Một số mẫu ứng dụng trong thiết kế Sametime

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu ứng dụng mẫu thiết kế trong tương tác người - máy (Trang 78 - 81)

Để quản lý việc nhập dữ liệu từ bàn phím và chuột cũng như lấy dữ liệu vừa nhập vào để hiển thị ra màn hình thì ta cần sử dụng mẫu MVC (Model – View – Controller). Việc nhập dữ liệu vào được quản lý bằng Controller, dữ liệu vừa nhập vào được quản lý bởi Model. Dữ liệu đó sẽ được hiển thị nhờ sự quản lý của View. Khi thiết kế giao diện Log In (hình 3-15) thì tôi đã sử dụng mẫu MVC để thiết kế các text box chứa User name và Password, các check box Remember password và Automatically log in, các combo box để lựa chọn trạng thái của log in và trạng thái của tin nhắn.

Trong hệ điều hành Windows, nếu ta xóa bất cứ một đối tượng nào đó thì hệ thống luôn đưa cho người sử dụng sự lựa chọn: “Bạn có chắc chắn xoá đối tượng đó không?”. Sự lựa chọn đó chính là mẫu thiết kế Model Panel. Nếu như không sử dụng mẫu Model Panel thì đôi khi vô tình ta xoá đi đối tượng mà ta chưa cần xoá. Trong chương trình Sametime tôi đã đưa mẫu Model Panel vào thiết kế các giao diện Notice. Khi người sử dụng nhấn vào biểu tượng hoặc biểu tượng trên thanh công cụ của Sametime (hình 3-16) thì xuất hiện hộp thoại. Hộp thoại này nó cắt ngang chương trình và buộc người sử dụng phải trả lời nó.

Trong các giao diện, các Button sẽ giúp giao diện nhìn sinh động hơn. Các nhóm Button thông báo đến người sử dụng họ sẽ phải giải quyết những công việc nào trong hoàn cảnh nào. Do đó trong chương trình Sametime tôi đã thiết kế các nhóm Button. Giao diện Notice hình 3-25 nhóm button là Yes và No. Giao diện New Contact có nhóm button là Add và Close. Các nhóm button này được thiết kế nhờ sử dụng mẫu Button Groups.

Hình 3-26. Giao diện New Contact sử dụng mẫu Button Groups.

Trong danh sách những người cần liên hệ, nếu ta có nhiều bạn thì danh sách đó là khá lớn. Nếu ta sử dụng mẫu Closable Panels thì ta có thể chia thành từng nhóm bạn. Do đó ta quản lý các nhóm đơn giản, dễ dàng hơn. Trong chương trình Sametime, mục Contacts là danh sách người liên hệ ta chia thành các Group như Friend và Colleague. Ta coi mỗi nhóm Friend và Colleague là một kênh thì ta có thể mở hoặc đóng các kênh này tuỳ theo ý thích. Để làm được điều đó tôi đã sử dụng mẫu Closable Panels vào thiết kế.

Một công việc có thể diễn ra theo nhiều giai đoạn khác nhau. Để giúp người sử dụng cảm nhận được bước cuối cùng của công việc đó thì ta sử dụng mẫu Prominent “Done” Button. Nhờ mẫu này mà công việc kết thúc trở nên rõ ràng và dễ hiểu hơn. Trong chương trình Sametime tôi đã sử dụng mẫu Prominent “Done” Button để thiết kế nút Create account trong giao diện Create a new Sametime account (hình 3-14) và nút Submit trong giao diện Forgotten your password.

Hình 3-28. Giao diện Forgotten your password.

Nếu tất cả các công việc được đặt vào một kênh thì đôi khi sẽ dẫn tới sự khó sử dụng. Do đó ta chia công việc lớn thành các bộ phận và mỗi bộ phận được đặt vào một kênh thì sẽ giúp người sử dụng tập trung giải quyết từng bộ phận một. Để làm được điều đó thì ta sử dụng mẫu Card Satck. Với chương trình Sametime, khi chát thì người sử dụng có nhu cầu thay đổi các phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, tạo hiệu ứng cho chữ hay định dạng khoảng cách giữa các đoạn. Ta nhấn chuột vào biểu tượng trong giao diện chát (hình 3-22). Khi đó xuất hiện hộp thoại Font. Trong hộp thoại Font có ba thẻ là Font, Character Spacing và Text Effects. Các thẻ này được thiết kế theo mẫu Card Stack. Ta đặt nội dung phù hợp vào từng thẻ, tại một thời điểm chỉ có một thẻ được hiển thị.

Hình 3-29. Giao diện Font sử dụng mẫu Card Stack.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu ứng dụng mẫu thiết kế trong tương tác người - máy (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)