Nồng độ Na+ trao đổi trong đất ở thí nghiệm trong phòng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón 16pb01 đến khả năng cải tạo mặn và năng suất lúa trên đất phù sa nhiễm mặn tại huyện tiền hải, thái bình (Trang 46 - 48)

Trước thí nghiệm Sau thí nghiệm CT1 CT2 CT3 CT4 Na+ trao đổi (meq/100g đất) 4,08 1,91 a 1,69b 1,43c 1,29d CV: 1,55 P: 0,0000

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05. Tương tự đối với các bảng tiếp theo trong luận văn.

Từ số liệu bảng 4.4 cho thấy, ảnh hưởng của lượng phân bón 16PB01 đến

nồng độ Na+ trao đổi trong đất sau 7 ngày ngâm nước sai khác có ý nghĩa

(P<0,01). Trước khi thí nghiệm nồng độ Na+ trao đổi là 4,08 meq/100g, sau ngâm

7 ngày nồng độ Na+ trao đổi trong đất ở tất cả các công thức đều giảm từ 2,17 -

2,79 meq/100g đất. Nồng độ Na+ trao đổi có khuynh hướng giảm dần khi tăng

lượng bón 16PB01. Nồng độ Na+ trao đổi trong các công thức dao động từ 1,29-

1,91 meq/100g, giá trị cao nhất ở công thức đối chứng (CT1) đạt 1,91 meq/100g, các công thức bón phân 16PB01 đều có giá trị thấp hơn đối chứng từ 0,22 – 0,62 meq/100g, tương ứng với mức giảm 11,5 – 32,5%. Công thức bón 1.200kg

Hình 4.1. Mối tương quan giữa lượng bón 16PB01 và nồng độ Na+ trong đất sau ngâm 7 ngày

Qua kết quả đồ thị ở hình 4.1 cho thấy, nồng độ Na+ trong đất giảm sau 7

ngày ngâm có tương quan chặt với lượng phân bón 16PB01 sử dụng

(R2=0,9641), tuân theo hàm số sau: Y = 1,9106* e-3E-04x.

Ca2+ có trong phân bón 16PB01 giúp tăng trao đổi với Na+ trên phức hệ

hấp thu nên nồng độ Na+ trao đổi giảm thấp so với công thức không bón. Như

vậy, nồng độ Na+ trao đổi được cải thiện có ý nghĩa ở các công thức có bón phân

16PB01 và thấp nhất ở công thức bón 1.200kg 16PB01/ha (CT4).

4.2.2. Ảnh hưởng của phân bón 16PB01 đến khả năng cải tạo mặn trên đất nhiễm mặn tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình nhiễm mặn tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

- pHKCl của đất: dựa vào bảng 4.5 ta thấy trước khi thí nghiệm pH đất là 5,43, sau khi thí nghiệm pH của đất có tăng nhẹ từ 0,18 - 0,69 so với trước khi tiến hành thí nghiệm. Công thức đối chứng (CT1) chỉ bón phân Đạm ure, Lân supe và Kaliclorua cho pH đất thấp nhất (5,61). Các công thức sử dụng phân bón 16PB01 đều làm tăng pH đất ở mức có ý nghĩa (P<0,05).

Giá trị pH có khuynh hướng tăng khi tăng lượng bón 16PB01. Giá trị pH của đất dao động từ 5,61 - 6,12, giá trị thấp nhất ở công thức đối chứng (CT1). Các công thức bón phân 16PB01 đều có giá trị pH cao hơn đối chứng từ 0,25 – 0,51, tương đương với mức tăng 4,5-9,1%. Công thức bón 1.200 kg 16PB01/ha (CT4) cho pH tăng cao nhất (pH = 6,12) so với đối chứng. Như vậy, pH đất tăng

Na+ (Meq/100g)

16PB01 (kg)

có ý nghĩa và đạt cao nhất ở công thức bón 1.200 kg 16PB01/ha (CT4). Bón phân

16PB01 cung cấp thêm Ca2+ giúp pH đất tăng, đồng thời Ca2+ thay thế Na+ trao

đổi trên phức hệ hấp thu, đưa Na+ ra ngoài dung dịch đất, dễ dàng rửa trôi khỏi

môi trường đất (Makoi & Verplancke, 2010). Do đó, việc bón phân 16PB01 sẽ giúp tăng pH đất. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009), khoảng pH này thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa, cây lúa thích nghi tốt nhất là giá trị pH khoảng từ 5,5 - 7,5.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón 16pb01 đến khả năng cải tạo mặn và năng suất lúa trên đất phù sa nhiễm mặn tại huyện tiền hải, thái bình (Trang 46 - 48)