hóa trở nên đắt đỏ hơn, chi phí sinh hoạt tiêu dùng cao hơn, thu nhập thực tế của dân cƣ giảm dẫn đến nhu cầu tiêu dùng giảm, hoạt động sản xuất kinh doanh cũng bị thu hẹp, tác động tiêu cực đến hoạt động cho vay KHCN.
Thứ hai: môi trường văn hóa xã hội.
Môi trƣờng văn hóa xã hội cũng là một nhân tố có ảnh hƣởng không nhỏ tới việc mở rộng cho vay KHCN của câc NHTM. Các yếu tố thuộc về văn hóa xã hội nhƣ thói quen tiêu dùng, phong tục tập quán của từng vùng miền đều có thể tác động tới hoạt động cho vay KHCN. Nếu nhƣ trình độ dân trí còn chƣa cao, ngƣời dân chƣa hiểu hêt về các tiện ích của sản phẩm cho vay KHCN, hơn nữa họ có tâm lý ăn chắc mặc bền, sợ phải mang gánh nặng nợ nần thì họ rất khó có thể đƣa ra quyết định đến vay vốn của ngân hàng để tiêu dùng mà thƣờng lo tiết kiệm đến khi có đủ tiền thì mới tiêu dùng. Đây sẽ là một trở ngại cho hoạt động cho vay KHCN. Ngƣợc lại, tại những nơi mà dân trí phát triển hơn, họ sẽ có cái nhìn khác về nguồn vốn đi vay, ngƣời dân có suy nghĩ thoáng và luôn muốn đƣợc hƣởng thụ một cách tốt nhất các dịch vụ thì họ có thể sẵn sàng đến ngân hàng xin vay vốn để phục vụ cho nhu cầu của mình rồi sau đó làm việc trả nợ. Ở những nơi nhƣ vậy hoạt động cho vay KHCN của các ngân hàng sẽ có cơ hội phát triển. Thông thƣờng ở thành thị
nhu cầu tiêu dùng thƣờng cao hơn khu vực nông thôn do đó mà nhu cầu vay tiêu dùng cũng lớn hơn.
Thứ ba: Môi trường pháp lý.
Trong môi trƣờng pháp lý chặt chẽ, động bộ, bảo vệ đƣợc quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia, hoạt động cho vay KHCN cũng mạnh dạn và dễ dàng hơn. Ngƣợc lại trong môi trƣờng pháp lý không rõ rang, chặt chẽ và đồng bộ, quyền lợi của ngƣời đi vay và ngƣời cho vay không đƣợc bảo vệ thảo đáng. Hơn nữa, việc thực thi pháp luật không nghiêm sẽ tạo ra kẽ hở trong quản lý tín dụng, gây nên những thiệt hại về quyền lợi cho ngân hàng hoặc khách hàng. Điều này sẽ cản trở sự phát triển của hoạt động ngân hàng nói chung và cho vay KHCN nói riêng.
Thứ tư: Sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng tài chính.
Cạnh tranh làm cho thị trƣờng cho vay KHCN bị chia nhỏ cho nhiều ngân hàng dẫn đến khó khăn cho việc mở rộng cho vay KHCN ở mỗi NHTM.
Thứ năm: Các yếu tố từ phía khách hàng vay vốn.
Đây là yếu tố quyết định đến việc cho vay của NHTM. Các NHTM quyết định cho vay hay không chủ yếu phụ thuộc vào từng đặc điểm của khách hàng vay vốn. Khi thẩm định và xét duyệt cho vay các NHTM thƣờng xem xét đến các yếu tố sau từ mỗi khách hàng: uy tín, vốn, năng lực, tài sản thế chấp. Đảm bảo đáp ứng điều kiện vay và chi trả gốc lãi cho ngân hàng. Nếu không đảm đƣợc các yếu tố trên thì xảy ra nợ quá hạn, nợ xấu, ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng và nguồn vốn của Ngân hàng.