PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.3. ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN 16PB01 ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN
4.3.1. Ảnh hưởng của phân bón 16PB01 đến thời gian hoàn thành các giai đoạn
đoạn sinh trưởng phát triển của lúa
Thời gian sinh trưởng của cây lúa được chia làm hai thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng và thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng được tính từ gieo đến khi lúa bắt đầu phân hóa đòng. Đây là giai đoạn hình thành các cơ quan như: rễ, thân, lá, nhánh và một phần tích lũy dinh dưỡng cho giai đoạn sau, thời kỳ này có các giai đoạn: nẩy mầm, mạ, đẻ nhánh, vươn lóng. Thời kỳ sinh trưởng sinh thực được tính từ khi cây lúa làm đòng cho đến khi chín. Nếu thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng quyết định số bông/khóm thì thời kỳ sinh trưởng sinh thực quyết định số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc. Thời kỳ này chia làm các giai đoạn: làm đòng, trỗ bông, chín sữa, vào chắc, chín. Như vậy sự khác nhau về thời gian sinh trưởng của các giống lúa chủ yếu khác nhau ở giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng. Thời gian sinh trưởng sinh thực rất ít biến động, thời gian từ làm đòng đến trỗ khoảng 30 ngày thời gian từ trỗ đến chín 28 - 30 ngày.
Thời gian sinh trưởng của cây lúa phụ thuộc vào thời vụ gieo cấy, giống, điều kiện sinh thái, phương thức gieo cấy, chế độ chăm sóc... Mục đích nghiên cứu các chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng nhằm để xem xét phân bón 16PB01 có ảnh hưởng như thế nào đến thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển và tổng thời gian sinh trưởng của các giống.
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của phân bón 16PB01 đến thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển lúa
(ĐVT: ngày) Công thức Tuổi mạ BRHX Cấy - BRHX-BĐĐN BĐĐN - KTĐN KTĐN - BĐT BĐT- KTT KTT -CHT TGSTPT Tổng Vụ xuân CT1 21 8 15 32 25 5 25 132 CT2 21 8 15 32 25 5 25 132 CT3 21 8 15 32 25 5 25 132 CT4 21 8 15 32 25 5 25 132 Vụ mùa CT1 16 6 13 28 19 5 23 110 CT2 16 6 13 28 19 5 23 110 CT3 16 6 13 28 19 5 23 110 CT4 16 6 13 28 19 5 23 110
Kết quả ở bảng 4.6 cho thấy thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng