a. Định nghĩa
Button Groups trình bầy các hành động liên quan thành một cụm nhỏ các button, xếp theo chiều ngang hoặc dọc. Tạo ra vài nút nếu chúng có ba hoặc bốn hành động hoặc nhiều hơn [15].
b. Các tình huống sử dụng
Khi trình bầy một số nhỏ (hai đến năm) các hành động, chúng có liên quan đến nhau và chúng có chức năng với cùng một đối tượng hoặc có cùng ảnh hưởng hoặc bổ sung lẫn nhau.
Các nút OK, Cancel, Apply và Close thường thấy ở các nhóm. Các nút này đều hành động trên các hộp thoại. Tương tự như vậy, các nút xử lý các đối tượng trên cùng một danh sách (như Move Up, Move Down, hoặc Delete) cũng nên tạo thành nhóm.
c. Tại sao
Button Groups giúp cho các giao diện tự miêu tả. Các cụm button được sắp xếp tốt thường dễ dàng được phân biệt từ các bố cục phức tạp vì chúng rất rõ ràng, chúng đưa thông tin về sự có mặt của các hành động. Chúng thông báo “đây là các hành động mà bạn phải làm việc cùng ở khung cảnh này”.
Mối liên hệ của các button cùng nhóm: cùng hoạt động giống nhau, cùng làm các hiển thị tương tự. Sự thay đổi kích cỡ và sắp xếp hợp lý giúp các nhóm button tạo nên một dáng hiển thị hỗn hợp.
d. Bằng cách nào
Tạo một nhóm từ các button. Đặt tên button bằng động từ ngắn dễ hiểu hoặc cụm động từ. Không dùng các thuật ngữ trừ khi người sử dụng mong đợi.
Không sáo trộn các button khiến nó ảnh hưởng tới các thứ khác nhau, hoặc các phạm vi khác nhau.
Tất cả các button trong nhóm cần có cùng chiều cao và rộng (trừ khi chiều dài của nhãn là khác nhau quá lớn). Sắp xếp chúng thẳng hàng trong một cột hoặc xếp chúng vào một hàng nếu chúng không quá rộng (hai hoặc nhiều cột hoặc hàng trông sẽ không đẹp mắt).
Đặt vị trí cho Button Groups:
Nếu các button đều hoạt động trên cùng một đối tượng, đặt Button Group lên phía phải của đối tượng. Ta có thể đặt chúng phía dưới, tuy nhiên người sử dụng thường không chú ý phía dưới. Nếu các button có biểu tượng ta có thể đặt chúng vào toolbar.
Khi các button ảnh hưởng tới toàn trang hoặc hội thoại như Close hoặc OK thì ta đặt chúng ở trong một cột phía phải trên cùng hoặc ở một hàng góc phải dưới cùng. Vì người sử dụng có thói quen tìm chúng ở đó.
Nút Close đứng một mình là trường hợp đặc biệt. Ta có thể kết thúc công việc mà chỉ sử dụng một biểu tượng “X” đơn giản, ta đặt nút đó ở góc phải bên trên. Người sử dụng Window theo thói quen thường làm như vậy, cho nên trong môi trường khác ta cũng nên theo nguyên tắc đó.
2.2.3.2 Action Panel