Giao diện sử dụng mẫu Overview Plus Detail

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu ứng dụng mẫu thiết kế trong tương tác người - máy (Trang 53 - 55)

a. Định nghĩa

Overview Plus Detail đặt một đồ hoạ khái quát bên cạnh một “hình ảnh chi tiết” được phóng ra. Khi người sử dụng chọn một vùng của cái nhìn tổng thể, hãy thể hiện phần đó của đồ thị trong cái nhìn chi tiết [15].

b. Sử dụng khi nào

Bạn đưa ra một tập các dữ liệu được trình bầy như một đồ hoạ thông tin lớn, đặc biệt là một hình ảnh hay một bản đồ. Bạn muốn người sử dụng tập trung vào “bức tranh lớn” cùng lúc cũng muốn họ chú tâm vào các chi tiết nhỏ. Người sử dụng sẽ lướt qua các dữ liệu, thăm dò các vùng nhỏ, hoặc tìm kiếm các điểm họ muốn. Sự bao quát ở mức cao rất cần thiết trong việc tìm kiếm các điểm quan trọng, tuy nhiên người sử dụng không cần phải thay tất cả các chi tiết cho tất cả các điểm dữ liệu cùng lúc. Tập trung vào bộ phận nhỏ là hữu hiệu để đạt được các chi tiết tốt.

c. Tại sao

Đó là một cách cổ điển trong việc giải quyết sự phức tạp: trình bầy một cái nhìn về những gì đang diễn ra ở mức độ cao, và người sử dụng có thể xem từ toàn cảnh đến chi tiết nếu họ muốn. Do đó cần giữ hai mức độ hiển thị trên cùng một trang của một hoạt động nhanh.

Người sử dụng luôn có những cấu trúc lớn trong khi có thể tìm thấy các chi tiết nhỏ nếu họ muốn. Như vậy họ có thể lướt qua các nội dung, di chuyển nhanh hoặc di chuyển chậm.

Người sử dụng có thể nhận biết nhanh chóng họ đang ở đâu trong khung cảnh của toàn dữ liệu bằng việc tìm kiếm và nhìn trên điểm bao quát.

d. Bằng cách nào

Luôn thể hiện sự bao quát của chuỗi dữ liệu. Nó có thể là một kênh bên trong điểm chi tiết hoặc một cửa sổ khác trong trường hợp ứng dụng nhiều cửa sổ.

Ở điểm bao quát, đặt một khung nhìn sao cho chúng dễ nhận thấy. Có thể sử dụng màu sắc khác trong kênh bao quát. Nếu như đồ hoạ thường có màu tối thì làm cho nó sáng lên, nếu đồ hoạ có màu sáng thì làm cho nó tối lại. Khung nhìn có thể di chuyển với mũi tên để người sử dụng có thể nắm được và lướt quanh khung khái quát.

Điểm chi tiết phải thể hiện được những gì bên trong khung nhìn bao quát. Cả hai cần phải xảy ra cùng lúc. Nếu khung nhìn di chuyển, điểm chi tiết phải thay đổi cùng lúc, nếu khung nhìn được thu nhỏ thì sự phóng đại của điểm chi tiết cần tăng lên. Sự thay đổi của chúng cần phải nhanh chóng, trong vòng 1/10 giây.

2.2.4.2 Datatips

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu ứng dụng mẫu thiết kế trong tương tác người - máy (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)