Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quảcho vay kháchhàng cá nhân tại ngân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc dân – chi nhánh bắc giang (Trang 78 - 83)

2.2.2 .Các quy định về hoạt động cho vay kháchhàng cá nhân của chi nhánh

3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quảcho vay kháchhàng cá nhân tại ngân

3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước

- Kiến nghị với Chính phủ và các Cơ quan Công quyền Nhà nƣớc nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao chất lƣợng việc ban hành các văn bản pháp luật tránh sự chồng chéo mâu thuẫn nhau. Mặt khác, Chính phủ cần chỉ đạo quyết liệt các cơ quan Nhà nƣớc để rút ngắn thời gian cho ngƣời dân trong thủ tục hành chính và yêu cầu các cơ quan triển khai đề án thanh toán không dùng tiền mặt.

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Thứ nhất, NHNN cần tiếp tục đổi mới cơ chế lãi suất phù hợp mục tiêu chính sách tiền tệ, phù hợp với cung cầu tiền tệ và điều kiện thực tế. Khuyến khích các NHTM áp dụng cơ chế quản trị lãi suất để tránh rủi ro và có chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào cao hơn mức hiện nay, bảo đảm cho các NHTM đủ bù đắp chi phí, rủi ro và có lợi nhuận để phát triển bền vững.

Thứ hai, hoàn chỉnh hệ thống các văn bản pháp quy sẽ tạo nền tảng cơ sở cần thiết cho hoạt động cho vay khối KHCN phát triển. Trong thời gian tới, NHNN cần ban hành hệ thống các văn bản hƣớng dẫn cụ thể về các loại hình sản phẩm - dịch vụ của cho vay khối KHCN, đồng thời cũng ban hành các văn bản hỗ trợ, khuyến khích đối với cho vay khối KHCN, tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng và đầy đủ nhằm bảo vệ quyền lợi cho các NHTM phát triển hoạt động này.

Thứ ba, NHNN cần tạo khả năng thêm nữa cho các NHTM tự chủ, chịu trách nhiệm trong kinh doanh. Bên cạnh đó, NHNN cũng nên hỗ trợ hơn nữa cho các NHTM trong việc tổ chức những khoá học hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động ngân hàng nói chung và cho vay khối KHCN nói riêng.Về phía cơ quan quản lý cần có định hƣớng chi tiết với lộ trình và mục tiêu cụ thể cho các TCTD trong việc phát triển sản phẩm, DVTC trong tƣơng lai, nhằm thúc đẩy các TCTD trong việc lập kế hoạch phát triển sản phẩm, tài chính, tiến tới nâng cao năng lực cạnh tranh của các tổ chức tài chính, đáp ứng nhu cầu hội nhập, thực hiện tài chính toàn diện, phát triển xanh. Ngân hàng Nhà nƣớc cũng nên đƣa ra lộ trình bắt buộc các TCTD triển khai các tiêu chí phát triển bền vững (tiêu chí trách nhiệm xã hội, môi trƣờng) vào trong quy trình xét cấp sản phẩm tín dụng, cũng nhƣ yêu cầu và thanh tra các TCTD trong việc lập báo cáo phát triển bền vững, hƣớng tới mục tiêu xây dựng ngân hàng xanh.

Thúc đẩy ứng dụng công nghệ tài chính trong hoạt động của TCTD, các cơ quan quản lý cần xây dựng hành lang pháp lý hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của các công ty công nghệ tài chính, góp phần tạo môi trƣờng phát triển công nghệ tài chính, vừa tạo động lực cho các tổ chức tài chính trong việc phát triển công nghệ hoặc hợp tác với các công ty công nghệ trong việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm.

3.3.3. Kiến nghị đối với Hội sở Ngân hàng TMCP Quốc dân

Thứ nhất, kịp thời có văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn nghiệp vụ khi có các văn bản mới của NHNN, của Chính phủ và của các ngành có liên quan đến nghiệp vụ của ngân hàng.

Thứ hai, có chiến lƣợc khách hàng cụ thể để chỉ đạo các chi nhánh đến tiếp thị khai thác khách hàng.

Thứ ba, hoàn thiện biểu mẫu cho các sản phẩm đã chuẩn hóa, có nhƣ vậy mới tạo điều kiện cho việc thực hiện quy trình cho vay đƣợc chuẩn hóa, tác nghiệp giữa các bộ phận và khách hàng, đồng thời giúp cho cán bộ cho vay giải quyết khoản vay nhanh hơn.

Hoàn thiện sản phẩm với những tính năng ƣu việt hơn dựa trên những sản phẩm hiện tại. Bên cạnh đó, phát triển sản phẩm mới là vô cùng quan trọng trong chiến lƣợc phát triển sản phẩm mới bởi vì phát triển sản phẩm mới sẽ làm đa dạng hơn danh mục sản phẩm kinh doanh, giúp Chi nhánh thỏa mãn hơn nhu cầu mới phát sinh của khách hàng, từ đó tăng tính cạnh tranh, tăng vị thế, uy tín và hình ảnh của NCB Bắc Giang trên thị trƣờng.

Tăng cƣờng các hoạt động thanh tra, giám sát tại các đơn vị thành viên, xây dựng chƣơng trình kế hoạch thanh tra định kỳ hoặc bất thƣờng nhằm phát hiện kịp thời những sai phạm và phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra.

Tăng cƣờng công tác kiểm tra trong quá trình phát triển vay nhằm phát hiện ra những sơ hở, yếu kém của những khâu trƣớc giúp cán bộ tín dụng đƣa ra biện pháp khắc phục kịp thời, hạn chế ngăn ngừa nợ quá hạn phát sinh, giúp bảo đảm an toàn và hiệu quả tiền vay, không phát sinh nợ xấu.

Ngân hàng TMCP Quốc Dân Bắc Giang cần xây dựng chiến lƣợc nguồn lực theo hƣớng chuyên nghiệp hóa, đồng thời xây dựng cơ chế chi trả lƣơng phù hợp để thu hút nguồn nhân lực cũng nhƣ để họ yên tâm công hiến và gắn bó lâu dài với ngân hàng.

KẾT LUẬN

Trong quá trình đổi mới, hiện đại hoá và hội nhập, hệ thống ngân hàng thƣơng mại đang đứng trƣớc thử thách rất lớn là phải cải cách và nâng cao sức cạnh tranh, tuy nhiên nợ tồn đọng làm ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh và phát triển của các ngân hàng. Vì thế, nâng cao hiệu quả tín dụng không còn là riêng biệt với bất kỳ một ngân hàng nào mà là nỗi lo chung của hệ thống ngân hàng. Tuỳ từng ngân hàng có cách xử lý sao cho hiệu quả nhất, đem đến động lực trong cạnh tranh ngân hàng. Từ việc phân tích thực trạng cho vay đối với khối KHCN nhằm đƣa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay khối KHCN, là một hƣớng đi tín dụng của hầu hết các Ngân hàng thƣơng mại hiện nay giúp tài chính ổn định, an toàn, vững mạnh của ngân hàng trong giai đoạn hiện nay. Thêm vào đó, các Ngân hàng có nhiều khách hàng uy tín, tạo điều kiện đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ ngân hàng cũng nhƣ yêu cầu vể chất lƣợng và tính tiện lợi.

Đề tài Luận văn “Hiệu quả cho vay KHCN tại ngân hàng TMCP Quốc Dân –

Chi nhánh Bắc Giang” đã nghiên cứu đƣợc về thực tiễn cho vay khối KHCN (chủ yếu

là cho vay tiêu dùng), kết quả nghiên cứu đã cho thấy đƣợc một số vấn đề sau:

1. Thực trạng cho vay khối KHCN tại Ngân hàng TMCP Quốc dân - chi nhánh Bắc Giang, từ đó đã thấy đƣợc:

* Về mặt hạn chế

- Tỷ lệ nợ xấu vẫn còn xảy ra thể hiện khả năng kiểm soát nợ xấu trong hoạt động cho vay khối KHCN tại ngân hàng còn nhiều hạn chế.

- Cho vay tóối KHCN chủ yếu là có tài sản đảm bảo (chiếm hơn 2/3 tỷ trọng cho vay khối KHCN), chƣa chú trọng đến cho vay không có tài sản đảm bảo.

- Kết quả hoạt động thất thƣờng, không thể hiện đƣợc xu thế phát triển ổn định.

- Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay khối KHCN không phát triển tƣơng xứng với tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng chung của toàn ngân hàng.

- Công tác thẩm định, kiểm soát nợ và phân tích nợ còn hạn chế, do đó chất lƣợng tín dụng còn tiềm ẩn rủi ro.

* Về mặt đã đạt được

- Hiệu quả của việc thực hiện cho vay khối KHCN cũng khá cao, thu nhập từ hoạt động cho vay khối KHCN tăng trƣởng đều qua các năm. Nhƣ vậy, mặc dù tỷ trọng của cho vay khối KHCN trên tổng doanh số cho vay và tổng lợi nhuận của ngân hàng mới chỉ đạt dƣới 10% nhƣng cho vay khối KHCN vẫn thể hiện đƣợc tính ƣu việt của một loại sản phẩm kinh doanh đem lại lợi ích kinh tế cao.

- Doanh số cho vay tăng trƣởng đều qua các năm, cho thấy nhu cầu về cho vay khối KHCN (chủ yếu là vay tiêu dùng) ngày càng tăng trong xã hội, đồng thời đã đóng góp vào sự gia tăng về doanh số cho vay nói riêng cũng nhƣ tổng tài sản nói chung. Điều này phản ánh nhu cầu của ngƣời dân về vay tiêu dùng ngày một nhiều, cũng nhƣ sự nỗ lực không ngừng của ban lãnh đạo cũng nhƣ của cán bộ công nhân viên Sở trong việc tăng doanh số cho vay.

2. Từ đó tác giả đã đề xuất 3 - 4 giải pháp để nâng cao hiệu quả cho vay khối KHCNtại Ngân hàng TMCP Quốc dân - chi nhánh Bắc Giang.

- Xử lý nợ xấu: Tình hình nợ xấu nói chung và nợ xấu đối với hoạt động cho vay khối KHCN nói riêng tại Ngân hàng TMCP Quốc dân - chi nhánh Bắc Giang tăng khá nhanh trong thời gian gần đây. Xử lý nợ xấu đang là bài toán đặt ra cho hầu hết các ngân hàng hiện nay và Ngân hàng TMCP Quốc dân - chi nhánh Bắc Giang không nằm trong ngoại lệ.

- Tăng cường cho vay không có tài sản đảm bảo: tại Việt Nam từ trƣớc đến nay đều rất chú frọng vào tài sản đảm bảo khi cho vay khiến cho hoạt động cho vay tín chấp khó phát triển, và Ngân hàng TMCP Quốc dân - chi nhánh Bắc Giang không phải là trƣờng hợp ngoại lệ. Vì vây cần tập trung hơn nữa vào cho vay không có tài sản đảm bảo để tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.

- Hoàn thiện quy trình cho vay và đánh giá khách hàng: Ngân hàng cần áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng khách hàng chặt chẽ hơn nữa nhằm đánh giá kĩ càng và xác định rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng để giảm thiểu nợ xấu.

- Ngoài ra còn một số giải pháp khác nhƣ: Tăng cƣờng các hoạt động Marketing đối với cho vay khối KHCN; tập trung đào tào nguồn nhân lực cho hoạt động cho vay khối KHCN.

(NCB) – Chi Nhánh Bắc Giang giai đoạn 2018 đến năm 2020.

[1] Nguyễn Văn Dờn (2005), Nghiệp vụ Ngân hàng thƣơng mại, NXB Thống kê.

[2] Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng. [3] Pose P.S (2004), Luật các tổ chức tín dụng.

[4] Hồ Diệu (2011), Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê.

[5] Nguyễn Trần Thái Ngân (2013) “Đo lƣờng khả năng trả nợ vay của KHCN tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Bến Tre, Luận văn thạc sĩ, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

[6] Nguyễn Đăng Dờn (2014) Giáo trình quản trị kinh doanh Ngân hàng II, Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Thống kê.

[7] Nguyễn Đăng Dờn (2009) Giáo trình Tài chính- tiền tệ. Thành phố Hồ Chí Minh. NXB Thống kê.

[8] Nguyễn Song Hiếu (2019) “ Đánh giá chất lƣợng tín dụng tại NHTMCP XNK, Luận văn thạc sĩ, Đại học kinh tế - Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc dân – chi nhánh bắc giang (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w